Thi THPT quốc gia
Chia sẻ bởi Lê Thị Anh |
Ngày 19/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Thi THPT quốc gia thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT, NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. Chép thuộc lại đúng 3 câu thơ tiếp trong khổ thơ:
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Nếu sai 1 chữ, bao gồm cả lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Sai từ 4 lỗi trở lên không cho điểm)
0,5 đ
b. – Tác phẩm: “Sang thu”
– Tác giả: Hữu Thỉnh
0,25 đ
0,25 đ
c. Câu thơ nào vừa mang nghĩa tường minh vừa mang nghĩa hàm ý:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Nghĩa tường minh: Lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và những cơn mưa giông cũng bớt đi. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa.
- Nghĩa hàm ý: “Sấm” là những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời ; “hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải(0,25đ). Khi con người đã trưởng thành, đã trải nghiệm trong đường đời thì cũng bản lĩnh hơn, vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (0,25đ).
(HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2
(3,0 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...
0,5 đ
b. Yêu cầu về nội dung:
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a) MB:
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: lòng tự trọng trong cuộc sống.
b) TB:
* Giải thích thế nào là lòng tự trọng?
- “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân.
- Cần phân biệt tự trọng với tự cao và tự ti: Tự cao là tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác; tự ti: tự cho mình là thua kém mọi người.
* Biểu hiện của lòng tự trọng:
- Luôn trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh.
- Tự ý thức, tự nhận thức về cái xấu.
- Người tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái, dám dũng cảm nhận lỗi và có ý thức sửa chữa đến cùng.
- Người tự trọng không mua danh, bán chức hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi....
- Lòng tự trọng của người HS thể hiện:
+ Biết đấu tranh với chính bản thân mình để không coi cóp, gian lận trong thi cử...
+ Nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản chí.
+ Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn, tôn trọng người khác.
+ Trang phục phù hợp với chuẩn mực văn hóa...
* Tại sao mỗi người cần có lòng tự trọng?
- Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của mỗi người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mỗi chúng ta.
- Lòng tự trọng là một đức tính cần thiết đối với mỗi người. Khi biết tôn trọng bản thân thì sẽ biết tôn trọng người khác.
- Người có lòng tự trọng sẽ không làm những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật...Vì thế, người có lòng tự trọng luôn được mọi người yêu mến.
- Lòng tự trọng cũng giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân để cố gắng vươn lên tự hoàn thiện mình.
- Trong xã hội, nếu ai cũng có lòng tự trọng thì sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp,...
- Một dân tộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)