Thi pháp truyền thuyết và truyện cổ tích thần kỳ từ góc nhìn so sánh

Chia sẻ bởi Lê Thùy Hương | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Thi pháp truyền thuyết và truyện cổ tích thần kỳ từ góc nhìn so sánh thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Thi pháp truyền thuyết và truyện cổ tích thần kỳ từ góc nhìn so sánh?

Truyền Thuyết và truyên cổ tích là hai loại truyện dân gian hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau.Do đó đặc điểm thi pháp cũng không giống nhau.Tuy nhiên bên cạnh sự khác nhau, giữa hai loại truyện này cũng có những mối quan hệ và sự tương đồng nhất định
I.Về quan hệ giữa hai thể loại:
- Xét thời điểm ra đời, truyền thuyết xuất hiện sớm và trước cổ tích rất lâu. Truyền thuyết tiếp ngay sau thần thoại, . Truyền thuyết được xem là phương cách lý giải lịch sử; cách tưởng nhớ nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhân dân.

Truyền thuyết luôn gắn liền vận mệnh dân tộc. Nó là sự hòa quyện giữa “niềm tin” và “cái thiêng”; là sự kết hợp giữa “lịch sử” và “hư cấu”.

Trong khi đó, cổ tích ra đời muộn hơn. Cổ tích tiếp sau truyền thuyết
- Cổ tích chỉ ra đời trong lòng một xã hội đã phân chia giai cấp và nảy sinh mâu thuẫn giai cấp về quyền lợi, địa vị.
Cổ tích gắn liền số phận những người bất hạnh trong cuộc đời thường. Nó là phương cách mà nhân dân gởi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tốt đẹp, công bằng, hạnh phúc. Nó là sự hòa quyện giữa “vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ” và “chất thần kỳ, huyền ảo”; là sự kết hợp giữa “hiện thực” và “hư cấu”.
 
->Như vậy, quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích là quan hệ tiếp nối và song hành. Cổ tích tiếp nối truyền thuyết,. Cổ tích song hành cùng truyền thuyết, cùng vận động và phát triển. Có điều, khi cổ tích hết vai trò tạo ra một “thế giới kỳ ảo chỉ có trong mơ ước” thì truyền thuyết vẫn còn nhận lãnh sứ mệnh là bộ sử dân gian

II. Những điểm giống và khác nhau giữa cổ tích và truyền thuyết
 
a. Điểm giống nhau:

 
TIÊU CHÍ SO SÁNH
CỔ TÍCH THẦN KỲ
TRUYỀN THUYẾT
LỊCH SỬ

ĐIỂM
GIỐNG
NHAU
Dạng thức
Tự sự dân gian (có nhân vật, cốt truyện, tình tiết, lời kể…)


Phương pháp phản ánh
Cùng có sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo, hoang đường.


Nội dung
lịch sử
Mọi truyền thuyết đều gắn với nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử. Một số truyện cổ tích thần kỳ cũng có nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử.



Chứng tích văn hóa
 
Truyền thuyết thường gắn liền chứng tích văn hóa (địa danh, núi sông, gò bãi, lăng mộ, lễ hội…). Một số truyện cổ tích thần kỳ cũng gắn liền với chứng tích văn hóa.


Thái độ
tiếp nhận
- Có thể tin hoặc không tin vào điều được kể
- Không có nhu cầu gắn tác phẩm với chứng tích văn hóa
- Luôn có niềm tinvào điều được kể
- Luôn có nhu cầu gắn tác phẩm với chứng tích văn hóa


2. Điểm khác nhau:
Tuy nhiên, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau cả về chức năng lẫn thi pháp.

1. Kết cấu văn bản
- Kết cấu một văn bản cổ tích nhìn chung ổn định và theo công thức: giới thiệu lai lịch, cảnh ngộ nhân vật → nhân vật gặp thử thách → vượt thử thách → kết thúc hạnh phúc.
- Đặc biệt, trong cổ tích, kết thúc tác phẩm thường bao giờ cũng có “hậu”. Nhân vật bao giờ cũng được đền bù xứng đáng cho những bất hạnh, những thử thách nghiệt ngã mà mình phải gánh chịu, phải vượt qua., khiến người nghe (đọc) đều thỏa mãn, không chờ đợi gì thêm nữa.
 
- Còn ở truyền thuyết, kết cấu văn bản hầu như không theo một công thức nào. Đặc biệt, kết thúc tác phẩm luôn theo hướng “mở”. Nhân vật, nếu lập chiến công sẽ bay về trời hoặc theo môtíp “đi đâu không biết”. Nhân vật, nếu phải chịu tuẫn tiết, hy sinh thì hiển linh, thành phò trợ nhân dân. Cách kết thúc này khiến nhân vật truyền thuyết không thể trở lại sống cuộc đời thường nhưng cũng không thể chết. Bởi nhân vật đã bất tử trong lòng nhân dân.
 
- Về lời kết, cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử hay nhắc đến những chứng tích văn hóa còn lưu lại (một phong tục của làng xã, một tập tính của loài vật, một hình thể của núi non...). Tuy nhiên, mục đích kết thúc của hai thể loại khác nhau rõ rệt.
- Ở cổ tích, “những chi tiết đó không phải là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thùy Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)