Thí nghiệm vui

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai Ly | Ngày 25/04/2019 | 125

Chia sẻ tài liệu: thí nghiệm vui thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bạn có thể làm thí nghiệm nhỏ dưới đây để minh họa cho chuyển động tròn đều, lực hướng tâm
Dụng cụ:
 1 lọ mứt trái cây bằng thủy tinh đã dùng hết (có cả nắp)
 1 đoạn dây buộc hàng chịu được sức kéo lớn, dài khoảng 3m
 1 cây bút chì
 một ít băng dính
Bố trí thí nghiệm:
 Đổ nước đầy đến 1/3 của lọ và vặn chặt nắp lại.
 Cắt dây thành 2 đoạn có chiều dài khoảng 1,5m và thắt nút chúng lại với nhau ở điểm giữa của mỗi dây.
 Lật úp lọ lại và dùng băng dính dán phần dây có nút thắt vào chính giữa đáy lọ. Sau đó dùng băng dính dán phần dây còn lại vào thành lọ và nắp lọ sao cho có thể buộc 4 đầu dây lại với nhau và treo lọ vào cây bút chì.
Tiến hành thí nghiệm:
/
Dùng tay quay lọ sao cho các dây treo xoắn vào nhau khoảng 50cm (tính từ điểm treo ở bút chì). Khi thả tay ra, lọ sẽ quay theo chiều ngược lại với chiều quay ban đầu. Quan sát mặt nước trong lọ Bạn thấy gì?
Advertisements
REPORT THIS AD
REPORT THIS AD
Full Post
đi đâu
Posted in nghiệm on Tháng Chín 21, 2007| a Comment
 
Thực hiện thí nghiệm dưới đây, Bạn sẽ ngạc nhiên vì sự rơi đấy!
 
Dụng cụ:
 1 lon nước ngọt đã dùng hết  1 chậu đựng nước  một ít vải hoặc tấm xốp để làm tấm đệm cho lon nước rơi trên đó
Chuẩn bị dụng cụ: Đục thủng một lỗ nhỏ ở thành lon nước, phía gần đáy lon.
Tiến hành:

Đổ một ít nước vào lon và giữ lon thẳng đứng trong không khí. Một dòng nước nhỏ sẽ chảy ra khỏi lỗ trên thành lon. Dùng chậu nước hứng dòng nước để khỏi chảy lan ra sàn nhà.
Bây giờ, hãy thả cho lon nước rơi tự do. Bạn thấy gì?
 
Full Post
kéo
Posted in nghiệm on Tháng Chín 21, 2007| a Comment
Bạn hãy khảo sát sự rơi của một cái kéo trong thí nghiệm sau:
Dụng cụ:
 1 cái kéo cắt giấy mà hai lưỡi kéo có thể dễ dàng gập lại với nhau. Chọn kéo có phần cán nặng hơn phần lưỡi
 một ít vải hoặc tấm xốp để làm tấm đệm cho kéo rơi trên đó
Tiến hành:
Cầm vào đầu của một lưỡi kéo bằng ngón trỏ và ngón cái của tay phải. Giữ cho lưỡi kéo này nằm thẳng đứng. Cầm đầu lưỡi kéo còn lại bằng tay trái và mở kéo ra một góc gần 900. Thả tay trái ra thì hai lưỡi kéo sẽ gập lại với nhau.
/
Bây giờ lại mở kéo ra như lúc đầu và thả đồng thời cả hai tay cho kéo rơi xuống tấm lót đặt bên dưới.
Bạn hãy quan sát xem cái kéo rơi như thế nào nhé!
Full Post
nhanh nào
Posted in nghiệm on Tháng Chín 21, 2007| a Comment
Bạn có thể dùng thí nghiệm dưới đây để kiểm chứng định luật về sự rơi tự do
Dụng cụ: – 1 chiếc thước thẳng dài 50cm có chia vạch đến milimét.
Tiến hành: Để làm thí nghiệm này cần có hai người cùng tham gia.
Một người cầm vào đầu trên của thước đặt thẳng đứng, đầu có ghi số 0 nằm ở dưới. Một người đặt hờ tay ở vị trí có ghi số 0 của thước và ở tư thế sẵn sàng chộpthước bằng ngón cái và ngón trỏ nhưng không được chạm vào thước (xem hình vẽ). Người cầm thước đột ngột thả thước ra cho thước rơi tự do. Người kia cố gắng chộp thước trong thời gian ngắn nhất có thể./
 
Đọc số ghi trên thước ở vị trí ngón tay chộp được vào thước ta có thể tìm được khoảng thời gian phản xạ của người tham gia thí nghiệm. Đó là khoảng thời gian từ khi mắt thấy thước rơi đến khi chộp được thước. Từ các số liệu cho trong bảng dưới đây ta dễ dàng tìm được khoảng thời gian phản xạ này.
s [cm]
1
2
3
4
5
6
7
8
9

t [ms]
45
63
78
90
101
111
119
128
135


s [cm]
10
11
12
13
14
15
16
17
18

t [ms]
143
150
156
163
169
175
181
186
192


s [cm]
19
20
21
22
23
24
25
26
27


tms]
197
202

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)