Thí nghiệm hợp chất đa chức tạp chức

Chia sẻ bởi PHẠM THỊ KIM TUYỀN | Ngày 05/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Thí nghiệm hợp chất đa chức tạp chức thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

1. Phản ứng giữa glixerol và thuốc tím.
- Vị trí: Sách hóa học 11 nâng cao. Chương 8. Dẩn xuất halogen – Ancol – Phenol. Bài 54. Ancol. I. Tính chất hóa học.
- Mục đích: + Thể hiện tính khử của glixerol khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
+ Rèn luyện cho học sinh cách quan sát hiện tượng thí nghiệm để đi đến kết luận khoa học và chính xác, từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cũng như lòng tin vào khoa học cho các em.
- Cách tiến hành: Cho một ít thuốc tím vào cốc thủy tinh. Nghiền nhỏ thuốc tím, sau đó nhỏ vào vài giọt glixerin.
- Hiện tượng: Có khói trắng bay lên nhiều. Thuốc tím bốc cháy mạnh chảy thành dung dịch.
- Giải thích: 14KMnO4 + 4C3H5(OH)3 ( 7K2CO3 + 7Mn2O3 + 5CO2( + 16H2O
Khói trắng là khí CO2 đi ra cùng với hơi nước.
KMnO4 oxi hóa mạnh glixerin làm phản ứng tỏa nhiều nhiệt ( thuốc tím bốc cháy mạnh.

2. Phản ứng tráng bạc của glucozơ
- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Bài 5. Glucozơ. III. Tính chất hóa học.
- Mục đích: Chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm anđehit –CH=O, từ đó giúp phát triển năng lực tư duy cho học sinh, biết cách chọn thuốc thử để chứng minh được tính khử của glucozơ do có nhóm –CH=O.
- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm sạch 1ml dung dịch AgNO3 1% sau đó nhỏ từng giọi dung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết. Thêm tiếp 1ml dung dịch glucozơ. Đun nóng nhẹ ống nghiệm hoặc đặt ống nghiệm vào cốc nuớc nóng.
- Hiện tượng: Trên thành ống nghiệm thấy xuất hiện một lớp bạc sáng như gương.
- Giải thích: Xảy ra phản ứng:
AgNO3 + NH3 +H2O (AgOH( + NH4NO3
AgOH tạo thành kém bền nên chuyển nhanh thành Ag2O
2AgOH( Ag2O (+H2O
Tiếp tục nhỏ từ từ dd NH3 đến dư
Ag2O + 4NH3 + H2O ( 2[Ag(NH3)2]OH
Phức bạc amoniac đã oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat tan vào dung dịch và giải phóng bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH ( CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag( + 3NH3 +H2O

3. Phản ứng lên men của glucozơ
- Vi trí: Hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Bài 5: Glucozo. III. tính chất hóa học của glucozơ.
- Mục đích: Nắm được quá trình lên men rượu từ glucozơ, từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, biết vận dụng kiến thức vào thực tế khi lên men các loại hoa quả.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch glucozơ: Hòa tan 5 gam glucozơ vào cốc thủy tinh chứa 100ml nước và lắc cho đều. Cho vào bình định mức. Cho thêm nước cất vào đến vạch.
+ Bước 2: Thêm 5g nấm men khô vào dung dịch glucozơ. Đậy bình bằng nút có nối ống dẫn khí..
+ Bước 3: Nhúng bình chứa dung dịch glucozơ /men vào 1 chậu nước ấm. Cho nước vôi trong Ca(OH)2 vào 1 cốc thủy tinh. Dẫn khí thoát ra từ dung dịch trên vào cốc.
Hiện tượng: Lúc đầu glucozơ bị hòa tan, dung dịch màu trong suốt. Khi thêm nấm men khô vào dung dịch chuyển sang màu trắng đục. Khí thoát ra làm dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.
Giải thích: + Glucozơ là chất dễ tan trong nước. Khi tan tạo thành dung dịch trong suốt.
+ Hỗn hợp men và glucozơ hòa tan có màu trắng đục là do men khi hòa tan. Chưa có phản ứng hóa học diễn ra.
+ Hỗn hợp glucozơ và men hòa tan khi được làm nóng (tO: 30 – 35OC) sẽ xảy ra phản ứng:
C6H12O6( 2C2H5OH + 2CO2↑
Sau phản ứng trong dung dịch có chứa ancol etylic và có khí thoát ra là CO2.
CO2 thoát ra tác dụng với Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2( CaCO3↓ + H2O
Kết tủa CaCO3 làm đục màu dung dịch nước vôi trong.

4. Phản ứng của Glixerol, Glucozơ với Cu(OH)2
- Mục đích: + Phân biệt tính chất khác nhau giữa Glixerol và Glucozơ; đó là Glucozơ ngoài tính chất của ancol đa chức giống Glixerol còn có tính chất của anđêhit do trong dung dịch có nhóm –CHO.
+Giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu nội dung kiến thức, biết sử dụng thí nghiệm để so sánh tính chất của các hợp chất khác nhau, nhằm phát triển được tư duy cho các em.
- Cách tiến hành: Cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: PHẠM THỊ KIM TUYỀN
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)