Thí nghiệm hóa học vui.ppt
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 23/10/2018 |
117
Chia sẻ tài liệu: thí nghiệm hóa học vui.ppt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Thí nghiệm
Hóa học vui
GIỚI THIỆU
Học hóa mà không được làm thí nghiệm thì hiệu quả không cao. Tuy nhiên hiện nay nhiều trường THCS không có phòng thí nghiệm hoặc phòng thí nghiệm không đủ dụng cụ, hóa chất cho tất cả HS thực hành, mà chủ yếu là xem tài liệu, xem thày làm thí nghiệm.
TL này giới thiệu vài thí nghiệm vui, gợi ý cho các bạn tự làm để thêm yêu, thêm hiểu môn hóa học
--------------------------------------------------------------------------------------
NST : PHH 12 – 2013 --- Nguồn HHNN & internet
Có rất nhiều thí nghiệm hóa học vui, Các bạn HS có thể dễ dàng thực hiện ở nhà hoặc ở trường với các hóa chất thông dụng .
Dung dịch huỳnh quang
Lấy một ít lá xanh bất kỳ ngâm vào rượu để chiết lấy diệp lục tố, lọc lấy dung dịch và bảo quản trong bóng tối. Ban đêm dưới tác dụng của một chùm ánh sáng trắng, dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ.
Dung dịch phát quang màu đỏ
Cho khí clo sục từ từ vào dung dịch chứa 10 gam NaOH và 30ml H2O2 3% trong 100ml nước. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng:
Cl2 + H2O2 -> 2HCl + O2
Oxi sinh ra trong phản ứng luôn luôn ở trạng thái kích thích và phát ra ánh sang màu đỏ.
Dung dịch phát sáng trong bóng tối
Lấy 1 gam Hydroquinon và 5 gam potat (KOH)hòa tan trong 40ml dung dịch fomandehit 10% đổ vào trong bình lớn hơn 1 lít và đặt ở nhiệt độ phòng.
Khi mắt đã quen với bong tối thì thêm 15ml dung dịch hidropeoxit H2O2. Trong bình sủi bọt và xuất hiện ánh sáng màu vàng.
Sự phát quang ở đây là do hidroquinon bị oxi hóa bằng H2O2 trong môi trường kiềm. Năng lượng thoát ra hầu như hoàn toàn chuyển thành ánh sáng, một phần phát ra dưới dạng nhiệt và làm cho fomandehit bốc hơi (do đó không nên đậy bình).
Chiếc bình phát sáng
Trộn 200 gam K2SO4 với 81,5 gam Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.
Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 60oC, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1,5h). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ như “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.
Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.
TRỨNG KHÔNG VỎ
Đặt quả trứng vào hũ chứa, tránh không để cho những quả trứng chạm nhau.
Cho vừa đủ giấm ăn vào hũ ngập trứng. lưu ý những bọt nhỏ li ti xuất hiện bao xung quanh quả trứng. Đậy nắp hũ chứa và cho vào tủ lạnh, để trong 24 giờ.
Dùng muỗng lớn vớt những quả trứng ra. Hãy thực hiện cẩn thận – vì vỏ trứng đã hòa tan vào giấm nên trứng rất mỏng manh dễ vỡ.
(tiếp) Trứng không vỏ
Giải thích: khi ngâm quả trứng vào giấm ăn, vỏ trứng hòa tan vào dung dịch có chứa axit acetic.
Các ion calcium hòa tan trong dung dịch trong khi carbonate chuyển thành CO2 – chính là những bọt bong bong mà bạn đã quan sát thấy xung quanh vỏ trứng.
Ta đã có những quả trứng không vỏ, trong mờ với vỏ trứng bao bên ngoài rất mềm dẻo chứ không còn cứng như trước nữa.
Hóa phép ra lửa
Có thể châm một ngọn nến với: Sáp, KMnO4 (thuốc tím) và H2SO4 đặc
- Đầu tiên, làm một cây nến giả bằng cách lấy sáp bọc xung quanh một ống nghiệm thủy tinh.
-Tiếp đến, đổ rượu etylic (cồn) vào ống nghiệm rồi nút bằng nút bấc có xuyên lỗ ở giữa để luồn bấc, xong lại phủ sáp lên trên nút bấc để trông như một cây nến.
-Cuối cùng, lấy đũa thuỷ tinh quét hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 đặc để châm vào bấc của cây nến, nó sẽ tự bùng cháy.
Giải thích: trộn KMnO4 (Kali pemanganat) với H2SO4 đậm đặc, sẽ có phản ứng:
Do tác dụng của H2SO4 đậm đặc , KMnO4 mất nước tạo thành anhiđrit manganic (Mn2O7) dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thường, có tiếng nổ tạo thành MnO2 và O2 (chứa tỉ lệ ozon đáng kể).
Anhyđric pemanganic là chất oxi hóa cực kì mạnh, rượu etylic và nhiều chất hữu cơ khác (có trong sáp) bốc cháy khi tiếp xúc với Mn2O7
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)