Thi HSG Văn 6 Vĩnh Tường

Chia sẻ bởi Lê Quí Hùng | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Thi HSG Văn 6 Vĩnh Tường thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút


Câu 1 (1,5 điểm):
Đoạn văn sau đây thiếu một số từ (những chỗ đánh số), em hãy lựa chọn từ thích hợp để điền vào trên cơ sở chọn phương án trả lời đúng nhất bên dưới.
… Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ (1), nếu có mưa lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời (2), màu phượng mạnh mẽ (3): hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng (4), như Tết đến (5) đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò (6) trong mùa phượng…
( Trích Hoa học trò – Xuân Diệu)
A. tươi B. còn chưa đậm C. còn non D. phớt
A. le lói B. rực rỡ C. đỏ tía D. chói lọi
A. đưa tin B. lớn tiếng C. kêu vang D. thông báo
A. rực lên B. vui lên C. sôi động D. ồn ào
A. mọi người B. nhà nhà C. ai nấy D.nơi nơi
A. ngồi ngắm B. nhìn thấy C. đứng giữa D. vào hẳn
Câu 2 (2,5 điểm):
Cho đoạn thơ :
Quê hương là con diều biếc,
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ,
Êm đềm khua nước ven sông.
( Quê hương – Đỗ Trung Quân)
a. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ ?
b. Em hãy viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên ?
Câu 3 (6 điểm) :
Sau khi về đến nhà, ông lão ( trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ngữ văn 6, tập một) sửng sốt, lâu đài, cung điện biến mất ; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ.
Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó.



Họ và tên thí sinh:.......................................................... SBD:...................
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG

HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HSG LỚP 6
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn


Câu 1 (1,5 điểm) :
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
C
D
C
A
B
D

Câu 2 (2,5 điểm) :
a. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ : so sánh - 0,5 điểm.
( nếu học sinh chỉ đúng biện pháp so sánh nhưng nêu thêm biện pháp khác như điệp ngữ… thì trừ 0,25 điểm).
b. (2,0 điểm) Bài viết cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau :
+ Bố cục ba phần rõ ràng.
+ Trình bày ý mạch lạc, lời văn chính xác, biểu cảm.
+ Về nội dung : học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng song phải bám sát đoạn thơ, tránh suy diễn tùy tiện. Bài viết cần đạt được một số ý sau :
« Quê hương » của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo đã được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương, trong đó có hình ảnh : Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ so sánh với quê hương. Những hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với « con diều biếc » bay bổng, có dòng sông êm đềm…và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
Các tính từ « biếc », « nhỏ », « êm đềm » gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.
Âm điệu đoạn thơ du dương, dịu dịu, lan trải đưa những hình ảnh thân thuộc đong đầy những kỉ niệm của tuổi thơ lắng nhẹ vào hồn người để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi.
Bằng các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, nhà thơ đã diễn tả một cách vừa cụ thể, vừa gợi hình tượng gương mặt tâm hồn quê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quí Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)