Thi HSG Anh 9
Chia sẻ bởi Đoàn Minh Hồng |
Ngày 19/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Thi HSG Anh 9 thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
Viếng lăng Bác của Viễn Phương
I.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Năm 1976 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Trong đoàn đại biểu của đồng bào miền Nam lần đầu tiên ra thủ đô thăm lăng Bác có một nhà thơ lặng lẽ hòa mình vào cảm xúc chung của mọi người xúc động viết lên bài thơ “Viếng lăng Bác”. Đó là nhà thơ Viễn Phương, người con của miền Nam thành đồng bất khuất.
-Nhận xét, đánh giá sơ bộ về tác phẩm: Với giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh tu từ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, bài thơ đã bày tỏ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Người.
II.Thân Bài:
1.Khổ thơ thứ nhất: Bài thơ có một bố cục theo trình tự thời gian, không gian hết sức tự nhiên, hợp lý. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ theo chiều dài của hành trình vào lăng viếng Bác. Ngay từ những câu thơ mở đầu người đọc đã cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến trước lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng.”
-Câu thơ đầu tiên vang lên như một lời chào ấm áp. Nhà thơ xưng với Bác là “con”. Cách xưng hô gần gũi ruột thịt chứa chan tình cha con. Cách gọi ấy, Viễn Phương không phải là người đầu tiên. Trong bài “Bác ơi”, Tố Hữu đã từng viết:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Hôm nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa.” bởi lẽ đối với mỗi người dân Việt “ Người là Cha, là Bác, là Anh”, “Người không con mà có triệu con”. Nhưng trong bài thơ này “con ở miền Nam” của Viễn Phương mang một sắc thái riêng với bao cảm xúc mãnh liệt. Miền Nam, mảnh đất đi trước về sau thành đồng bất khuất, mảnh đất mà thuở sinh thời Bác từng khẳng định: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”... Và đồng bào miền Nam trong những năm kháng chiến đầy gian khổ hy sinh cũng luôn hướng về miền Bắc, về nơi có Bác Hồ để thêm vững niềm tin ngày chiến thắng:
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.
Vì thế câu thơ mở đầu như một lời chào của đứa con xa sau bao năm mong mỏi nay mới có dịp trở về thăm vị cha già kính yêu với bao xúc động bồi hồi. Với câu thơ mở đầu Viễn Phương không chỉ bày tỏ tấm lòng mình mà còn bày tỏ tấm lòng của toàn thể nhân dân miền Nam đối với Bác.
+ Cùng với cách dùng từ theo biện pháp nói tránh: “thăm” chứ không phải là “viếng” bộc lộ sâu sắc niềm xúc động thành kính, tự hào biết ơn pha lẫn nỗi xót xa của nhà thơ.
-Đến trước lăng Bác, hình ảnh “hàng tre bát ngát” ẩn hiện trong sương mai của đất trời Hà Nội đã để lại cho tác giả một ấn tượng mạnh mẽ. Hàng tre như dài rộng mênh mông, hàng tre xanh xanh màu đất nước, là biểu tượng của đất nước con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Hình ảnh hàng tre vừa thực, vừa tượng trưng đầy ý nghĩa. Tre là tất cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Cây tre là vũ khí đuổi giặc xâm lược từ mấy ngàn năm trước trong truyền thuyết Thánh Gióng. Đến thời đại chống Mỹ, tre góp phần làm nên dáng đứng Việt Nam hôm nay. Tre kiên cường, bất khuất, chịu thương chịu khó. Tre có mặt trên mọi miền đất nước, bao bọc chở che mỗi xóm làng, thôn bản giờ về đây kiêu hãnh tỏa bóng bên lăng Bác.
+Trước lăng của một vị lãnh tụ, không có rồng chầu, phượng múa, không sơn son thếp vàng như lăng tẩm của các vị vua chúa thời phong kiến mà chỉ đơn sơ, bình dị một hàng tre. Chính điều này làm nhà thơ xúc động. Đến với Bác là đến với những gì gần gũi, thân thuộc, tốt đẹp nhất mà cũng thiêng liêng nhất của quê hương, đất nước.
2. Khổ thơ thứ hai gồm hai cặp câu với nhiều hình ảnh thực, ẩn dụ sóng đôi: Hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ và dòng người đi trong một không gian đặc biệt:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
I.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Năm 1976 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Trong đoàn đại biểu của đồng bào miền Nam lần đầu tiên ra thủ đô thăm lăng Bác có một nhà thơ lặng lẽ hòa mình vào cảm xúc chung của mọi người xúc động viết lên bài thơ “Viếng lăng Bác”. Đó là nhà thơ Viễn Phương, người con của miền Nam thành đồng bất khuất.
-Nhận xét, đánh giá sơ bộ về tác phẩm: Với giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh tu từ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, bài thơ đã bày tỏ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Người.
II.Thân Bài:
1.Khổ thơ thứ nhất: Bài thơ có một bố cục theo trình tự thời gian, không gian hết sức tự nhiên, hợp lý. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ theo chiều dài của hành trình vào lăng viếng Bác. Ngay từ những câu thơ mở đầu người đọc đã cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến trước lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng.”
-Câu thơ đầu tiên vang lên như một lời chào ấm áp. Nhà thơ xưng với Bác là “con”. Cách xưng hô gần gũi ruột thịt chứa chan tình cha con. Cách gọi ấy, Viễn Phương không phải là người đầu tiên. Trong bài “Bác ơi”, Tố Hữu đã từng viết:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Hôm nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa.” bởi lẽ đối với mỗi người dân Việt “ Người là Cha, là Bác, là Anh”, “Người không con mà có triệu con”. Nhưng trong bài thơ này “con ở miền Nam” của Viễn Phương mang một sắc thái riêng với bao cảm xúc mãnh liệt. Miền Nam, mảnh đất đi trước về sau thành đồng bất khuất, mảnh đất mà thuở sinh thời Bác từng khẳng định: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”... Và đồng bào miền Nam trong những năm kháng chiến đầy gian khổ hy sinh cũng luôn hướng về miền Bắc, về nơi có Bác Hồ để thêm vững niềm tin ngày chiến thắng:
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.
Vì thế câu thơ mở đầu như một lời chào của đứa con xa sau bao năm mong mỏi nay mới có dịp trở về thăm vị cha già kính yêu với bao xúc động bồi hồi. Với câu thơ mở đầu Viễn Phương không chỉ bày tỏ tấm lòng mình mà còn bày tỏ tấm lòng của toàn thể nhân dân miền Nam đối với Bác.
+ Cùng với cách dùng từ theo biện pháp nói tránh: “thăm” chứ không phải là “viếng” bộc lộ sâu sắc niềm xúc động thành kính, tự hào biết ơn pha lẫn nỗi xót xa của nhà thơ.
-Đến trước lăng Bác, hình ảnh “hàng tre bát ngát” ẩn hiện trong sương mai của đất trời Hà Nội đã để lại cho tác giả một ấn tượng mạnh mẽ. Hàng tre như dài rộng mênh mông, hàng tre xanh xanh màu đất nước, là biểu tượng của đất nước con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Hình ảnh hàng tre vừa thực, vừa tượng trưng đầy ý nghĩa. Tre là tất cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Cây tre là vũ khí đuổi giặc xâm lược từ mấy ngàn năm trước trong truyền thuyết Thánh Gióng. Đến thời đại chống Mỹ, tre góp phần làm nên dáng đứng Việt Nam hôm nay. Tre kiên cường, bất khuất, chịu thương chịu khó. Tre có mặt trên mọi miền đất nước, bao bọc chở che mỗi xóm làng, thôn bản giờ về đây kiêu hãnh tỏa bóng bên lăng Bác.
+Trước lăng của một vị lãnh tụ, không có rồng chầu, phượng múa, không sơn son thếp vàng như lăng tẩm của các vị vua chúa thời phong kiến mà chỉ đơn sơ, bình dị một hàng tre. Chính điều này làm nhà thơ xúc động. Đến với Bác là đến với những gì gần gũi, thân thuộc, tốt đẹp nhất mà cũng thiêng liêng nhất của quê hương, đất nước.
2. Khổ thơ thứ hai gồm hai cặp câu với nhiều hình ảnh thực, ẩn dụ sóng đôi: Hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ và dòng người đi trong một không gian đặc biệt:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Minh Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)