Thi hsg

Chia sẻ bởi Đặng Hoàng Dương | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: thi hsg thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


Đề ôn số 11 (V5-6)

Bài 1:Các câu trong đoạn văn sau được liên kết theo cách nào?Bằng phương tiện gì? Hãy chỉ ra tác dụng của các phép liên kết ấy?
Nghe chuyện Phù ĐổngThiên Vương, tôi thường tưởng tuợng tới một trang nam nhi, sức vóc khác người nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận,đem sức khoẻ mà đánh tan giặc,nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bát cơm(chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
(Nguyễn ĐÌnh Thi)
Bài 2: Phát hiện lỗi sai và sửa lại các câu sau:
a.Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.
b.Lòng em xúc động, nhìn theo lá quốc kì.

Bài 3:
Từ "đi" trong câu nào dưới đây đựơc dùng theo nghĩa chuyển?Đặt một câu có sử dụng từ đi dùng theo nghĩa chuyển.
a.Đi một ngày đàng,học một sàng khôn.
b.ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
c.Sai một li đi một dặm.

Bài 4: Từ "giá" trong cụm từ "làm giá đỗ" , "giá xăng dầu",là loại từ nào?(Đồng âm,đồng nghĩa,nhiều nghĩa,)

Bài 5: Chỉ ra bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của các câu sau rồi cho biết câu nào là câu ghép;
A.Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.
b.Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ấm lạnh,ánh nắng lọt qua kẽ lá trong xanh.
c.Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người.

Bài 6: Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa hai câu thơ của Trần Đăng Khoa trong bài thơ "Mẹ ốm"
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Bài 7:Tả khu vườn một buổi sáng đẹp trời


BTVN
Câu 1: Câu: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.” có mấy vế câu?
Câu 2: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì ?
Câu 3: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ?
Câu 4: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.”
Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu?
Câu 5: Cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu
A. Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.
C. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
D. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.
Câu 6: Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.”
(Theo Vũ Tú Nam)
Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép?
Câu 7: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.”
Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
Câu 8: Có mấy tính từ trong câu sau:“Một sợi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoàng Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)