Thi học kỳ II bổ ích NV

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Tuấn | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Thi học kỳ II bổ ích NV thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC
HƯƠNG TRÀ
-----------------
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: Ngữ văn 6. Thời gian làm bài: 90 phút
–––––––––––––––––––

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm.
… “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu ngêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.”
(Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 1: Đoạn văn trích trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 2: Vì sao em biết đoạn văn trích trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn?
Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc.
Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật, con người.
Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bình luận.
Câu 3: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả nào?
A. Nguyễn Tuân B. Đoàn Giỏi C. Tô Hoài D. Võ Quảng
Câu 4: Qua đoạn trích trên, em thấy Dế Mèn có thái độ như thế nào đối với Dế Choắt?
A. Coi thường, chế giễu B. Coi trọng, quý mến
C. Xem Dế Choắt như là bạn thân D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng
Câu 5: Đoạn trích trên có bao nhiêu phép so sánh?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 6: Từ “Chàng Dế Choắt” đã sử dụng phép nhân hoá theo kiểu nào?
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Tất cả các ý A, B và C đều đúng.
Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng.

A. Câu
B. Kiểu câu
C. Kết quả kết nối

1.- Cô Lan là người huyện Hương Trà.
2.- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày đẹp trời.
4.- Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.
a.- Câu miêu tả.
b.- Câu giới thiệu.
c.- Câu đánh giá.
d.- Câu định nghĩa.
+ …..
+ …..
+ …..
+ ….


Phần II. Tự luận (6 điểm):
Em hãy tả lại cảnh sắc quê hương em khi mùa xuân qua, mùa hè đến.

––––––––––––––––––
PHÒNG GIÁO DỤC
HƯƠNG TRÀ
-----------------
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: Ngữ văn 6
–––––––––––––––––––


PHẦN I.- (4 điểm)
Từ câu 1 đến câu 6, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm.
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6

Phương án đúng
B
B
C
A
B
A


Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm.
Đáp án: 1 + b; 2 + d; 3 + a; 4 + c.

PHẦN II.- (6 điểm)

I.- Yêu cầu:
Giới thiệu được cảnh sắc quê hương khi mùa xuân qua, mùa hè đến với những vẻ đẹp đặc trưng của cảnh vật thiên nhiên (sự chuyển đổi của màu sắc, âm thanh, cảnh cụ thể, …); nêu được những cảm nghĩ của bản thân về cảnh sắc quê hương khi mùa xuân qua, mùa hè đến. Bài viết hoàn chỉnh; đúng thể loại, đúng bố cục và các luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không có sai phạm lớn về từ, câu, chính tả.

II.- Thang điểm:
+ Mở bài: 1 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)