THI HOC KI I

Chia sẻ bởi Dương Thùy Dung | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: THI HOC KI I thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Họ và tên:………………………………….
Sở Giáo Dục Thái Nguyên Kiểm Tra Học Kỳ I
Trường THPT Lê Quý Đôn Thời gian: 45 phút
Mã đề 111
Câu 1: Nước luôn chứa đầy và đi lên theo mạch gỗ, nguyên nhân chính là do
Sự ứ giọt
Áp suất rễ
Sự thoát hơi nước
Sự ngưng tụ nước
Câu 2: Nguồn năng lượng đã hướng dòng nước đi lên là
Ánh sáng
Đường
Nhiệt mặt trời
ATP
Câu 3: Câu khẳng định nào sau đây KHÔNG đúng với sự vận chuyển tích cực của một nguyên tố khoáng
Có thể xảy ra ngược chiều Gradient nồng độ
Có thể xảy ra ngược chiều Gradient hoá điện
Không thể bị ảnh hưởng với chất độc trong trao đổi chất
Có thể bị chậm đi do hạ thấp nhiệt độ
Câu 4: Chất khoáng đi vào cây chủ yếu bằng
Sự khuếch tán
Dòng áp suất
Sự chuyển chỗ
Sự vận chuyển thụ động
Câu 5: Cây nào sau đây làm giàu nitơ cho đất
Lúa
Đậu tương
Củ cải
Ngô
Câu 6: Sự cố định nitơ tự do ở thực vật tạo amôn là do
Enzim nitrôgenaza khử N2 thành NH3
Thể đột biến của rhizobium tiết protein
Cây chuyển đổi nitơ thành amôniăc
Vi khuẩn nấm rễ
Câu 7: Sự khử NO3 tạo amôn diễn ra và thực hiện
Ở thực vật
Nhờ enzim nitrôgenaza xúc tác
Ở ti thể
Như sự diễn biến của quá trình cố định N2
Câu 8: Quang hợp là quá trình
Biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học
Biến đổi các chất đơn giản thnàh các chất phức tạp
Tạo các phản ứng hoá học từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sang mặt trời
Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và hệ sắc tố
Câu 9: Phân tử diệp lục có mặt ở
màng tilacôit
không gian giữa các tilacôit
màng của lục lạp
không gian giữa màng ngoài và màng trong lục lạp
Câu 10: Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ
Tổng hợp glucôzơ
Hấp thụ năng lượng ánh sáng
Thực hiện phân giải chất hữu cơ
Tiếp nhận CO2
Câu 11: Bộ phận tiêu hóa chỉ có ở chim mà không có ở thú là
lưỡi
diều
dạ dày cơ
mật
Câu 12: Túi tiêu hoá thường gặp ở nhóm động vật
Không xương sống
ruột khoang
động vật nguyên sinh và bọt biển
có xương sống
Câu 13: Ở thỏ thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở
dạ dày
ruột non
manh tràng
ruột già
Câu 14: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn chịu sự biến đổi
cơ học và hoá học
hoá học và sinh học
cơ học và sinh học
cơ học, hoá học và sinh học
Câu 15: Hệ hô hấp ở ngoài có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn nhờ có
phế quản
khí quản
phế nang
mạng mao mạch
Câu 16: Hệ hô hấp ở động vật là
quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xung quanh, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 để thực hiện các quá trình ôxi hoá các chats trong tế bào
tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
Câu 17: Vận động hướng động ở thực vật có lien quan đến
Sự tổng hợp và phân giải sắc tố
Sự đóng hay mở của khí khổng
Sự thay đổi ánh sáng của môi trường
Các nhân tố hiện diện của môi trường sống của cây
Câu 18: Sự thay đổi áp suất trương nước làm chuyển động trạng thái xoè cụp lá là do
Thay đổi vị trí vô sắc lạp
Thay đổi cấu trúc hệ sắc tố
Thay đổi nồng độ K+
Thay đổi trạng thái ngủ nghỉ
Câu 19: Thực vật thích ứng với môi trường là do
Vận động hướng động tự vươn tới các điều kiện thiết yếu
Xúc tiến các hình thức đồng hoá và dị hoá
Tạo thành các chất điều hoà sinh trưởng
Tổng hợp protein mạnh mẽ
Câu 20: Hướng động là
tác nhân kích thích từ một hướng nhất định
có sự liên quan với phân hoá tế bào
tác nhân kích thích có ở tất cả mọi hướng
tác nhân phối hợp của nhiều loại kích thích.
Câu 21: Quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời được thực hiện nhờ
Enzim của lục lạp
Màng ngoài lục lạp
Chất nền của lục lạp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thùy Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)