Thi HKI-Văn 6-Hồng Vân-0809
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Nam |
Ngày 18/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Thi HKI-Văn 6-Hồng Vân-0809 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2008 - 2009
Trường THCS & THPT Hồng Vân Môn thi: Ngữ Văn 6
(Thời gian: 90’ Không kể thời gian phát đề)
Đề ra:
Câu 1: (2,5đ)
a. Kể tên các truyện thuộc thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích mà em đã học.
b. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích.
Câu 2: (1,5đ)
Tìm chỉ từ trong những câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy?
a. “...Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương”.
( Trích “Bánh chưng, bánh giầy”)
b.
“Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ”
(Ca dao)
c. “...Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương...”
(Trích “Con Rồng, cháu Tiên”)
Câu 3: (6đ)
Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên là một hình ảnh đẹp, truyện đã ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng. Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện này.
......................................* ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
NGỮ VĂN 6
Câu 1. (2,5đ)
a. - Truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích hồ Gươm.(0,25đ)
-Truyện cổ tích: Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần.(0,25đ)
b. So sánh Truyền thuyết và truyện Cổ tích:
- Giống nhau: (1đ)
+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Có nhiều chi tiết (môtíp) giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường...
- Khác nhau: (1đ)
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác...
+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng kì ảo). Còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)
Câu 2. (1,5đ)
Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ như sau:
a. Hai thứ bánh ấy: Định vị sự vật trong không gian; làm phụ ngữ trong cụm danh từ. (0,5đ)
b. đấy, đây: Định vị sự vật trong không gian; làm chủ ngữ. (0,5đ)
c. nay: Định vị sự vật trong không gian; làm trạng ngữ. (0,5đ)
Câu 3. (6đ)
*Dàn bài chi tiết:
1. Mở bài:
“Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu. Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm...
2. Mở bài:
- Cậu bé làng Gióng ra đời...
- Sự lớn lên kì diệu của cậu bé...
- Chàng trai làng Gióng xung trận...
- Tráng sĩ Gióng bay lên trời...
- Vết tích còn lại...
3. Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với nhân vật Thánh Gióng…
* Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Nội dung bài làm phong phú, lời kể có cảm xúc, trình bày chặc chẽ, mạch lạc, từ ngữ diễn đạt trong sáng.Thực hiện đúng yêu cầu bài văn tự sự.
- Điếm 3-4: Bố cục mạch lạc, rõ ràng, logic.Các tình tiết trong truyện được kể khá đầy đủ và hấp dẫn. Thực hiện tương đối tốt về các yêu cầu về bài văn tự sự.
- Điểm 1-2: Bài làm có ý, tuy nội dung kể quá ngắn gọn, còn bỏ sót một số chi tiết trong truyện, cách trình bày chưa chính xác, diễn đạt vụng về .Bài văn còn mắc một số lỗi chính tả.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)