THI HK1 - VĂN 11 - 2014-2015

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: THI HK1 - VĂN 11 - 2014-2015 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HKI- KHỐI 11 NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề 1.
Câu 1: (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
(Nam Cao, Chí Phèo)
a) Xác định câu bị động trong đoạn trích sau.
b) Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.

Câu 2 ( 7 điểm ): Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn nói lên điều gì?





ĐỀ THI HKI- KHỐI 11 NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề 2.
Câu 1: (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a) Xác định câu bị động trong đoạn trích sau.
b) Nêu tác dụng của câu bị động trên.

Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “ Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân). Qua nhân vật Huấn Cao, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cái tài và cái tâm của con người.




HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM VĂN 11


Câu 1
(3,0)
* Xác định câu bị động trong đoạn trích:
Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
1,5


* Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương:
Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
1,5

Câu 2
(7,0)
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo.
4,0


1. MB: giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật…
0,5


2. TB:
a. Chí Phèo trước lúc vào tù:
- Đứa trẻ bị bỏ rơi. Nhờ vào sự cưu mang của nhiều người, sống tứ cố vô thân.
- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến. Ôm ấp ước mơ rất giản dị.
- Người rất có lòng tự trọng.
0,75


b. Chí Phèo sau khi ra tù:
- Nhân hình: thay đổi.
- Nhân tính: Vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn
-> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
- Bị lợi dụng trở thành tay sai đắc lực cho bá Kiến, gây tai hoạ cho nhân dân.
=> Nỗi đau của người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị cự tuyệt không cho làm người. Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực của tác phẩm.
0,75


c. Chí Phèo sau khi gặp thị Nở .
- Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh trở về kiếp người.
- Khát khao trở lại làm người lương thiện.
( Qua sự hồi sinh của Chí Phèo, Nam Cao muốn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương.
0,75


d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (sau khi bị thị Nở từ chối).
- Con đường hoàn lương của Chí Phèo bị cự tuyệt bởi bà cô thị Nở ( Không ai tin vào sự hồi sinh của Chí.
- Chí bị thị Nở từ chối (Bị cự tuyệt => Chí đã thấm thía tội ác của kẻ thù, và nhận đúng kẻ thù của đời mình.
- Chí giết kẻ thù và tự giết mình - ý thức nhân phẩm đã trở về - không bằng với cuộc sống thú vật nữa.
=> Chí giết Bá Kiến không phải là hành động lưu manh giết người, mà đó chính là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân lao động cùng khổ đã vùng lên manh động tự phát.
0,75


3. KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật.
0,5


 Tình cảnh của người nông dân trước cách mạng:
3,0


- Họ mang vẻ đẹp về phẩm chất và tâm hồn.
1,0


- Có số phận éo le, bi kịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)