Thi giáo viên giỏi

Chia sẻ bởi Tào Huệ | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: thi giáo viên giỏi thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 19/11/2013


Tiết 14
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN
VĂN LANG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- HS hiểu thời kì Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất, tinh thần riêng, phong phú tuy còn sơ khai.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát và nhận xét tranh ảnh.
3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ.
- Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. GV.
- Giáo án, SGK lịch sử 6
- Máy chiếu, tài liệu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Trống đồng được mô phỏng lại.
2. HS.
- SGK lịch sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Những lí do ra đời của nhà nước Văn Lang?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài mới: Nhà nước Văn Lang ra đời, cư dân Văn Lang vẫn luôn cải tiến công cụ sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ngày càng có sự thay đổi mạnh mẽ. Sự phát triển đó diễn ra như thế nào? Đã đạt được những thành quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG

GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 trang 38 SGK
Giới thiệu người Lạc Việt lúc đó đã biết trông lúa nước và trồng lúa nương.
? Cư dân Văn Lang xới đất để gieo trồng bằng công cụ gì?
HS: Công cụ xới đất của họ là các lưỡi cày bằng đồng.
GV: Như vậy nông nghiệp nước ta đã chuyển từ giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày, các công cụ bằng đá đã chuyển sang công cụ bằng đồng. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang.
? Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề gì?
HS: Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
? Họ trồng những cây gì?
HS:
? Họ chăn nuôi gì?
HS:
GV sơ kết: Như vậy với công cụ bằng đồng, nghề nông nguyên thủy ở Văn Lang đã có bước tiến mới. Năng suất lao động ngày càng tăng, cuộc sống của họ ổn định hơn và ít phụ thuộc vào thiên nhiên.
Chuyển ý: Nông nghiệp đạt được những thành tựu như vậy là nhờ công cụ lao động. Vậy thủ công nghiệp của cư dân Văn Lang phát triển như thế nào ta cùng tìm hiểu ở mục sau.
? Cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ công gì?
HS:
GV yêu cầu HS quan sát các hình trên bảng.
? Qua những hình trên em thấy nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ?
HS: Nghề luyện kim.

? Trong các đồ dùng của người dân Văn Lang, đồ dùng nào thể hiện rõ nhất tài năng của người thợ đúc đồng?
HS: Thạp đồng và trống đồng
GV: Giới thiệu Thạp Đồng ( Đào Thịnh)
HS quan sát chiếc trống đồng được mô phỏng kết hợp hình ảnh trên máy chiếu giới thiệu về trống đồng
GV: Kĩ thuật luyện đồng của người Việt cổ đã đạt tới trình độ điêu luyện, nó là hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ tài năng và thẩm mỹ của người thợ thủ công đúc đồng thời bấy giờ( trong một thời gian dài chúng ta không thể phục chế trống đồng bằng phương pháp hiện đại, vài năm gần đây chúng ta mới phục chế được trống đồng bằng phương pháp thủ công- Đúc đồng ở làng Ngũ Xá. Năm 2010 Quốc Hội đã cho đúc 100 chiếc trống đồng để đón lễ 1000 năm Thăng Long)
GV: Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số trống đồng cùng thời với trống đồng Đông Sơn như nền văn hóa Sa Huỳnh ở Bắc Trung Bộ, nền văn hóa sông Đồng Nai ở Nam Bộ, nền văn hóa Oc-eo ở đồng bằng sông Cửu Long và một số nước trên Thế Giới.
? Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì?
HS: - Điều đó chứng tỏ rằng: Đây là thời kì đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển.
- Cuộc sống định cư của người dân được ổn định hơn, no đủ hơn.
- Họ có cuộc sống văn hóa đồng nhất.
GV giải thích thêm: Tuy nhiên các nhà khảo cổ nhận định rằng trống đồng Đông Sơn có trình độ đúc đồng cao nhất vì họ đã biết cách pha hợp kim đồng “ Đồng- chì - thiếc” khiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tào Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)