Thị giác
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn |
Ngày 18/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: thị giác thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
1. Tên bài giảng : Cơ quan phân tích thị giác
2. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 3
3. Thời gian: 1 tiết
4. Mục tiêu:
Cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích thị giác và vận dụng các kiến thức này nhằm giúp sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh về mắt cũng như vệ sinh mắt.
5. Mô tả vắn tắt nội dung
Gồm các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác, cơ quan cảm thụ ánh sáng: mắt với các đặc điểm cấu tạo và chức phận, thị lực và thị trường của mắt, một số bệnh phổ biến của mắt và vệ sinh mắt.
6. Tài liệu tham khảo
1. Trần Xuân Nhĩ, Giải phẩu sinh lý người, NXBGD Hà Nội, 1983
2. Nguyễn Quang Vinh, Trần Xuân Nhĩ, Giải phẩu sinh lý người, NXBGD Hà Nội, 1987.
3. Lê Quang Long, Sinh lý người và động vật, NXBGD Hà Nội, 1986.
4. Lê Quang long và các tác giả, Sinh lý người và động vật, NXB ĐHQG Hà Nội, 1993.
5. Lê Quang long. Sinh lý người và động vật, tập I, II NXB ĐHQG Hà Nội, 1986.
6. Tạ Thúy Lan, Một số vấn đề sinh lý sinh dục và sinh sản, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.
7. Nguyễn Quang Mai, Trần Thúy Nga, Quách Thị Tài, Giải phẩu sinh lý người, NXBGD Hà Nội, 2000.
NỘI DUNG
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
1. Các bộ phận của phân tích thị giác:
Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 bộ phận:
- Bộ phận thụ cảm (cầu mắt)
- Bộ phận dẫn truyền thần kinh (thần kinh thị giác):
Bộ phận dẫn truyền của cơ quan phân tích thị giác bắt đầu từ các tế bào hạch thuộc lớp thứ 9 của võng mạc. Sợi trục của các tế bào này sẽ tạo thành dây thần kinh thị giác. Tại phía trước của não bộ, các dây thần kinh thị giác bắt chéo nhau. Ở người và động vật có vú, có khả năng nhìn bằng hai mắt, chỉ có một nửa số sợi thần kinh bắt chéo từ phái bên này sang phía bên kia. Sau khi bắt chéo, trong mỗi bó thần kinh thị giác đều có các dây thần kinh từ hai bên của võng mạc. Nếu bó thị giác bị tổn thương sẽ bị mất một nơar thị trường, gọi là bán manh. Nếu thị trường cả hai mắt bị tổn thương thì gọi là bán manh đồng nhất. Khi chỉ có phần bên trong (phần mũi) hay phần bên ngoài (phần thái dương) của thị trường bị mất trong trường hợp tổn thương tại vị trí bắt chéo thị giác thì gọi là bán manh không đồng nhất.
Các sợi thần kinh của bó thị giác sẽ đi thẳng tới vùng đồi thị, vào thể gối ngoài. Tại đây, chúng sẽ liên hệ với các nơ ron của củ não sinh tư qua các sinap. Một bộ phận dây thần kinh của bó thần kinh thị giác sẽ kết thúc tại hai gò trên của củ não sinh tư để tham gia vào thực hiện phản xạ vận động thị giác - phản xạ quay đầu về phía có kích thích âm thanh. Thể gối ngoài là bộ phận trung chuyển các xung thần kinh tới vỏ bán cầu đại não. Từ đây, các nơron thị giác cấp III sẽ tới thẳng tới vùng thị giác tại thùy chẩm.
- Bộ phận trung ương (não bộ) của cơ quan phân tích thị giác của người và khỉ nằm ở thùy chẩm, vùng thứ 17 theo Brodman. Đại bộ phận thị lực trung tâm phản chiếu tại đây. Thị lực ngoại vi phản chiếu tại phần trước của thùy thị giác.
Các thí nghiệm cắt bỏ thùy chẩm từng phần của các loài động vật không giống nhau. Ở động vật bậc thấp (cá và lưỡng thê) không có đại diện cơ quan phân tích thị giác tại não trước. Sau khi phá hủy thùy chẩm của não chuột cống, chó hoặc khỉ thì khả năng phân biệt hình dạng bị rối loạn nhưng khả năng phân biệt cường độ ánh sáng vẫn bình thường. Đối với người, việc cắt bỏ thùy chẩm làm cho thị lực mất hoàn toàn.
2. Cơ quan cảm thụ ánh sáng: mắt với các đặc điểm cấu tạo và chức phận.
Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là cầu mắt. Cầu mắt có hình cầu, hơi dẹt trước sau. Cấu tạo gồm hai bộ phận chính là hệ thống màng và môi trường truyền và khúc xạ ánh sáng, chiết quang trong suốt.
a/ Hệ thống màng
Gồm 3 lớp: màng cứng, màng mạch và màng lưới.
- Màng cứng: là màng nằm ngoài cùng để bảo vệ cầu mắt, gồm
2. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 3
3. Thời gian: 1 tiết
4. Mục tiêu:
Cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích thị giác và vận dụng các kiến thức này nhằm giúp sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh về mắt cũng như vệ sinh mắt.
5. Mô tả vắn tắt nội dung
Gồm các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác, cơ quan cảm thụ ánh sáng: mắt với các đặc điểm cấu tạo và chức phận, thị lực và thị trường của mắt, một số bệnh phổ biến của mắt và vệ sinh mắt.
6. Tài liệu tham khảo
1. Trần Xuân Nhĩ, Giải phẩu sinh lý người, NXBGD Hà Nội, 1983
2. Nguyễn Quang Vinh, Trần Xuân Nhĩ, Giải phẩu sinh lý người, NXBGD Hà Nội, 1987.
3. Lê Quang Long, Sinh lý người và động vật, NXBGD Hà Nội, 1986.
4. Lê Quang long và các tác giả, Sinh lý người và động vật, NXB ĐHQG Hà Nội, 1993.
5. Lê Quang long. Sinh lý người và động vật, tập I, II NXB ĐHQG Hà Nội, 1986.
6. Tạ Thúy Lan, Một số vấn đề sinh lý sinh dục và sinh sản, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.
7. Nguyễn Quang Mai, Trần Thúy Nga, Quách Thị Tài, Giải phẩu sinh lý người, NXBGD Hà Nội, 2000.
NỘI DUNG
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
1. Các bộ phận của phân tích thị giác:
Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 bộ phận:
- Bộ phận thụ cảm (cầu mắt)
- Bộ phận dẫn truyền thần kinh (thần kinh thị giác):
Bộ phận dẫn truyền của cơ quan phân tích thị giác bắt đầu từ các tế bào hạch thuộc lớp thứ 9 của võng mạc. Sợi trục của các tế bào này sẽ tạo thành dây thần kinh thị giác. Tại phía trước của não bộ, các dây thần kinh thị giác bắt chéo nhau. Ở người và động vật có vú, có khả năng nhìn bằng hai mắt, chỉ có một nửa số sợi thần kinh bắt chéo từ phái bên này sang phía bên kia. Sau khi bắt chéo, trong mỗi bó thần kinh thị giác đều có các dây thần kinh từ hai bên của võng mạc. Nếu bó thị giác bị tổn thương sẽ bị mất một nơar thị trường, gọi là bán manh. Nếu thị trường cả hai mắt bị tổn thương thì gọi là bán manh đồng nhất. Khi chỉ có phần bên trong (phần mũi) hay phần bên ngoài (phần thái dương) của thị trường bị mất trong trường hợp tổn thương tại vị trí bắt chéo thị giác thì gọi là bán manh không đồng nhất.
Các sợi thần kinh của bó thị giác sẽ đi thẳng tới vùng đồi thị, vào thể gối ngoài. Tại đây, chúng sẽ liên hệ với các nơ ron của củ não sinh tư qua các sinap. Một bộ phận dây thần kinh của bó thần kinh thị giác sẽ kết thúc tại hai gò trên của củ não sinh tư để tham gia vào thực hiện phản xạ vận động thị giác - phản xạ quay đầu về phía có kích thích âm thanh. Thể gối ngoài là bộ phận trung chuyển các xung thần kinh tới vỏ bán cầu đại não. Từ đây, các nơron thị giác cấp III sẽ tới thẳng tới vùng thị giác tại thùy chẩm.
- Bộ phận trung ương (não bộ) của cơ quan phân tích thị giác của người và khỉ nằm ở thùy chẩm, vùng thứ 17 theo Brodman. Đại bộ phận thị lực trung tâm phản chiếu tại đây. Thị lực ngoại vi phản chiếu tại phần trước của thùy thị giác.
Các thí nghiệm cắt bỏ thùy chẩm từng phần của các loài động vật không giống nhau. Ở động vật bậc thấp (cá và lưỡng thê) không có đại diện cơ quan phân tích thị giác tại não trước. Sau khi phá hủy thùy chẩm của não chuột cống, chó hoặc khỉ thì khả năng phân biệt hình dạng bị rối loạn nhưng khả năng phân biệt cường độ ánh sáng vẫn bình thường. Đối với người, việc cắt bỏ thùy chẩm làm cho thị lực mất hoàn toàn.
2. Cơ quan cảm thụ ánh sáng: mắt với các đặc điểm cấu tạo và chức phận.
Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là cầu mắt. Cầu mắt có hình cầu, hơi dẹt trước sau. Cấu tạo gồm hai bộ phận chính là hệ thống màng và môi trường truyền và khúc xạ ánh sáng, chiết quang trong suốt.
a/ Hệ thống màng
Gồm 3 lớp: màng cứng, màng mạch và màng lưới.
- Màng cứng: là màng nằm ngoài cùng để bảo vệ cầu mắt, gồm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)