THI CHUYÊN ĐỀ

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: THI CHUYÊN ĐỀ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 783
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11


Phần
Câu
Nội dung
Điểm

I

ĐỌC HIỂU
3,0


1
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
0,5


2
Chủ đề: Nêu lối sống có trách nhiệm, ước mơ, sống có ý nghĩa, biết hướng về cội nguồn.
0,5



3
Các biện pháp tu từ được sử dụng : Phép điệp; So sánh; Liệt kê
1,0


4
Học sinh có thể  nêu cảm nhận cá nhân, tuy nhiên cảm xúc phải chân thành, không khuôn sáo, gượng ép. Sau đây là một số gợi ý:
Hãy sống thật với lòng mình! Hãy sống bằng tất cả tấm chân tình để yêu hơn cuộc sống này. Chúng ta hãy sống trong cuộc đời này với tất tình yêu và khát khao hòa nhập
1,0

II

LÀM VĂN
7,0


1
Bằng một đoạn văn (khoảng 100 chữ), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu “sống để biết yêu nguồn cội”.
2,0




a.Yêu cầu về hình thức
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 100 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

0,5




b.Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật những gợi ý cơ bản:
1,5



- Giải thích:
Sống để biết yêu nguồn cội: Là sống phải biết ơn, trân trọng quá khứ, phát huy và lưu giữ những nét đẹp trong truyền thống của cha ông; sống có những hành động thể hiện sự tôn trọng đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Bình luận, đánh giá:
Khẳng định đây là một lối sống đẹp. Bởi vì:
+ Chỉ khi sống biết yêu nguồn cội con người mới kế thừa những tinh hoa của thế hệ trước để phát triển.
+ Nếu không biết trân trọng quá khứ thì con người sẽ không có cơ sở vững chắc, niềm tin và động lực để vươn lên, để sống một cuộc đời tốt đẹp.

0,5



0,5




- Bàn bạc, nêu bài học cho bản thân:
+ Phê phán những người sống không biết yêu nguồn cội, trân trọng quá khứ.
+ Bài học liên hệ.
0,5


2
Cảm nhận về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương
5,0



a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.




b. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng bà Tú. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:




* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
0,5



* Hình tượng bà Tú
4,0



- Hình tượng bà Tú được khắc họa với một hoàn cảnh riêng vất vả trong 2 câu đề:
+ Câu thơ thứ nhất nêu lên hoàn cảnh làm việc vất vả, lam lũ, cả không gian và thời gian như làm nặng thêm những khó khăn, gian khổ của bà.
+ Câu thơ thứ hai giới thiệu hoàn cảnh gia đình, khẳng định và ngợi ca vai trò trụ cột của bà Tú trong gia đình.
- Nỗi vất vả, gian truân và sự đảm đang, tháo vát của bà Tú được tái hiện trong hai câu thực: Hai câu thơ vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh quen thuộc trong ca dao kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp, các từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm để lột tả nỗi vất vả, gian truân trong cuộc sống hàng ngày của bà Tú.
- Bà Tú hiện lên là người phụ nữ cam chịu, giàu đức hy sinh vì chồng vì con trong hai câu luận, qua các thành ngữ được vận dụng sáng tạo, các cụm từ “âu đành phận”, “dám quản công”.
- Nhận xét:
+ Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ Tú Xương nên rất khách quan, sinh động.
+ Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống, là sự tiếp nối đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)