Thi chọn HSG TV 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Việt |
Ngày 26/04/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Thi chọn HSG TV 5 thuộc Khoa học 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5 - LẦN IV
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (7 điểm)
Câu 1 - 1. Xác định từ loại và chức năng ngữ pháp của từ tôi trong mỗi câu sau:
Tôi rất kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
b) Đây là ngôi trường của tôi.
c) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng dâng trào.
d) Các thầy cô giáo rất yêu mến tôi.
e) Người đạt điểm cao nhất trong kì thi vô địch là tôi.
2. Từ tôi trong các câu trên với từ tôi trong câu Vôi đã tôi là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
Câu 2 - Đọc các câu thơ sau:
Đẹp lắm em ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!
(Tô Hùng)
1. Xét về mục đích nói thì các câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
2. Em có cảm nhận gì khi đọc các câu thơ trên?
3. Dựa vào cấu tạo, em phân các từ: trắng phau, trắng trẻo, trắng trong, trắng tinh, trắng nõn vào ba nhóm thích hợp và đặt tên cho mỗi nhóm.
Câu 3 - Hãy chỉ ra cái đúng và hay của sự so sánh trong câu thơ sau:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Câu 4: Hằng ngày đến lớp, em được thầy giáo (cô giáo) tận tình dạy dỗ. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả thầy (cô) giáo của em lúc đang dạy một tiết học nào đó mà em nhớ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM KS HSG LỚP 5 - LẦN IV
Môn: Tiếng Việt
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (7 điểm)
Câu 1: 2 điểm
1. * Từ tôi trong mỗi câu trên đều là đại từ. (0,5 điểm)
* Chức năng ngữ pháp của từ tôi trong mỗi câu trên: (1 điểm - Mỗi ý cho 0,2 đ)
a) Tôi là chủ ngữ của câu.
b) Tôi là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho từ ngôi trường (định ngữ) của câu.
c) Tôi là trạng ngữ của câu.
d) Tôi là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho từ yêu mến (bổ ngữ) của câu.
e) Tôi là vị ngữ của câu.
2. Từ tôi trong các câu trên với từ tôi trong câu Tôi tôi vôi là từ đồng âm.
(0,5 điểm)
Câu 2: 2 điểm
1. Xét về mục đích nói thì các câu thơ trên thuộc kiểu câu cảm. (0,5 điểm)
2. Học sinh nêu được các ý sau: (0,5 điểm - Mỗi ý cho 0,25 điểm)
- Gợi ra cảnh tượng: Giữa mùa hoa bưởi, làng mạc dọc hai bên bờ sông Ngàn Phố như sáng lên với màu hoa bưởi trắng phau.
- Tình yêu tha thiết với quê hương của tác giả.
3. Học sinh xếp được tên nhóm (0,5 điểm), xếp từ vào nhóm (0,5 điểm) = 1 điểm
Từ láy
Từ ghép có nghĩa
phân loại
Từ ghép có nghĩa
tổng hợp
trắng trẻo
trắng phau, trắng tinh, trắng nõn
trắng trong
Câu 3: 1 điểm (Mỗi ý cho 0,5 điểm)
Học sinh nêu được các ý sau:
Đúng vì bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như quả ngọt chín rồi - đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao.
Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh quả ngọt chín rồi gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về bà: Có tấm lòng thơm thảo, đáng quý, có ích cho cuộc đời, đáng nâng niu trân trọng.
Câu 4: 2 điểm
Bài viết khoảng 20 dòng, đúng thể loại miêu tả (Kiểu bài tả người). Đối tượng miêu tả là thầy (cô) giáo đang dạy học. Bài viết phải làm nổi bật những nét tiêu biểu về ngoại hình, động tác, cử chỉ, lời nói, thái độ … của thầy (cô) lúc giảng bài, lúc trao đổi, hướng dẫn học sinh. Cần kết hợp tả hoạt động của học sinh, khung cảnh lớp học… và nêu rõ tình cảm biết ơn, trân trọng… của học trò đối với thầy (cô) giáo. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả. Bài viết sạch sẽ,
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (7 điểm)
Câu 1 - 1. Xác định từ loại và chức năng ngữ pháp của từ tôi trong mỗi câu sau:
Tôi rất kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
b) Đây là ngôi trường của tôi.
c) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng dâng trào.
d) Các thầy cô giáo rất yêu mến tôi.
e) Người đạt điểm cao nhất trong kì thi vô địch là tôi.
2. Từ tôi trong các câu trên với từ tôi trong câu Vôi đã tôi là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
Câu 2 - Đọc các câu thơ sau:
Đẹp lắm em ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!
(Tô Hùng)
1. Xét về mục đích nói thì các câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
2. Em có cảm nhận gì khi đọc các câu thơ trên?
3. Dựa vào cấu tạo, em phân các từ: trắng phau, trắng trẻo, trắng trong, trắng tinh, trắng nõn vào ba nhóm thích hợp và đặt tên cho mỗi nhóm.
Câu 3 - Hãy chỉ ra cái đúng và hay của sự so sánh trong câu thơ sau:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Câu 4: Hằng ngày đến lớp, em được thầy giáo (cô giáo) tận tình dạy dỗ. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả thầy (cô) giáo của em lúc đang dạy một tiết học nào đó mà em nhớ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM KS HSG LỚP 5 - LẦN IV
Môn: Tiếng Việt
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (7 điểm)
Câu 1: 2 điểm
1. * Từ tôi trong mỗi câu trên đều là đại từ. (0,5 điểm)
* Chức năng ngữ pháp của từ tôi trong mỗi câu trên: (1 điểm - Mỗi ý cho 0,2 đ)
a) Tôi là chủ ngữ của câu.
b) Tôi là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho từ ngôi trường (định ngữ) của câu.
c) Tôi là trạng ngữ của câu.
d) Tôi là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho từ yêu mến (bổ ngữ) của câu.
e) Tôi là vị ngữ của câu.
2. Từ tôi trong các câu trên với từ tôi trong câu Tôi tôi vôi là từ đồng âm.
(0,5 điểm)
Câu 2: 2 điểm
1. Xét về mục đích nói thì các câu thơ trên thuộc kiểu câu cảm. (0,5 điểm)
2. Học sinh nêu được các ý sau: (0,5 điểm - Mỗi ý cho 0,25 điểm)
- Gợi ra cảnh tượng: Giữa mùa hoa bưởi, làng mạc dọc hai bên bờ sông Ngàn Phố như sáng lên với màu hoa bưởi trắng phau.
- Tình yêu tha thiết với quê hương của tác giả.
3. Học sinh xếp được tên nhóm (0,5 điểm), xếp từ vào nhóm (0,5 điểm) = 1 điểm
Từ láy
Từ ghép có nghĩa
phân loại
Từ ghép có nghĩa
tổng hợp
trắng trẻo
trắng phau, trắng tinh, trắng nõn
trắng trong
Câu 3: 1 điểm (Mỗi ý cho 0,5 điểm)
Học sinh nêu được các ý sau:
Đúng vì bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như quả ngọt chín rồi - đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao.
Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh quả ngọt chín rồi gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về bà: Có tấm lòng thơm thảo, đáng quý, có ích cho cuộc đời, đáng nâng niu trân trọng.
Câu 4: 2 điểm
Bài viết khoảng 20 dòng, đúng thể loại miêu tả (Kiểu bài tả người). Đối tượng miêu tả là thầy (cô) giáo đang dạy học. Bài viết phải làm nổi bật những nét tiêu biểu về ngoại hình, động tác, cử chỉ, lời nói, thái độ … của thầy (cô) lúc giảng bài, lúc trao đổi, hướng dẫn học sinh. Cần kết hợp tả hoạt động của học sinh, khung cảnh lớp học… và nêu rõ tình cảm biết ơn, trân trọng… của học trò đối với thầy (cô) giáo. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả. Bài viết sạch sẽ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Việt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)