Thế nào là tkì Bắc thuộc
Chia sẻ bởi Hoàng Nhật Minh |
Ngày 17/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: thế nào là tkì Bắc thuộc thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Từ Bắc thuộc chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.
Thông thường, các sách sử hiện đại Việt Nam hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương (207 TCN hoặc 179 TCN) cho đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ tay nhà Đường (905); nghĩa là gộp 4 lần Bắc thuộc.
Khái quát
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:
Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán
Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.
Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).
Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.
Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.
Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.
Bắc thuộc lần thứ nhất
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1
Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và Triệu Đà.
Quan điểm thừa nhận Triệu Đà là vua chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.
Quan điểm không thừa nhận Triệu Đà là vua chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương.
Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN
Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt Âu Lạc "sau khi Lã Hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN.
Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm chín quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam có trị sở tại Long Biên. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị Giao Chỉ người Hántiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn
Năm 39, thái thú Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bắc thuộc lần thứ hai
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2
Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.
Sự cai trị của Đông Hán tại Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).
Thông thường, các sách sử hiện đại Việt Nam hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương (207 TCN hoặc 179 TCN) cho đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ tay nhà Đường (905); nghĩa là gộp 4 lần Bắc thuộc.
Khái quát
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:
Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán
Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.
Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).
Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.
Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.
Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.
Bắc thuộc lần thứ nhất
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1
Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và Triệu Đà.
Quan điểm thừa nhận Triệu Đà là vua chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.
Quan điểm không thừa nhận Triệu Đà là vua chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương.
Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN
Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt Âu Lạc "sau khi Lã Hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN.
Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm chín quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam có trị sở tại Long Biên. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị Giao Chỉ người Hántiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn
Năm 39, thái thú Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bắc thuộc lần thứ hai
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2
Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.
Sự cai trị của Đông Hán tại Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Nhật Minh
Dung lượng: 126,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)