Thể loại văn học
Chia sẻ bởi Nguyễn Nam Khánh |
Ngày 26/04/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: thể loại văn học thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Chủ đề: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC:
THƠ, TRUYỆN, KỊCH, NGHỊ LUẬN
( 4 Tiết )
********
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, nghị luận và phân biệt được điểm khác nhau giữa chúng.
Vận dụng những hiểu biết của mình vào việc đọc hiểu văn bản
PHẦN I:NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
- Vấn đề thể loại tác phẩm văn học có nhiều cách kiến giải khác nhau tuỳ thuộc vào quan niệm của từng nhà nghiên cứu, nhưng nhìn chung phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành: thể loại tác phẩm văn học là một phạm trù nhằm để chỉ phương thức phản ánh, cách thức tư duy để nhận thức một phương diện nào đó của cuộc sống. Khái niệm này được hình thành từ trong mĩ học Hi Lạp – Platon đặc biệt là thời Aristote “ có ba phương thức mô phỏng hiện thực: kể về một sự kiện, người mô phỏng như chính bản thân anh ta, trình bày nhân vật trong mô phỏng hành động”, chia văn học ra làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. Bêlinki, dựa vào đặc trưng miêu tả tính cách và thể hiện tình cảm, trong tự sự, trong trữ tình và kịch có các kiểu nội dung nhất định và phân biệt các loại bằng phạm trù khách thể và chủ thể của nhận thức nghệ thuật cụ thể. Tác phẩm tự sự gắn liền với quan niệm khách thể của nhận thức nghệ thuật. Trữ tình hiểu như một phạm vi chủ quan của nhà văn. Kịch là sự tổng hợp giữa tính khách quan và chủ quan.
- Vấn đề phân chia loại thể tác phẩm văn học càng phức tạp hơn.Nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất khái niệm thể văn học nhỏ hơn khái niệm loại, thể nằm trong loại là những dạng biểu hiện của loại, vừa mang đặc trưng của loại, vừa mang đặc trưng của thể, để phân biệt với các thể khác trong cùng một loại. Thể là khái niệm trong loại. từ trong khái niệm loại ra khái niệm thể. Thể là khái niệm chỉ dạng thức tồn tại của chỉnh thể văn học, thể loại, thể tài: dạng thức tổ chức ngôn ngữ nhất định theo cách thể hiện riêng về hình tượng của con người trước đời sống. Thể mang đặc trưng của loại (các thể không cùng loại khác nhau hoặc cùng loại cũng khác nhau ). Sự khác nhau đó thể hiện trên nhiều phương diện hoặc ở lời văn, hoặc ở truyện ngắn hay truyện dài, hoặc nội dung cảm hứng, hoặc thể loại…. Không nên xen thể là hình thức, thể là hình thức mang tính nội dung.
Như vậy: ta có thể tán thành với các nhà nghiên cứu phân chia tác phẩm văn học ra làm ba loại lớn:
Loại trữ tình ( lấy suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu), loại này có các thể: thơ ca, khúc ngâm…
Loại tự sự ( dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh về đời sống ), loại này có các thể: truyện, kí…
Loại kịch ( thông qua lời thoại và hành động của nhân vật mà tái hiện những xung đột ), loại này gồm các thể: chính kịch, bi kịch, hài kịch…
Ngoài ra hiện nay giới nghiên cứu văn học trên thế giới và Việt Nam còn cho rằng bên cạnh các thể loại văn học trên còn có loại nghị luận, có các thể: nghị luận văn chương, nghị luận khoa học, phê bình văn học…
Sau đây là một vài thể trong loại tác phẩm văn học.
THƠ
***
I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT.
- Thơ là một thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người; những bài hát trong lao động thời nguyên thủy, những lời cầu nguyện thể hiện niềm mong ước có cuộc sống tốt đẹp là khởi nguyên của thơ ca. Thơ chỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu thể hiện mình “ Thơ là tiếng nói của trái tim”, “ Thơ phát khởi trong lòng người ta” ( Lê Quí Đôn) hay các nhà thơ trung đại quan niệm “ Thơ dùng để nói chí”, để tỏ nỗi lòng của mình. Như vậy từ trong nội tại, thơ đã mang tính chủ quan gắn liền với cái “tôi” của nhân vật trữ tình ( nhân vật trữ tình có thể là bản thân nhà thơ), gắn liền với những quan niệm, những nhu cầu thẩm mĩ của nhân vật trữ tình và cũng không sai khi nói “ khi người ta có nhu cầu bộc lộ tình cảm của chính mình; lúc đó là thơ”
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ
Về phương diên nhận thức và phản ánh hiện thực.
11. Thơ là một thể của loại trữ tình, tất nhiên thơ mang đặc trưng của loại trữ tình, có nghĩa là: trong
THƠ, TRUYỆN, KỊCH, NGHỊ LUẬN
( 4 Tiết )
********
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, nghị luận và phân biệt được điểm khác nhau giữa chúng.
Vận dụng những hiểu biết của mình vào việc đọc hiểu văn bản
PHẦN I:NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
- Vấn đề thể loại tác phẩm văn học có nhiều cách kiến giải khác nhau tuỳ thuộc vào quan niệm của từng nhà nghiên cứu, nhưng nhìn chung phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành: thể loại tác phẩm văn học là một phạm trù nhằm để chỉ phương thức phản ánh, cách thức tư duy để nhận thức một phương diện nào đó của cuộc sống. Khái niệm này được hình thành từ trong mĩ học Hi Lạp – Platon đặc biệt là thời Aristote “ có ba phương thức mô phỏng hiện thực: kể về một sự kiện, người mô phỏng như chính bản thân anh ta, trình bày nhân vật trong mô phỏng hành động”, chia văn học ra làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. Bêlinki, dựa vào đặc trưng miêu tả tính cách và thể hiện tình cảm, trong tự sự, trong trữ tình và kịch có các kiểu nội dung nhất định và phân biệt các loại bằng phạm trù khách thể và chủ thể của nhận thức nghệ thuật cụ thể. Tác phẩm tự sự gắn liền với quan niệm khách thể của nhận thức nghệ thuật. Trữ tình hiểu như một phạm vi chủ quan của nhà văn. Kịch là sự tổng hợp giữa tính khách quan và chủ quan.
- Vấn đề phân chia loại thể tác phẩm văn học càng phức tạp hơn.Nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất khái niệm thể văn học nhỏ hơn khái niệm loại, thể nằm trong loại là những dạng biểu hiện của loại, vừa mang đặc trưng của loại, vừa mang đặc trưng của thể, để phân biệt với các thể khác trong cùng một loại. Thể là khái niệm trong loại. từ trong khái niệm loại ra khái niệm thể. Thể là khái niệm chỉ dạng thức tồn tại của chỉnh thể văn học, thể loại, thể tài: dạng thức tổ chức ngôn ngữ nhất định theo cách thể hiện riêng về hình tượng của con người trước đời sống. Thể mang đặc trưng của loại (các thể không cùng loại khác nhau hoặc cùng loại cũng khác nhau ). Sự khác nhau đó thể hiện trên nhiều phương diện hoặc ở lời văn, hoặc ở truyện ngắn hay truyện dài, hoặc nội dung cảm hứng, hoặc thể loại…. Không nên xen thể là hình thức, thể là hình thức mang tính nội dung.
Như vậy: ta có thể tán thành với các nhà nghiên cứu phân chia tác phẩm văn học ra làm ba loại lớn:
Loại trữ tình ( lấy suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu), loại này có các thể: thơ ca, khúc ngâm…
Loại tự sự ( dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh về đời sống ), loại này có các thể: truyện, kí…
Loại kịch ( thông qua lời thoại và hành động của nhân vật mà tái hiện những xung đột ), loại này gồm các thể: chính kịch, bi kịch, hài kịch…
Ngoài ra hiện nay giới nghiên cứu văn học trên thế giới và Việt Nam còn cho rằng bên cạnh các thể loại văn học trên còn có loại nghị luận, có các thể: nghị luận văn chương, nghị luận khoa học, phê bình văn học…
Sau đây là một vài thể trong loại tác phẩm văn học.
THƠ
***
I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT.
- Thơ là một thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người; những bài hát trong lao động thời nguyên thủy, những lời cầu nguyện thể hiện niềm mong ước có cuộc sống tốt đẹp là khởi nguyên của thơ ca. Thơ chỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu thể hiện mình “ Thơ là tiếng nói của trái tim”, “ Thơ phát khởi trong lòng người ta” ( Lê Quí Đôn) hay các nhà thơ trung đại quan niệm “ Thơ dùng để nói chí”, để tỏ nỗi lòng của mình. Như vậy từ trong nội tại, thơ đã mang tính chủ quan gắn liền với cái “tôi” của nhân vật trữ tình ( nhân vật trữ tình có thể là bản thân nhà thơ), gắn liền với những quan niệm, những nhu cầu thẩm mĩ của nhân vật trữ tình và cũng không sai khi nói “ khi người ta có nhu cầu bộc lộ tình cảm của chính mình; lúc đó là thơ”
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ
Về phương diên nhận thức và phản ánh hiện thực.
11. Thơ là một thể của loại trữ tình, tất nhiên thơ mang đặc trưng của loại trữ tình, có nghĩa là: trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Nam Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)