Thế giới vật chất
Chia sẻ bởi Doãn Đình Tránh |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Thế giới vật chất thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Bài 02
THẾ GiỚI VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA THẾ GiỚI VẬT CHẤT
Doãn Đình Tránh
Môn: LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN
MỤC ĐÍCH
Trang bị cho người học những tri thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thế giới vật chất, phương thức và hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, làm cơ sở để nhận thức và tham gia vào cải tạo thế giới khách quan.
YÊU CẦU
- Tập trung nghe giảng, ghi chép nội dung.
- Nắm được nội dung trọng tâm của bài.
- Chấp hành nghiêm quy chế của nhà trường.
PHẦN I:
BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
PHẦN II:
PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
PHẦN III:
Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THỜI GIAN: 6 tiết
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên: sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với trình chiếu Power point.
Người học: Nghe, ghi chép đủ nội dung chính và ghi theo ý hiểu những nội dung giáo viên phân tích, lấy ví dụ, dẫn chứng. Đồng thời tích cực phát biểu tham gia xây dựng bài.
TÀI LIỆU
+ Giáo trình giáo dục lý luận chính trị (Dùng cho đào tạo nhân viên trung học chuyên nghiệp trong quân đội), Tập 1, Tổng Cục Chính trị, Nxb QĐND, H. 2012.
+ Giáo trình chính trị (Dùng trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông), Bộ GD&ĐT, Nxb Giáo dục, 2011.
Trang 5 - 19
Trang 22 - 32
I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: bản chất thế giới là ý thức.
1. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
Một là, Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Hai là, Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: ý thức là cái có trước, tồn tại khách quan bên ngoài con người, từ đó sinh ra thế giới.
Tiêu biểu cho quan điểm này là Platôn – nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Hêghen – nhà triết học cổ điển Đức.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng: ý thức, cảm giác của con người là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Sự vật, hiện tượng là “những tập hợp ý niệm”, “những phức hợp cảm giác”, “tồn tại tức là được tri giác”.
Tiêu biểu cho quan điểm này là hai nhà triết học người Anh thế kỷ XVIII: Béccơly và Hium.
2. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
- Chủ nghĩa duy vật khẳng định: bản chất thế giới là vật chất. Ngoài thế giới vật chất ra không có thế giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của thế giới vật chất.
L. Phoiơbắc (1804 - 1872)
Ngoài quan điểm duy vật và duy tâm, còn có quan điểm nhị nguyên.
Quan điểm này lại cho rằng: Vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng song song tồn tại, không cái nào có trước cái nào có sau, không cái nào quyết định cái nào.
Thực chất quan điểm nhị nguyên luận là một dạng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cho rằng ý thức tồn tại không phụ thuộc vào vật chất.
II. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
1. Định nghĩa vật chất
* Định nghĩa vật chất của Lênin
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Lênin (1870 - 1924)
- Vật chất: với tư cách là một phạm trù triết học có thuộc tính chung nhất là “thực tại khách quan”, bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
+ Phạm trù vật chất được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, là kết quả của quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa của tư duy khi phản ánh hiện thực khách quan.
+ Vật chất có vô vàn thuộc tính khác nhau nhưng thuộc tính chung nhất, quan trọng nhất là tồn tại khách quan. Thuộc tính này chính là tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với tất cả những gì không phải là vật chất.
PHÂN BIỆT VẬT CHẤT VỚI VẬT THỂ
VẬT THỂ
VẬT CHẤT
1/ DẠNG CỤ THỂ
CỦA VẬT CHẤT
3/ CÂN, ĐONG,
ĐO, ĐẾM ĐƯỢC
2/ TỒN TẠI GIỚI HẠN
SINH RA VÀ MẤT ĐI
1/ TỒN TẠI KHÁCH QUAN
THÔNG QUA VÔ SỐ SỰ VẬT
TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
2/ TỒN TẠI VÔ HẠN,
VÔ TẬN, KHÔNG SINH RA,
KHÔNG MẤT ĐI
3/ KHÔNG CÂN, ĐONG
ĐO, ĐẾM ĐƯỢC
KHÔNG THỂ ĐỒNG NHẤT VẬT CHẤT
VỚI NHỮNG DẠNG CỤ THỂ CỦA VẬT CHẤT
- Vật chất là cái khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và phản ánh.
+ Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình thông qua các sự vật hiện tượng cụ thể. Các sự vật hiện tượng đó khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan của con người sẽ đem lại cho con người những cảm giác.
+ Vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất.
- Vật chất là cái mà ý thức chỉ là sự phản ánh của nó.
+ Các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức) luôn có nguồn gốc từ vật chất và nội dung của chúng là sự chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.
+ Về nguyên tắc, con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới vật chất.
* Ý nghĩa của định nghĩa
- Định nghĩa đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học, khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh vật chất và con người hoàn toàn có khả năng nhận thức, cải tạo được thế giới.
- Định nghĩa đã tạo cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời cũng tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Định nghĩa giúp trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho nghiên cứu thế giới vật chất, đem lại niềm tin cho con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
- Định nghĩa vật chất của Lênin là cơ sở khoa học, vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống quan điểm duy tâm, siêu hình và thuyết không thể biết.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
+ Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động.
VD: Nguyên tử là một dạng cụ thể của vật chất, nó tồn tại được là nhờ những hạt cơ bản tạo ra nó thường xuyên vận động.
VD: Mặt trời không ngừng toả ánh sáng vào không gian bằng những sóng và hạt đang hoạt động. Những sóng và hạt ấy tác động vào giác quan của con người và nhờ vậy mà ta biết đến sự tồn tại của mặt trời.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có vật chất không vận động, cũng như không có vận động ngoài vật chất.
Ăngghen viết: “Không có vật chất nào mà không vận động cũng như không có vận động nào mà không có vật chất”.
+ Nguồn gốc vận động của vật chất là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong, do tác động qua lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hay giữa các sự vật với nhau.
Các mặt đối lập
Các mặt đối lập
Dị hóa
Đồng hóa
Bài tiết
Hấp thu
+ Vận động của vật chất rất phong phú, nhưng có thể quy về năm hình thức cơ bản: Vận động cơ học; vận động vật lý; vận động hoá học; vận động sinh học; vận động xã hội.
Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian….
Vận động vật lý: là vận động của các phân tử, hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt, điện…
VD: Hiện tượng hấp thụ và truyền nhiệt từ năng lượng mặt trời. Nguyên lý cho Bình nước nong năng lượng mặt trời
Hiện tượng truyền nhiệt
Vận động hoá học: là sự vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và phân giải các chất...
Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường...
Vận động xã hội: là sự thay thế, biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội...
HỌC SINH
CHIẾN SĨ
QNCN
SĨ QUAN
Vận động xã hội: là sự thay thế, biến đổi
địa vị xã hội của cá nhân
- Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại trong không gian, thời gian và gắn liền với không gian, thời gian.
+ Không gian là phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự liên hệ với nhau của các sự vật, hiện tượng. Không gian có ba chiều: dài, rộng, cao.
Nói tới không gian là nói đến vị trí, qui mô, trình tự sắp xếp của các sự vật, hiện tượng hoặc các bộ phận của sự vật hiện tượng.
Mức độ nhỏ - to, độ dài - ngắn, cao - thấp; nói đến không gian là nói cái này bên cạnh cái kia, cái này nằm bên trong hay bên ngoài cái kia,…
+ Thời gian là phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình. Thời gian có một chiều từ quá khứ tới tương lai.
2013
1945
QUÁ KHỨ
TƯƠNG LAI
Nói tới thời gian là nói đến giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ,…
Tính khách quan: do không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, mà vật chất tồn tại khách quan nên không gian, thời gian cũng tồn tại khách quan.
Tính vô tận, vô hạn của không gian, thời gian: do vật chất là vô tận, vô hạn nên không gian, thời gian gắn liền với vật chất cũng vô tận, vô hạn.
+ Không gian và thời gian mang tính khách quan, tính vô tận, vô hạn.
==> Giữa vật chất vận động với không gian, thời gian có mối liên hệ chặt chẽ không tách rời. Không gian, thời gian là khách quan, là hình thức tồn tại của vật chất vận động, do vật chất vận động quy định.
3. Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới: Tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của thế giới xung quanh con người. Sự tồn tại của thế giới là hết sức phong phú về dạng, loại.
- Thế giới thống nhất ở tính vật chất: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau; thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận.
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới đã được cuộc sống hiện thực của con người và toàn bộ sự phát triển của khoa học xác định là đúng đắn.
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen viết:
“Tính thống nhất chân chính của thế giới là ở tính vật chất của nó. Tính vật chất ấy được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà do sự phát triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”.
III. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Nguồn gốc, bản chất của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác giữa bộ óc con người và thế giới khách quan.
a. Nguồn gốc của ý thức
- Ý thức có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó, nguồn gốc xã hội có ý nghĩa quyết định sự ra đời của ý thức.
+ Bộ óc của con người: là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao, là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của ý thức, gắn liền với quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc người.
+ Thế giới khách quan chính là đối tượng, là nội dung của ý thức. Không có thế giới khách quan thì không có gì để phản ánh mà tạo thành ý thức.
- Nguồn gốc xã hội, ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội và ngay từ đầu đã mang bản chất xã hội.
Sự phát triển của con người gắn liền với sản xuất vật chất.
+ Lao động, nhờ lao động mà các giác quan của con người phát triển, ngày càng hoàn thiện; trong quá trình đó bộ óc cũng ngày càng phát triển, ý thức ra đời.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy diễn đạt sự hiểu biết của con người (từ ngữ, khái niệm, phán đoán, suy luận).
- Bản chất của ý thức: là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện nhưng không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người.
b. Bản chất, kết cấu của ý thức
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, được nảy sinh và phát triển thông qua giao tiếp, hoạt động xã hội.
+ Ý thức của con người có tính tích cực, sáng tạo. Tính tích cực của ý thức thể hiện ở chỗ nó không phản ánh nguyên xi thụ động mà có định hướng, có mục đích, có sự lựa chọn. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất phong phú, từ những cái đã biết ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật.
- Kết cấu của ý thức có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau:
/. Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu khác.
/. Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình.
/. Lý trí là sự tự chủ, khả năng tự kiểm soát các hành động của con người.
/. Ý chí là những cố gắng tích cực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đã đề ra.
+ Kết cấu theo các yếu tố hợp thành, ý thức bao gồm: Tri thức, tình cảm, lý trí, ý chí…trong đó, tri thức là yếu tố cơ bản cốt lõi.
/. Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
/. Tiềm thức: là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy.
/. Vô thức: là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.
+ Kết cấu theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm: tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức là hai phạm trù đối lập nhau về bản chất, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại to lớn đối với việc cải tạo thế giới khách quan, thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Vật chất có trước quyết định ý thức
+ Vật chất sinh ra ý thức: nghĩa là chỉ khi có hiện thực khách quan được phản ánh vào trong não người thì ý thức mới xuất hiện.
Ví dụ:
Đây là một kiểu phản ánh hiện thực khách quan
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức: nghĩa là vật chất như thế nào thì sẽ có ý thức tương ứng.
Vũ Trọng Phụng
( 1912- 1939 ).
+ Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức: nghĩa là khi vật chất làm nảy sinh ra ý thức ban đầu mà thay đổi thì ý thức cũng sẽ biến đổi theo.
VD:
Tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến về chữ "TRUNG" là trung với Vua, nên "quân xử thần bất tử bất trung".
Khi xã hội phong kiến tan rã thì tư tưởng đó mất đi. Ngày nay Trung và trung với nước với dân chứ không phải là trung với Vua.
+ Vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức tư tưởng. Nếu không có lực lượng vật chất bảo đảm thì mọi ý thức tư tưởng không thể biến thành hiện thực.
Phoiơbắc: “Người ở nhà lầu suy nghĩ khác người ở lều tranh”.
- Ý thức tác động trở lại vật chất
+ Ý thức không hoàn toàn thụ động mà có tính độc lập tương đối so với vật chất, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới hiện thực theo nhu cầu của con người.
+ Ý thức giúp con người hiểu bản chất, quy luật vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp, ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đó.
+ Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì thúc đẩy hoạt động của con người trong cải tạo thế giới; ý thức phản ánh sai lệch thế giới khách quan sẽ kìm hãm hoạt động cải tạo thế giới của con người.
+ Tính năng động, sáng tạo của ý thức là rất lớn, nhưng không thể vượt quá tính quy định khách quan của những tiền đề vật chất đã xác định, mà phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan. Tránh chủ quan duy ý chí, phiêu lưu, mạo hiểm dẫn đến sai lầm.
- Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
“Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
+ Phải luôn luôn chú ý phát huy đầy đủ tính năng động, chủ quan, sự sáng tạo của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Tránh thụ động, trông chờ hoặc tuyệt đối hoá vai trò của ý thức sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
KẾT LUẬN
Quan điểm triết học Mác - Lênin về vật chất và phương thức tồn tại của vật chất là cốt lõi của CNDVBC đồng thời là nền tảng của toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vô cùng phong phú và luôn luôn vận động. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất có trước quyết định ý thức, song ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với vật chất.
Nắm vững quan điểm triết học Mác - Lênin về vật chất và những phương thức tồn tại của vật chất giúp chúng ta xây dựng và củng cố lập trường nhất nguyên duy vật; chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, phê phán những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận có tính nguyên tắc phương pháp luận nói chung, cũng như trong nhận thức và hoạt động thực tiễn quân sự nói riêng.
CÂU HỎI
1. Phân tích nội dung và nêu ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
2. Trình bày phương thức tồn tại và tính thống nhất vật chất của thế giới?
3. Trình bày nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức?
4. Hãy làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
THẾ GiỚI VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA THẾ GiỚI VẬT CHẤT
Doãn Đình Tránh
Môn: LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN
MỤC ĐÍCH
Trang bị cho người học những tri thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thế giới vật chất, phương thức và hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, làm cơ sở để nhận thức và tham gia vào cải tạo thế giới khách quan.
YÊU CẦU
- Tập trung nghe giảng, ghi chép nội dung.
- Nắm được nội dung trọng tâm của bài.
- Chấp hành nghiêm quy chế của nhà trường.
PHẦN I:
BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
PHẦN II:
PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
PHẦN III:
Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THỜI GIAN: 6 tiết
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên: sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với trình chiếu Power point.
Người học: Nghe, ghi chép đủ nội dung chính và ghi theo ý hiểu những nội dung giáo viên phân tích, lấy ví dụ, dẫn chứng. Đồng thời tích cực phát biểu tham gia xây dựng bài.
TÀI LIỆU
+ Giáo trình giáo dục lý luận chính trị (Dùng cho đào tạo nhân viên trung học chuyên nghiệp trong quân đội), Tập 1, Tổng Cục Chính trị, Nxb QĐND, H. 2012.
+ Giáo trình chính trị (Dùng trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông), Bộ GD&ĐT, Nxb Giáo dục, 2011.
Trang 5 - 19
Trang 22 - 32
I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: bản chất thế giới là ý thức.
1. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
Một là, Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Hai là, Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: ý thức là cái có trước, tồn tại khách quan bên ngoài con người, từ đó sinh ra thế giới.
Tiêu biểu cho quan điểm này là Platôn – nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Hêghen – nhà triết học cổ điển Đức.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng: ý thức, cảm giác của con người là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Sự vật, hiện tượng là “những tập hợp ý niệm”, “những phức hợp cảm giác”, “tồn tại tức là được tri giác”.
Tiêu biểu cho quan điểm này là hai nhà triết học người Anh thế kỷ XVIII: Béccơly và Hium.
2. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
- Chủ nghĩa duy vật khẳng định: bản chất thế giới là vật chất. Ngoài thế giới vật chất ra không có thế giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của thế giới vật chất.
L. Phoiơbắc (1804 - 1872)
Ngoài quan điểm duy vật và duy tâm, còn có quan điểm nhị nguyên.
Quan điểm này lại cho rằng: Vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng song song tồn tại, không cái nào có trước cái nào có sau, không cái nào quyết định cái nào.
Thực chất quan điểm nhị nguyên luận là một dạng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cho rằng ý thức tồn tại không phụ thuộc vào vật chất.
II. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
1. Định nghĩa vật chất
* Định nghĩa vật chất của Lênin
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Lênin (1870 - 1924)
- Vật chất: với tư cách là một phạm trù triết học có thuộc tính chung nhất là “thực tại khách quan”, bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
+ Phạm trù vật chất được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, là kết quả của quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa của tư duy khi phản ánh hiện thực khách quan.
+ Vật chất có vô vàn thuộc tính khác nhau nhưng thuộc tính chung nhất, quan trọng nhất là tồn tại khách quan. Thuộc tính này chính là tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với tất cả những gì không phải là vật chất.
PHÂN BIỆT VẬT CHẤT VỚI VẬT THỂ
VẬT THỂ
VẬT CHẤT
1/ DẠNG CỤ THỂ
CỦA VẬT CHẤT
3/ CÂN, ĐONG,
ĐO, ĐẾM ĐƯỢC
2/ TỒN TẠI GIỚI HẠN
SINH RA VÀ MẤT ĐI
1/ TỒN TẠI KHÁCH QUAN
THÔNG QUA VÔ SỐ SỰ VẬT
TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
2/ TỒN TẠI VÔ HẠN,
VÔ TẬN, KHÔNG SINH RA,
KHÔNG MẤT ĐI
3/ KHÔNG CÂN, ĐONG
ĐO, ĐẾM ĐƯỢC
KHÔNG THỂ ĐỒNG NHẤT VẬT CHẤT
VỚI NHỮNG DẠNG CỤ THỂ CỦA VẬT CHẤT
- Vật chất là cái khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và phản ánh.
+ Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình thông qua các sự vật hiện tượng cụ thể. Các sự vật hiện tượng đó khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan của con người sẽ đem lại cho con người những cảm giác.
+ Vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất.
- Vật chất là cái mà ý thức chỉ là sự phản ánh của nó.
+ Các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức) luôn có nguồn gốc từ vật chất và nội dung của chúng là sự chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.
+ Về nguyên tắc, con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới vật chất.
* Ý nghĩa của định nghĩa
- Định nghĩa đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học, khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh vật chất và con người hoàn toàn có khả năng nhận thức, cải tạo được thế giới.
- Định nghĩa đã tạo cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời cũng tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Định nghĩa giúp trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho nghiên cứu thế giới vật chất, đem lại niềm tin cho con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
- Định nghĩa vật chất của Lênin là cơ sở khoa học, vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống quan điểm duy tâm, siêu hình và thuyết không thể biết.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
+ Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động.
VD: Nguyên tử là một dạng cụ thể của vật chất, nó tồn tại được là nhờ những hạt cơ bản tạo ra nó thường xuyên vận động.
VD: Mặt trời không ngừng toả ánh sáng vào không gian bằng những sóng và hạt đang hoạt động. Những sóng và hạt ấy tác động vào giác quan của con người và nhờ vậy mà ta biết đến sự tồn tại của mặt trời.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có vật chất không vận động, cũng như không có vận động ngoài vật chất.
Ăngghen viết: “Không có vật chất nào mà không vận động cũng như không có vận động nào mà không có vật chất”.
+ Nguồn gốc vận động của vật chất là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong, do tác động qua lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hay giữa các sự vật với nhau.
Các mặt đối lập
Các mặt đối lập
Dị hóa
Đồng hóa
Bài tiết
Hấp thu
+ Vận động của vật chất rất phong phú, nhưng có thể quy về năm hình thức cơ bản: Vận động cơ học; vận động vật lý; vận động hoá học; vận động sinh học; vận động xã hội.
Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian….
Vận động vật lý: là vận động của các phân tử, hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt, điện…
VD: Hiện tượng hấp thụ và truyền nhiệt từ năng lượng mặt trời. Nguyên lý cho Bình nước nong năng lượng mặt trời
Hiện tượng truyền nhiệt
Vận động hoá học: là sự vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và phân giải các chất...
Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường...
Vận động xã hội: là sự thay thế, biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội...
HỌC SINH
CHIẾN SĨ
QNCN
SĨ QUAN
Vận động xã hội: là sự thay thế, biến đổi
địa vị xã hội của cá nhân
- Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại trong không gian, thời gian và gắn liền với không gian, thời gian.
+ Không gian là phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự liên hệ với nhau của các sự vật, hiện tượng. Không gian có ba chiều: dài, rộng, cao.
Nói tới không gian là nói đến vị trí, qui mô, trình tự sắp xếp của các sự vật, hiện tượng hoặc các bộ phận của sự vật hiện tượng.
Mức độ nhỏ - to, độ dài - ngắn, cao - thấp; nói đến không gian là nói cái này bên cạnh cái kia, cái này nằm bên trong hay bên ngoài cái kia,…
+ Thời gian là phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình. Thời gian có một chiều từ quá khứ tới tương lai.
2013
1945
QUÁ KHỨ
TƯƠNG LAI
Nói tới thời gian là nói đến giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ,…
Tính khách quan: do không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, mà vật chất tồn tại khách quan nên không gian, thời gian cũng tồn tại khách quan.
Tính vô tận, vô hạn của không gian, thời gian: do vật chất là vô tận, vô hạn nên không gian, thời gian gắn liền với vật chất cũng vô tận, vô hạn.
+ Không gian và thời gian mang tính khách quan, tính vô tận, vô hạn.
==> Giữa vật chất vận động với không gian, thời gian có mối liên hệ chặt chẽ không tách rời. Không gian, thời gian là khách quan, là hình thức tồn tại của vật chất vận động, do vật chất vận động quy định.
3. Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới: Tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của thế giới xung quanh con người. Sự tồn tại của thế giới là hết sức phong phú về dạng, loại.
- Thế giới thống nhất ở tính vật chất: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau; thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận.
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới đã được cuộc sống hiện thực của con người và toàn bộ sự phát triển của khoa học xác định là đúng đắn.
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen viết:
“Tính thống nhất chân chính của thế giới là ở tính vật chất của nó. Tính vật chất ấy được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà do sự phát triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”.
III. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Nguồn gốc, bản chất của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác giữa bộ óc con người và thế giới khách quan.
a. Nguồn gốc của ý thức
- Ý thức có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó, nguồn gốc xã hội có ý nghĩa quyết định sự ra đời của ý thức.
+ Bộ óc của con người: là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao, là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của ý thức, gắn liền với quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc người.
+ Thế giới khách quan chính là đối tượng, là nội dung của ý thức. Không có thế giới khách quan thì không có gì để phản ánh mà tạo thành ý thức.
- Nguồn gốc xã hội, ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội và ngay từ đầu đã mang bản chất xã hội.
Sự phát triển của con người gắn liền với sản xuất vật chất.
+ Lao động, nhờ lao động mà các giác quan của con người phát triển, ngày càng hoàn thiện; trong quá trình đó bộ óc cũng ngày càng phát triển, ý thức ra đời.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy diễn đạt sự hiểu biết của con người (từ ngữ, khái niệm, phán đoán, suy luận).
- Bản chất của ý thức: là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện nhưng không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người.
b. Bản chất, kết cấu của ý thức
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, được nảy sinh và phát triển thông qua giao tiếp, hoạt động xã hội.
+ Ý thức của con người có tính tích cực, sáng tạo. Tính tích cực của ý thức thể hiện ở chỗ nó không phản ánh nguyên xi thụ động mà có định hướng, có mục đích, có sự lựa chọn. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất phong phú, từ những cái đã biết ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật.
- Kết cấu của ý thức có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau:
/. Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu khác.
/. Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình.
/. Lý trí là sự tự chủ, khả năng tự kiểm soát các hành động của con người.
/. Ý chí là những cố gắng tích cực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đã đề ra.
+ Kết cấu theo các yếu tố hợp thành, ý thức bao gồm: Tri thức, tình cảm, lý trí, ý chí…trong đó, tri thức là yếu tố cơ bản cốt lõi.
/. Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
/. Tiềm thức: là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy.
/. Vô thức: là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.
+ Kết cấu theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm: tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức là hai phạm trù đối lập nhau về bản chất, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại to lớn đối với việc cải tạo thế giới khách quan, thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Vật chất có trước quyết định ý thức
+ Vật chất sinh ra ý thức: nghĩa là chỉ khi có hiện thực khách quan được phản ánh vào trong não người thì ý thức mới xuất hiện.
Ví dụ:
Đây là một kiểu phản ánh hiện thực khách quan
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức: nghĩa là vật chất như thế nào thì sẽ có ý thức tương ứng.
Vũ Trọng Phụng
( 1912- 1939 ).
+ Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức: nghĩa là khi vật chất làm nảy sinh ra ý thức ban đầu mà thay đổi thì ý thức cũng sẽ biến đổi theo.
VD:
Tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến về chữ "TRUNG" là trung với Vua, nên "quân xử thần bất tử bất trung".
Khi xã hội phong kiến tan rã thì tư tưởng đó mất đi. Ngày nay Trung và trung với nước với dân chứ không phải là trung với Vua.
+ Vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức tư tưởng. Nếu không có lực lượng vật chất bảo đảm thì mọi ý thức tư tưởng không thể biến thành hiện thực.
Phoiơbắc: “Người ở nhà lầu suy nghĩ khác người ở lều tranh”.
- Ý thức tác động trở lại vật chất
+ Ý thức không hoàn toàn thụ động mà có tính độc lập tương đối so với vật chất, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới hiện thực theo nhu cầu của con người.
+ Ý thức giúp con người hiểu bản chất, quy luật vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp, ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đó.
+ Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì thúc đẩy hoạt động của con người trong cải tạo thế giới; ý thức phản ánh sai lệch thế giới khách quan sẽ kìm hãm hoạt động cải tạo thế giới của con người.
+ Tính năng động, sáng tạo của ý thức là rất lớn, nhưng không thể vượt quá tính quy định khách quan của những tiền đề vật chất đã xác định, mà phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan. Tránh chủ quan duy ý chí, phiêu lưu, mạo hiểm dẫn đến sai lầm.
- Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
“Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
+ Phải luôn luôn chú ý phát huy đầy đủ tính năng động, chủ quan, sự sáng tạo của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Tránh thụ động, trông chờ hoặc tuyệt đối hoá vai trò của ý thức sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
KẾT LUẬN
Quan điểm triết học Mác - Lênin về vật chất và phương thức tồn tại của vật chất là cốt lõi của CNDVBC đồng thời là nền tảng của toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vô cùng phong phú và luôn luôn vận động. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất có trước quyết định ý thức, song ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với vật chất.
Nắm vững quan điểm triết học Mác - Lênin về vật chất và những phương thức tồn tại của vật chất giúp chúng ta xây dựng và củng cố lập trường nhất nguyên duy vật; chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, phê phán những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận có tính nguyên tắc phương pháp luận nói chung, cũng như trong nhận thức và hoạt động thực tiễn quân sự nói riêng.
CÂU HỎI
1. Phân tích nội dung và nêu ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
2. Trình bày phương thức tồn tại và tính thống nhất vật chất của thế giới?
3. Trình bày nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức?
4. Hãy làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Doãn Đình Tránh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)