Thể dục nén xa bang 2 tay và bât 50cm

Chia sẻ bởi trần thanh hùng | Ngày 03/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: thể dục nén xa bang 2 tay và bât 50cm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CÁC PHƯƠNG PHÁP
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Phương pháp gián tiếp: nghiên cứu, kiểm huấn và quản trị ctxh.
Phương pháp trực tiếp: ctxh cá nhân, ctxh nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng.
Công tác xã hội với cá nhân
Là một trong những phương pháp ra đời sớm nhất của ngành Công tác xã hội
Ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19 bởi các tổ chức từ thiện (charity organizations) ở phương Tây với “những người thăm viếng thân thiện”
Công tác xã hội với cá nhân
“Công tác xã hội với cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân thông qua mối quan hệ 1-1. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội”.
Công tác xã hội với cá nhân
4 thành tố trong công tác xã hội cá nhân:
Con người: thân chủ và nvxh
Vấn đề của thân chủ: nan đề
Cơ sở xã hội: cơ quan cung ứng về dịch vụ Công tác xã hội chuyên nghiệp
Công cụ khoa học
Công tác xã hội với cá nhân
Vai trò của nhân viên xã hội đối với cá nhân:
1. Nhà trị liệu/ tham vấn
Xây dựng tương quan chuyên nghiệp với thân chủ.
Đánh giá điểm mạnh và nhu cầu của thân chủ.
Cùng thân chủ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch can thiệp.
Giám sát và đánh giá tiến bộ.
Kết thúc tương quan chuyên nghiệp.
Công tác xã hội với cá nhân
2. Nhà giáo dục
Giúp thân chủ phát triển các kỹ năng mới
Định hướng cho thân chủ về những kinh nghiệm mới họ có thể gặp phải
Cung cấp thông tin về dịch vụ
Công tác xã hội với cá nhân
3. Người môi giới/ trung gian
Giúp thân chủ và gia định xác định các tài nguyên cần thiết
Chuyển thân chủ đến các dịch vụ có sẵn
Công tác xã hội với cá nhân
4. Người quản lý ca
Giúp thân chủ tiếp cận các cơ quan
Thực hiện khâu tiếp nhận và đánh giá
Xác định mục tiêu hành động
Nối kết thân chủ với các cơ quan, các chương trình, và mạng lưới xã hội
Giám sát, đánh giá và lượng giá kết quả
Công tác xã hội với cá nhân
5. Biện hộ ca
Giúp thân chủ hưởng được các dịch vụ và quyền lợi họ đáng được hưởng.
Công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là phương pháp can thiệp công tác xã hội, nhằm giúp cá nhân và nhóm đáp ứng nhu cầu của mình đồng thời tác động cũng như làm thay đổi những vấn đề của cá nhân, nhóm, tổ chức và cộng đồng
Công tác xã hội nhóm
3 đặc trưng của ctxh nhóm
Đối tượng tác động của phương pháp công tác xã hội nhóm là toàn nhóm
Công cụ tác động của nhóm chính là mối quan hệ, sự tương tác của các thành viên trong nhóm
Vai trò của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp đỡ thân chủ: tổ chức, điều phối, hướng dẫn, định hướng sinh hoạt của nhóm
Công tác xã hội nhóm
Sự tham gia và mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong nhóm
Sự hợp tác và cùng ra quyết định
Khuyến khích những sáng kiến của cá nhân trong nhóm
Cá biệt hóa cá nhân trong nhóm
Các giá trị trong phương pháp công tác xã hội nhóm
Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm, giúp cho hai cơ cấu này gần nhau.
Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp các thành viên nhón kỹ năng diễn đạt.
Công tác xã hội nhóm
Vai trò của Nhân viên xã hội trong ctxh nhóm
Công tác xã hội nhóm
Am hiểu tâm lý cá nhân và chẩn đoán được diễn biến tâm lý trong nhóm.
Phát hiện nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân để có hướng hỗ trợ.
Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hành động và điều phối các hoạt động của nhóm.
Xác định rõ vai trò của mình: xúc tác hay lãnh đạo (tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm).
Vai trò của Nhân viên xã hội trong ctxh nhóm
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Tổ chức CĐ: theo Muray Ross, tổ chức CĐ là một tiến trình qua đó CĐ xác định nhu cầu hay mục tiêu phát triển; xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu hay mục tiêu này; phát huy lòng tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm đến các tài nguyên trong và ngoài CĐ để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Phát triển Cộng đồng (PTCĐ): theo Liên Hiệp quốc, PTCĐ là tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội văn hoá của các CĐ, giúp các CĐ này hội nhập vào đời sống quốc gia và làm cho họ đóng góp toàn vẹn vào sự phát triển đất nước
Kết luận: tiến trình phát triển cộng đồng đi từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng thức tỉnh, cộng đồng tăng năng lực và cộng đồng tự lực
CĐ yếu kém
CĐ tự lực
CĐ tăng năng lực
CĐ thức tỉnh
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Nguyên tắc trong TC và PTCĐ
Hòa nhập với Cộng đồng vì mục đích học hỏi lẫn nhau
Tin tưởng vào khả năng thay đổi và phát triển của dân
Bắt đầu từ nhu cầu, nguồn lực có sẵn và khả năng của người dân (vd: Dự án “Nhà cộng đồng”)
Bắt đầu những hoạt động nhỏ, dễ thành công trước
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Nguyên tắc trong TC và PTCĐ
Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức thiết nhất
Người dân có quyền tự quyết: tham gia thảo luận, quyết định, hành động
Áp dụng quy trình “Hành động – rút kinh nghiệm – hành động mới”
Gia tăng truyền thông hữu hiệu trong tổ chức và trong Cộng đồng
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Nguyên tắc trong TC và PTCĐ
Chú trọng đến lập và bồi dưỡng các lãnh đạo Cộng đồng kế thừa
Tạo mạng lưới liên kết các tổ chức bên trong và ngoài Cộng đồng
Có trách nhiệm, minh bạch, tín nhiệm
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
1. Người xúc tác
Tác viên CĐ không phải là người làm thay cho CĐ nhưng trước hết là người tập hợp người dân, thúc đẩy họ suy nghĩ những vấn đề liên quan đến đời sống CĐ, tạo cơ hội, điều kiện cho họ chia sẻ, bàn bạc, phân tích, chọn lựa, lấy quyết định, giải quyết những vấn đề của họ. Tác viên CĐ làm sao để tạo bầu khí, gây tinh thần, gây ý thức trong tiến trình phát triển
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
2. Người biện hộ
Tác viên là người đại diện cho tiếng nói của CĐ đề đạt ý kiến với cơ quan phát triển, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúc của người dân và kêu gọi mọi người thay đổi về nhận thức và hành động. Với tư cách là người biện hộ, tác viên bênh vực quyền lợi của nhóm thiệt thòi. Tác viên còn có thể tác động các cấp, các ban ngành để điều chỉnh, thay đổi các chính sách có lợi cho dân, đặc biệt là người nghèo.
Tổ chức và phát triển cộng đồng
3. Người nghiên cứu
Cùng với nhóm nòng cốt trong CĐ, tác viên thu thập, tìm hiểu, phân tích các vấn để, điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực, tiềm năng sẵn có trong CĐ; rồi chuyển những phân tích đó thành chương trình hành động cụ thể
Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Vai trò của cộng tác viên phát triển cộng đồng
4. Người huấn luyện
Tác viên đào tạo, bồi dưỡng các nhóm trong CĐ (kỹ năng, giá trị, thái độ, tinh thần…. Trong việc huấn luyện, tác viên theo phương pháp giáo dục chủ động cho người lớn, đồng hành chứ không phải là thầy giáo của dân
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
5. Người lập kế hoạch
Tác viên đóng vai trò tham mưu, điều phối để CĐ xây dựng chương trình, lên kế hoạch hành động và thực hiện kế hoạch sao cho có hệ thống và khoa học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thanh hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)