Thể dục - Bài Thể dục nhịp điệu

Chia sẻ bởi Huỳnh Phúc Thành | Ngày 11/05/2019 | 288

Chia sẻ tài liệu: Thể dục - Bài Thể dục nhịp điệu thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:

Phụ lục II
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Cần Thơ
Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS):Quận Bình Thủy
Trường THCS Trà An
Địa chỉ: 62 Lê Hồng Phong , Phường Trà An, Quận Bình Thủy, TPCT Điện thoại: 07103 841 760; Email:.
Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
1. Họ và tên: Huỳnh Phúc Thành. Nam, nữ: Nam Ngày sinh: 02/01/1992. Môn : Thể dục
Điện thoại: 01677281517; Email: [email protected]
1
Phụ lục III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên

Tên bài học: Chủ đề “CHẠY NGẮN”
Mục tiêu dạy học: Sau bài học, học sinh đạt được
Kiến thức của các môn học sẽ đạt trong chủ đề này là:
Môn Thể dục: Biết cách thực hiện các bài tập chạy ngắn.
Môn Sinh học: Nêu được quá trình hô hấp của tim, biết được vì sao người ít vận động dễ gặp các chứng bệnh về khớp, vai trò của hoạt động chạy đối với sức khỏe con người.
Môn Công nghệ: Biết được những loại thực phẩm nào tốt cho người chạy bộ, cách xây dựng thực đơn phù hợp trong bữa ăn.
Môn âm nhạc : Nắm được tác dụng của việc nghe nhạc khi tập luyện chạy bộ.
Môn Giáo dục công dân: Có được tác phong nhanh nhẹn, tính kỉ luật, giữ gìn vệ sinh chung khi tập luyện TDTT.
-Giáo dục môi trường: Giúp học sinh hưởng ứng các cuộc tham gia chạy bộ để bảo vệ môi trường.
b. Kỹ năng:
Reøn luyeän khaû naêng tö duy quan saùt phaân tích ñeå thu nhaän kieán thöùc.
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi xem tranh ảnh, thực hành, quan sát tìm kiếm kiến thức.
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng hợp tác trong hoạt động
nhóm.
* Học sinh vận dụng kiến thức liên môn: GDCD, Sinh học, Âm nhạc, Công nghệ vào giải quyết tình huống.
c. Thái độ:
Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm.
Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.

3. Đối tượng dạy học của bài học
Đối tượng dạy học của bài học là học sinh.
- Số lượng học sinh: 62 em
2
3
Số lớp thực hiện khảo sát: 2 lớp
Khối lớp: 7 Trường học mới
Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
Chủ đề mà tôi thực hiện là một chủ đề trong chương trình Thể dục 7 theo mô hình Trường học mới nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện:
Các em là học sinh lớp 7 theo mô hình mới nên việc tiếp cận với lượng kiến thức nhiều môn theo cách tự học của chương trình được nhiều. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Các em thường xuyên hoạt động nhóm và cá nhân, khả năng vận dụng và tìm tòi mở rộng đa dạng.

4. Ý nghĩa của bài học
- Cần nắm được kỹ thuật chạy ngắn, trình bày các hoạt động tự tập, vận dụng vào
cuộc sống.

- Giải thích các hiện tượng hô hấp sau hoạt động chạy.
- Đề ra một số bài tập và hoạt động ý nghĩa của chạy bộ đối với việc chống ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Cũng trong chủ đề đó hướng học sinh vận dụng kiến thức của môn Thể dục, Sinh học, Âm nhạc , Công nghệ đã được học để hoàn thiện yêu cầu cần đạt một cách dễ dàng...
Thực tế thông qua chủ đề dạy học theo mô hình trường học mới chúng tôi thấy bài soạn theo hướng tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình – sách giáo khoa. Bài dạy linh hoạt, học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũng như vận dụng vào thực tế tốt hơn.

5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1 Thiết bị, đồ dùng dạy học:
GV: + Một số thông tin về tình trạng mắc các bệnh khớp do không vận động thường xuyên.

+ Một số thông tin về tác dụng của chạy bộ cho hô hấp và tim mạch..

+ Một số thông tin về việc sản xuất, ứng dụng nhiệt nhôm trong đời sống,…
HS: Bộ sưu tập tranh ảnh liên quan chạy ngắn, tác dụng của chạy cho sức khỏe , một số tranh ảnh thức ăn giúp cho chạy nhanh.
5.2. Học liệu sử dụng trong dạy học: Internet, sách thiết kế. Sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng thể dục

5.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của dự án:

Máy tính và máy chiếu projector

Giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh họa.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
(mô tả bằng giáo án và slide powerpoint)
Chủ đề được tiến hành trong 10 tiết học.
Phân công cho các nhóm chuẩn bị tranh ảnh về chạy ngắn, quá trình hô hấp sau hoạt động chạy, tranh ảnh về thực phẩm giúp cho chạy ngắn, khẩu phần thức ăn,
hướng dẫn học sinh cách học theo mô hình trường học mới..

Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết cách thực hiện các bài tập: Xuất phát ( Ngồi – xuất phát. Tư thế sẵn sàng – xuất phát). Chạy đạp sau. Xuất phát cao – chạy nhanh 30 – 60m
Thực hiện cơ bản đúng những bài tập trên.
HS hiểu được ý nghĩa của chạy bộ đối với sức khỏe.
Tính hại của những người lười vận động và chạy bộ không đúng cách.
Phương pháp điều hòa chế độ ăn và các thực phẩm tốt cho hoạt động chạy
Một số ứng dụng của chạy ngắn trong đời sống.
2. Kỹ năng:
Biết thực hiện đo nhịp tim, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về tác dụng, tư thế chuẩn bị, hoạt động của từng động tác ( Bước nhỏ, Nâng cao đùi, Gót chạm mông, Chạy đạp sau, Xuất phát cao,...).
Biết tham gia và điều khiển một số trò chơi bổ trợ phát triển sức nhanh.
3. Phát triển năng lực học sinh:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hình thể.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn thể dục.
Năng lực vận dụng kiến thức thể dục vào cuộc sống.
Năng lực phân tích hình ảnh và video.
Năng lực thực hiện các bài tập.

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. ( Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ thể dục, năng lực sáng tạo.)
4
Quan sát hình ảnh và điền từ thích hợp vào chỗ trống bên dưới bảng 1.1 dưới đây.
Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Bảng 1.1

Ban cán sự cho lớp khởi động
Thực hiện khởi động các khớp : cổ tay, cổ chân; khớp vai; khớp hông; khuỷu tay; gập duỗi; khớp gối; …..
5
Giáo viên điều khiển lớp tham gia trò chơi : “Chạy tiếp sức”, “Kết bạn”,…
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các bài tập xuất phát : Ngồi – xuất phát, Tư thế sẵn sàng – xuất phát ( Phát triển năng lực vận động, năng lực tư duy thể dục.)
Giáo viên làm mẫu động tác tư thế Sẵn sàng – xuất phát, Ngồi – xuất phát. Sau đó học sinh tự nghiên cứu và thực hiện 1-3 lần.

Nhóm 1
GV

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4
Thảo luận: Từ động tác Ngồi – xuất phát và kiến thức Sinh học các em hãy cho biết nếu lười vận động thì cơ thể có thể gặp những hậu quả gì ?
Từng nhóm thảo luận và cử đại diện lên trình bày, nhóm khác nhận xét và giáo viên đưa ra
kết luận.
 Đại diện

GV  
   
  
  
6
Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam và Viện Dinh Dưỡng tại 8
tỉnh, thành phố, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch (từ 25 tuổi trở lên) là 25,1%, tỉ lệ người mắc chứng béo phì là 16,3%. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, lười vận động được chứng minh là một trong những nguy cơ chính dẫn đến hai căn bệnh này và vô số các nguy cơ bệnh khác.
Đặc biệt, đối với những người thường xuyên làm công việc văn phòng, lười vận động còn là nguyên nhân của những chứng bệnh phổ biến như đau khớp, đau vai gáy, stress thường xuyên…dẫn đến sức khỏe suy giảm, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hoạt động thể lực ngày càng ít đi, con người càng trở nên lười nhác hơn. Bệnh tật là nguy cơ nhãn tiền.
II. Các bài tập bổ trợ : Chạy bước nhỏ, Chạy nâng cao đùi, Chạy gót chạm mông và học Chạy đạp sau ( Phát triển năng lực vận động, năng lực tư duy thể dục, năng lực tự tập.)
7
Học sinh quan sát động tác Chạy đạp sau:
Học sinh tư duy và tự tập trong thời gian 1 phút, sau đó giáo viên gọi 3-4 em lên thực hiện, lớp nhận xét và giáo viên kết luận, thực hiện mẫu động tác 2-3 lần.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi nhóm chia thành nhiều cặp ( 2 người / 1 cặp ) tự tập luyện các động tác Chạy bước nhỏ, Chạy nâng cao đùi, Chạy gót chạm mông và Chạy đạp sau : một người tập, một người quan sát và nhận xét.
Bảng 1.2- Các nhóm thảo luận tự đánh giá kĩ năng thực hiện các động tác bổ trợ.
8
Giáo viên giới thiệu tác dụng của việc tập luyện chạy ngắn
Cơ thể con người có khả năng thích nghi. Khi bạn tập luyện, cơ thể sẽ mỏi và đau đớn tạm thời. Nhưng nó sẽ hồi phục, và trở nên khoẻ hơn, nhanh hơn. Khi bạn không tập luyện, cơ thể bạn cũng thích nghi, trở nên lười biếng và yếu đuối hơn. Mọi người tập thể thao đều nhận thấy cơ thể biến đổi như thế nào. Những người đang tập mà dừng tập cũng nhận ra sự biến đổi như vậy – theo chiều ngược lại.

Không chỉ có hệ tim mạch và cơ bắp thích nghi với quá trình luyện tập. Hệ xương, gân, dây chằng, sụn khớp, hệ nội tiết và các hormone,… cũng đáp ứng tương thích với hoạt động thể lực. Sụn khớp của bạn hoạt động êm ái nhờ những chất bôi trơn gọi là hoạt dịch. Hoạt dịch không tự nhiên tiết ra. Nếu khớp phải vận động nhiều, cơ thể sẽ tiết ra dịch khớp. Nếu khớp không chuyển động, bề mặt khớp sẽ khô đi. Dịch khớp cũng đóng vai trò dinh dưỡng cho khớp, do không có mạch máu cấp máu cho khớp. Nếu không vận động, sụn khớp sẽ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ý kiến nhiều chuyên gia y học cũng như các kết quả nghiên cứu cho thấy, chạy bộ không hề ảnh hưởng xấu đến khớp gối – bệnh thoái hoá khớp thường do yếu tố gene quyết định. Ngược lại, chạy bộ còn giúp người béo phì giảm cân, đồng nghĩa với giảm tải cho khớp gối và hạn chế nguy cơ đau khớp.
Một nghiên cứu của đại học Stanford theo dõi 538 người chạy bộ trong vòng 20 năm, kể từ lúc họ ngoài 50 tuổi. Kết quả cho thấy, người chạy bộ có tỉ lệ tử vong thấp hơn (15% so với 34%) so với nhóm dân số không chạy.

Hiển nhiên, nghiên cứu này có sai số nhất định, do quá nhiều yếu tố ảnh hưởng trong một quãng thời gian theo dõi quá dài. Tuy nhiên, điều rõ ràng là: chạy bộ đốt calories hiệu quả, giúp hệ cơ xương khớp và dây chằng dẻo dai bền bỉ hơn, đồng thời khiến người bộ có được tinh thần thoải mái và hưng phấn.
Kết luận: Giờ đây, các bệnh lý chính đe doạ con người không phải bệnh nhiễm khuẩn (như lao, viêm phổi, HIV) mà là bệnh lý chuyển hoá, ung thư, rối loạn tâm lý và bệnh liên quan quá trình lão hoá. Trong đó, các bệnh chuyển hoá như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, xơ vữa động mạch luôn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu, ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khoẻ, cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Chạy bộ, xét trên bất cứ khía cạnh nào (một thú vui, một môn thể thao, một biện pháp phòng bệnh) đều có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hoá có hại ấy, giúp chúng ta sống lâu hơn, tốt hơn, khoẻ mạnh và vui vẻ.
9
III. Xuất phát cao – chạy nhanh 30m :
Hoạt động 1: Học sinh quan sát hình ảnh và giáo viên làm động tác mẫu. Sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện các bài tập : Ngồi xổm – xuất phát, xuất phát cao chạy 30m .
GV
----30m----

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4
Hoạt động 2: Giáo viên cho lớp thực hiện tập xuất phát cao – chạy nhanh 30m kết hợp với nhạc và có tính thời gian.

Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi :
Theo em, việc nghe nhạc khi chạy bộ có ảnh hưởng đến sức khỏe và có tác dụng như thế nào ?
Tác dụng của việc chạy bộ khi nghe nhạc là gì?
Nhiều ý kiến cho rằng đeo thêm tai nghe nhạc như vậy rất bất tiện khi chạy bộ hoặc gây mất tập trung khi tập luyện. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến chạy bộ. Trong cuốn sách “Tâm lý trong thể thao” của tiến sỹ Coastas Karageoghis, việc nghe nhạc giúp cho mọi người chạy bộ nhanh hơn, bền bỉ hơn đến 15%. Mặc dù vậy, điều này chỉ đúng với hầu hết mọi người chứ không phải tất cả.Những bản nhạc nhẹ nhàng, nhạc không lời giúp bạn thư giãn khi chạy bộ với tốc độ chậm rãi. Ngược lại, những bản nhạc có tiết tấu nhanh giúp bạn chạy bộ với tốc độ cao hơn. Nếu bạn thích nghe nhạc khi tập chạy bộ, tập đi bộ, hãy tìm ra cho mình một list nhưng bài hát phù hợp với tốc độ riêng của mình, thì mọi điều sẽ khác.
10
Cách đo nhịp tim và thực phẩm tốt cho chạy ngắn :
Cách đo nhịp tim:
Cách đo nhịp tim
Có nhiều cách đo nhịp tim. Đơn giản nhất là đặt hai ngón tay lên cổ tay bên đối diện và đếm mạch. Số mạch đập trong một phút chính là nhịp tim của bạn.
Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn là tần số tim tối thiểu, nhịp tim ở trạng thái
gắng sức tối đa là tần số tim tối đa. Cả hai con số này đều không phải bất biến. Nó thay đổi theo tuổi, điều kiện thời tiết, và mức độ khoẻ mạnh thể chất của bạn. Nếu hiệu số giữa hai con số này càng lớn nghĩa là khả năng gắng sức của bạn càng tốt.
Nhịp tim khi nghỉ dưới 60 lần/phút không nhất thiết là một biểu hiện bệnh lý. Một số loại thuốc y khoa có thể làm chậm nhịp tim. Ngoài ra, nếu bạn tập luyện thể thao đều
đặn, nhịp tim của bạn sẽ thấp hơn bình thường. Quả tim của bạn đã có sự thích nghi sinh lý với cường độ vận động cao, nó trở nên “khoẻ” hơn, giãn to ra để đáp ứng với gắng sức
thể lực. Nhờ khả năng bơm máu hiệu quả hơn mà tim không cần đập nhanh như bình thường mà vẫn đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể. Ở một số vận động viên chuyên
nghiệp, tần số tim có thể xuống thấp tới mức 40 lần/phút.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các đo nhịp tim lúc nghỉ ngơi/1 phút và sau khi thực hiện bài tập chạy ngắn sau đó nhận xét .
11
2. Thực phẩm tốt cho chạy ngắn:
Dựa vào kiến thức Công nghệ và Sinh học các em hãy nối giữa 2 nội dung:
Các nhóm cử đại diện lên trình bày :
+ Lựa chọn .
+ Giải thích.
+ Nhóm nhận xét
+ Giáo viên nhận xét kết luận.
12
E. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. ( Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ thể dục, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn thể dục.)
Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện :
Chạy bước nhỏ
Chạy nâng cao đùi
Chạy gót chạm mông
Chạy đạp sau
Ngồi – xuất phát
Xuất phát cao – chạy nhanh 30m
GV
----30m----

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4
Các nhóm đổi nhóm trưởng và hoạt động cặp đôi.
Giáo viên gọi nhóm 1 lên thực hiện và các nhóm khác quan sát, nhận xét cho nhau về tư thế thân người, góc độ giữa thân và đùi khi thực hiện, đánh giá kết quả theo 2 mức :
Đạt ; Chưa đạt.
Giáo viên điều hành công tác tổ chức kiểm tra thử ( có tính thời gian ) và hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị gồm :
+ Người điều hành ( 2 học sinh ).
+ Tổ thư ký.
+ Tổ trọng tài.
+ Tổ cơ sở vật chất và sân tập.
13
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. ( Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hình thể, năng lực vận dụng kiến thức thể dục vào cuộc sống.)
Hoạt động cả lớp : Chia số lượng HS thành 4 nhóm. Giáo viên làm thăm, mỗi nhóm bắt thăm và thực hiện 1 trong 4 nội dung sau:
Chạy bước nhỏ 2 lần x 10m ; Chạy nâng cao đùi 2 lần x 10m ; Tư thế sẵn sàng – xuất phát – chạy nhanh 30m x 2 lần.
Chạy nâng cao đùi 2 lần x 10m ; Chạy gót chạm mông 2 lần x 10m; Xuất phát cao – chạy nhanh 30m x 2 lần.
Chạy bước nhỏ 2 lần x 10m ; Chạy đạp sau 2 lần x 10m ; Ngồi xổm – xuất phát – chạy nhanh 30m x 2 lần.
Chạy gót chạm mông 2 lần x 10m ; Chạy đạp sau 2 lần x 10m ; Tư thế sẵn sàng – xuất phát – chạy nhanh 30m x 2 lần.

Học sinh tổ chức trò chơi phát triển sức mạnh chân : “ Nhảy ô tiếp sức ”, “ Ai nhanh hơn”,...
+ Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Người điều khiển gọi đến số nào thì người cùng số đó nhanh chóng chạy quanh hàng
của mình 1 vòng rồi về đứng vào vị trí cũ. Ai chạy xong trước người đó thắng cuộc. Có thể cho 2 – 3 số chạy cùng lúc.
+ Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”:
Chia lớp thành 4 đội bằng nhau (cả nam và nữ). Người đầu tiên thực hiện về đến vạch đích thì người tiếp theo thực hiện, đội nào nhanh hơn thì giành chiến thắng. Tổ chức trò chơi 2 lần.
14
Câu 1: Sau khi tập luyện chạy ngắn có nên ngồi xuống hoặc dừng lại đột ngột hay không ?

Không được ngồi xổm nghỉ ngơi
Đây là cách làm rất phổ biến sau khi vận động cảm thấy mệt mỏi rồi liền ngồi xổm xuống hoặc ngồi thấp xuống và cho rằng điều này có thể tiết kiệm được sức lực và là nghỉ ngơi.
Thực ra, sau khi tập thể dục, nếu như lập tức ngồi xổm xuống để nghỉ ngơi sẽ gây cản trở sự chảy trở lại của máu ở chân, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của huyết dịch, thân thể sẽ càng thêm mỏi mệt, lúc nghiêm trọng còn có thể sinh ra mất thăng bằng, bị choáng.
Vì vậy, sau mỗi lần kết thúc hoạt động thể thao thì nên điều chỉnh hô hấp nhịp nhàng, tiến hành một vài hoạt động nhẹ nhàng, ví dụ như chạy chầm chậm một chút, làm các bài tập thể thao thư giãn hoặc đơn giản là hít thở sâu,thúc đẩy máu huyết từ tứ chi chảy về tim, tạo điều kiện trao đổi khí oxy để tăn tốc phục hồi cơ thể và loại bỏ mệt mỏi.
15
Câu 2: Có nên tập luyện chạy ngắn khi trời lạnh hay thời tiết quá nắng nóng hay không?
Hình ảnh chạy bộ khi trời quá nắng nóng

Tập thể dục khi thời tiết ngoài trời quá nóng

Những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể bạn sẽ bị mất đi một lượng nước đáng kể, việc bạn tập thể dục sẽ gây ra tình trạng mất nước (đổ mồ hôi nhiều hơn) nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt, khi bạn tập nặng, mồ hôi ra nhiều kết hợp với thời tiết nóng, ánh nắng mặt trời sẽ là lý do khiến bạn sẽ bị cảm cúm nhanh chóng. Những ngày trời nóng, bạn nên tập thể dục vào lúc bình minh hay hoàng hôn khi nhiệt độ trong ngày ở vào mức khá ổn cho việc tập luyện nhé.

Tập thể dục khi trời quá lạnh

Khi thời tiết quá lạnh, cơ thể bạn có sức đề kháng yếu, năng lượng của cơ thể bị được sử dụng để giữ ấm cơ thể nên việc tập thể dục sẽ khiến các cơ bắp của bạn rã rời, thêm vào đó tiết trời lạnh còn là nguyên nhân dễ khiến bạn bị cảm lạnh nếu tập luyện thể dục nữa đấy.
16
17

Câu 4: Học sinh hãy sưu tầm hoặc lựa chọn 1 – 2 bài tập phát triển sức nhanh để tập luyện và phát động các bạn cùng chạy để bảo vệ môi trường.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
A. Lý thuyết: Trả lời câu hỏi theo hình thức chọn và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
1.
Động tác nào nhằm bổ trợ cho động tác chống trước, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của khớp cổ chân ?
2.
A. Chạy bước nhỏ B. Chạy nâng cao đùi C. Chạy gót chạm mông
Động tác nào nhằm bổ trợ cho động tác chạy lao, tăng cường độ linh hoạt của chân ?
A. Chạy đạp sau B. Chạy nâng cao đùi C. Chạy gót chạm mông
3.
Theo em, nhịp tim lúc nghỉ ngơi được đánh giá tốt là bao nhiêu lần/1 phút ?
A. 40 – 50 B. 50 – 60 C. 70 - 80
4.
Động tác nào tăng cường sức mạnh của động tác nâng đùi lên cao, tạo ra độ dài bước hợp lý khi chạy đà.
A. Chạy đạp sau B. Chạy nâng cao đùi C. Chạy gót chạm mông
5. Động tác Ngồi – xuất phát mũi bàn chân sau cách gót bàn chân trước khoảng cách bao nhiêu?
A. 25 – 30 cm B. 5 – 10 cm C. 15 – 20 cm
18
B. Thực hành:
Tổ chức kiểm tra Xuất phát cao - chạy nhanh 30m
GV



XP ----30m----
Đích







Giáo viên phổ biến nội dung kiểm tra và đánh giá theo 2 mức Đạt ; Chưa đạt.
Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật xuất phát cao và thành tích không vượt qa 8’’ (Nam) và 9’’ (Nữ).


Lý thuyết 61/62 em Đạt lý thuyết
Thực hành 62/62 em Đạt chuẩn rèn luyện thân thể.
19
20
8. Các sản phẩm của học sinh
Sản phầm số liệu kiểm tra Xuất phát cao – chạy 30m của lớp 7A7
21
Sản phầm số liệu kiểm tra Xuất phát cao – chạy 30m của lớp 7A9
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phúc Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)