Thể chế chính trị Singapore
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha |
Ngày 03/05/2019 |
359
Chia sẻ tài liệu: Thể chế chính trị Singapore thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Lời nói đầu
Singapore là một quốc gia nhỏ ở châu Á, nằm ở phía Nam bán đảo Malaysia, là cầu nối châu Á với Châu Đại Dương, trên đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, gồm 54 đảo nhỏ và 9 bãi đá ngầm. Năm 1963, để thoát ách thống trị của Anh và để có nền tảng kinh tế vững chắc, Singapore sáp nhập với Liên bang Malaysia, hai năm sau đó (1965), do căng thẳng giữa người Hoa và người Mã Lai, Singapore rút ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung (ngày 22 – 12 – 1965). Ngày độc lập, Singapore “ngoài đất đai và con người, gần như không có gì cả”, kinh tế suy thoái trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, giáo dục, y tế, văn hóa lạc hậu, xung đột tôn giáo, dân tộc, phong trào công nhân, học sinh diễn ra không ngừng, quan hệ quốc tế gặp nhiều trở ngại và quan hệ kinh tế bị cắt đứt. Trải qua 45 năm phấn đầu bền bỉ, trên một mảnh đất nghèo nàn (633 km2), Singapore ngày nay là một quốc gia đô thị hiện đại của Đông Á với diện tích 697 km2, số dân khoảng trên 5 triệu người – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thức của khu vực và đang tập trung phấn đấu thành nước công nghiệp phát triển hàng đầu của châu Á. Kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập từ năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 537 USD năm 2009 (tăng 100 lần so với 365 USD/người trong năm 1965) – trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6, 975 USD. Theo “Báo cáo phát triển Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore. Đặc biệt, Singapore là một nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13.5% là người gốc Mã Lai, 9% là người Ấn, 1 – 2% là người dân tộc khác), đa tôn giáo (có 5 tôn giáo lớn là Kito giáo gồm Tin lành và Thiên chúa giáo: 14.6%, Phật giáo: 42.5%, đạo Lão: 8.5%, Hồi giáo 14.9%, Ấn Độ giáo: 4%, còn lại 0.6% dân số theo các tôn giáo khác là 14.8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình thức tín ngưỡng dân gian) nhưng đất nước Singapore luôn tồn tại trong một môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận.
Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ đó có thể kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng (pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài, tiếng Anh được chọn làm quốc ngữ , kiên quyết chống tham nhũng, trả lương cho công đức xứng đáng… thì những thành tựu đó có được phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng nhân dân hành động trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân và chính phủ quản trị tốt, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng. Sau đây là khái quát về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự phát triển của Singapore.
Phần nội dung
I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN HÀNH ĐỘNG (PAP) SINGAPORE
Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ chế đa đảng nhưng chỉ có một Đảng nổi trội. Mặc dù có rất nhiều đảng chính trị tồn tại ở Singapore, nhưng chỉ có một đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm quyền trong suốt 50 năm qua. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và không đồng nhất, phần nhiều trong số đó hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ hoặc là công cụ cho những người đứng đầu. Việc có nhiều đảng phái chính trị hoạt động không nói lên được sức mạnh của phe đối lập trong hệ thống chính trị Singapore. Ngoài Đảng Nhân dân hành động (PAP), các đảng khác không có ảnh hưởng gì đáng kể đến hệ thống chính trị.
1. Vài nét về Đảng Nhân dân hành động (PAP)
Trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa giành độc lập dân tộc Singapore đã xuất hiện nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng này đều không phát huy được vai trò của mình trong phong trào đấu tranh giành độc lập.
Năm 1953, Chính phủ Anh giao cho George Render xem xét lại bản Hiến pháp thuộc địa. George Render khi đó đã đề nghị thiết lập nghị viện lập
Singapore là một quốc gia nhỏ ở châu Á, nằm ở phía Nam bán đảo Malaysia, là cầu nối châu Á với Châu Đại Dương, trên đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, gồm 54 đảo nhỏ và 9 bãi đá ngầm. Năm 1963, để thoát ách thống trị của Anh và để có nền tảng kinh tế vững chắc, Singapore sáp nhập với Liên bang Malaysia, hai năm sau đó (1965), do căng thẳng giữa người Hoa và người Mã Lai, Singapore rút ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung (ngày 22 – 12 – 1965). Ngày độc lập, Singapore “ngoài đất đai và con người, gần như không có gì cả”, kinh tế suy thoái trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, giáo dục, y tế, văn hóa lạc hậu, xung đột tôn giáo, dân tộc, phong trào công nhân, học sinh diễn ra không ngừng, quan hệ quốc tế gặp nhiều trở ngại và quan hệ kinh tế bị cắt đứt. Trải qua 45 năm phấn đầu bền bỉ, trên một mảnh đất nghèo nàn (633 km2), Singapore ngày nay là một quốc gia đô thị hiện đại của Đông Á với diện tích 697 km2, số dân khoảng trên 5 triệu người – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thức của khu vực và đang tập trung phấn đấu thành nước công nghiệp phát triển hàng đầu của châu Á. Kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập từ năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 537 USD năm 2009 (tăng 100 lần so với 365 USD/người trong năm 1965) – trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6, 975 USD. Theo “Báo cáo phát triển Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore. Đặc biệt, Singapore là một nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13.5% là người gốc Mã Lai, 9% là người Ấn, 1 – 2% là người dân tộc khác), đa tôn giáo (có 5 tôn giáo lớn là Kito giáo gồm Tin lành và Thiên chúa giáo: 14.6%, Phật giáo: 42.5%, đạo Lão: 8.5%, Hồi giáo 14.9%, Ấn Độ giáo: 4%, còn lại 0.6% dân số theo các tôn giáo khác là 14.8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình thức tín ngưỡng dân gian) nhưng đất nước Singapore luôn tồn tại trong một môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận.
Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ đó có thể kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng (pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài, tiếng Anh được chọn làm quốc ngữ , kiên quyết chống tham nhũng, trả lương cho công đức xứng đáng… thì những thành tựu đó có được phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng nhân dân hành động trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân và chính phủ quản trị tốt, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng. Sau đây là khái quát về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự phát triển của Singapore.
Phần nội dung
I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN HÀNH ĐỘNG (PAP) SINGAPORE
Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ chế đa đảng nhưng chỉ có một Đảng nổi trội. Mặc dù có rất nhiều đảng chính trị tồn tại ở Singapore, nhưng chỉ có một đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm quyền trong suốt 50 năm qua. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và không đồng nhất, phần nhiều trong số đó hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ hoặc là công cụ cho những người đứng đầu. Việc có nhiều đảng phái chính trị hoạt động không nói lên được sức mạnh của phe đối lập trong hệ thống chính trị Singapore. Ngoài Đảng Nhân dân hành động (PAP), các đảng khác không có ảnh hưởng gì đáng kể đến hệ thống chính trị.
1. Vài nét về Đảng Nhân dân hành động (PAP)
Trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa giành độc lập dân tộc Singapore đã xuất hiện nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng này đều không phát huy được vai trò của mình trong phong trào đấu tranh giành độc lập.
Năm 1953, Chính phủ Anh giao cho George Render xem xét lại bản Hiến pháp thuộc địa. George Render khi đó đã đề nghị thiết lập nghị viện lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: |
Lượt tài: 19
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)