THẦY THUỐC LÊ HỮU TRÁC
Chia sẻ bởi Trần Văn Minh |
Ngày 11/05/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: THẦY THUỐC LÊ HỮU TRÁC thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Lê Hữu Trác
Người nông phu đã đứng tuổi ấy kể lể: - Trình cụ, chú nó từ hôm cày mảnh ruộng ở chân núi gặp mưa thì phát chứng mình nóng như lửa, trong họng đau dữ. Xin cụ làm phúc chữa cho... Nghe giọng nói vật nài khổ sở, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác rời trang sách thuốc, nghiêng đầu lé mắt nhìn kỹ người đứng trước mặt, rồi gật gù, thủng thẳng hỏi: - Chú ấy năm nay bao nhiêu? Ngày thường có hay đau yếu gì không? - Trình cụ, chú nó từ bé vẫn ở với chúng tôi, anh em đùm bọc lẫn nhau, nào thấy có bệnh tật gì đâu. Chẳng qua năm nay vừa hăm hai tuổi, định thu xếp ra ở riêng nên cố làm dấn để kiếm chút vốn... - Được rồi! Để nghĩ kỹ xem nào... Lãn Ông rời sập, lê dép ra tủ thuốc, tìm tòi, cân gói, một hồi lâu rồi thận trọng trao phong giấy cho người nông phu, đoạn lẳng lặng quay về sập, xua tay ra hiệu cho khách lui, khi thấy khách vừa toan thò tay vào bọc lấy tiền. Nhưng chỉ hôm sau đã lại thấy người nông phu ấy tìm đến, gãi đầu nhăn nhó báo tin người bệnh chẳng những không thuyên giảm, mà còn đau tắc hẳn yết hầu, không ăn uống gì được nữa. Lãn Ông chau cặp mày bạc trắng, trễ miệng lẩm bẩm "Hỏa hư chăng? ", rồi thong thả với lấy khăn áo, bảo người nông phu: - Nhà bác đi trước dẫn đường đi... Vị y sư già nua chống gậy, lắc lư tấm thân mập mạp, bước theo chân người nhà bệnh nhân. Sau khi xem kỹ mạch, ông già ngồi ngây ra suy nghĩ một lúc rồi lẳng lặng ra về. Mấy thang thuốc liên tiếp được trao cho người nhà bệnh nhân và mấy hôm sau thì thấy cả hai anh em ngươi nông phu, đầu đội xôi gà, tay mang tiền bạc, tìm đến lạy tạ, cảm ơn cứu mạng. Bẳng đi bốn năm ngày, bỗng lại thấy người nông phu xuất hiện: Người em của bác ta bụng đau như xoắn, đi ngoài ra toàn huyết! Hải Thượng Lãn Ông lúc ấy đang ngồi câu cá dưới bóng mát ngôi nhà Nghênh phong. Ông già trễ môi nghe kể bệnh, rồi buông cần, xỏ dép đi lấy thuốc giao cho người nông phu mang về. Nhưng rồi tin dữ lại vẫn đến: Bệnh nhân phát nóng và tức bụng càng tăng! Vị y sư thoáng thấy sốt ruột vì phiền muộn. Ông già nhíu mày cân đong thuốc men hồi lâu, rồi vừa giao thuốc, vừa dặn người nông phu: - Nhà bác mang về cho người bệnh uống. Xong nước đầu, thấy thế nào thì báo cho tôi... Ngồi thừ nheo mắt nhìn theo bóng người nhà bệnh nhân tất tả đi về, Lãn Ông lần lượt gợi thử lại trong óc những thú vui giải trí thường ngày: Câu cá, gảy đàn, ngắm cảnh v. V...nhưng đều chẳng thấy chút hứng thú. Ông già liền gọi tiểu đồng dọn rượu, và chỉ sau mấy chén lớn đã phanh áo ngủ lăn ở sập. Đêm ấy, trời đổ xuống một trận mưa giải nồng, kéo dài thêm giấc ngủ say của vị y sư tới lúc sáng bạch. Ông giá chỉ tỉnh dậy khi tiếng mếu máo của người nông phu: - Trình cụ, chúng tôi cho chú nó uống thuốc của cụ, xong nước đầu thì thấy bệnh chuyển, Gặp trời mưa, chúng tôi ngại đi trình cụ, cứ thế sắc luôn nước thứ hai... Nào ngờ, uống vào thì liền đi ngoài như tháo cống, tinh thần mệt hết sức... Lãn Ông lật đật nhổm dậy. Ông già vội vã tìm khăn, xỏ dép, lục lọi thuốc thang rồi tất tả theo người nhà bệnh nhân ra đi. Mãi chiều hôm ấy mới thấy Lãn Ông thơ thẩn trở về, gương mặt nhăn nhúm tối sầm.
Vị y sư gầy sút giảm hẳn đi. Đám tiểu đồng ngơ ngác nhìn ông già thẩn thơ đi từ nhà Di chân sang đình. Tối quảngrồi lên lầu Tị huyên mà chẳng ngồi đâu được nóng chỗ. Đã lâu lắm mới lại thấy Lãn Ông tự dằn vằn khổ sở như vậy. Người vợ già của vị y sư, hiểu tính chồng, lặng lẽ rót thêm rượu ngọt vào chiếc hồ lớn mỗi bữa dọn ăn cho ông lão. Hồi còn trẻ, bà cũng đã một lần chứng kiến cái cảnh tượng khổ đau vật vã của chồng như thế này. Ấy là khi ông vừa từ quan, bỏ cả quê hương Hải Dương để lánh vào xứ Bầu Thương đây. Ở ẩn mà vẫn chưa yên. Xa lánh thế sự rối bời của triều chính, nhưng chí tung hoành của kẻ nam nhi lại vẫn chẳng nguôi đi được
Người nông phu đã đứng tuổi ấy kể lể: - Trình cụ, chú nó từ hôm cày mảnh ruộng ở chân núi gặp mưa thì phát chứng mình nóng như lửa, trong họng đau dữ. Xin cụ làm phúc chữa cho... Nghe giọng nói vật nài khổ sở, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác rời trang sách thuốc, nghiêng đầu lé mắt nhìn kỹ người đứng trước mặt, rồi gật gù, thủng thẳng hỏi: - Chú ấy năm nay bao nhiêu? Ngày thường có hay đau yếu gì không? - Trình cụ, chú nó từ bé vẫn ở với chúng tôi, anh em đùm bọc lẫn nhau, nào thấy có bệnh tật gì đâu. Chẳng qua năm nay vừa hăm hai tuổi, định thu xếp ra ở riêng nên cố làm dấn để kiếm chút vốn... - Được rồi! Để nghĩ kỹ xem nào... Lãn Ông rời sập, lê dép ra tủ thuốc, tìm tòi, cân gói, một hồi lâu rồi thận trọng trao phong giấy cho người nông phu, đoạn lẳng lặng quay về sập, xua tay ra hiệu cho khách lui, khi thấy khách vừa toan thò tay vào bọc lấy tiền. Nhưng chỉ hôm sau đã lại thấy người nông phu ấy tìm đến, gãi đầu nhăn nhó báo tin người bệnh chẳng những không thuyên giảm, mà còn đau tắc hẳn yết hầu, không ăn uống gì được nữa. Lãn Ông chau cặp mày bạc trắng, trễ miệng lẩm bẩm "Hỏa hư chăng? ", rồi thong thả với lấy khăn áo, bảo người nông phu: - Nhà bác đi trước dẫn đường đi... Vị y sư già nua chống gậy, lắc lư tấm thân mập mạp, bước theo chân người nhà bệnh nhân. Sau khi xem kỹ mạch, ông già ngồi ngây ra suy nghĩ một lúc rồi lẳng lặng ra về. Mấy thang thuốc liên tiếp được trao cho người nhà bệnh nhân và mấy hôm sau thì thấy cả hai anh em ngươi nông phu, đầu đội xôi gà, tay mang tiền bạc, tìm đến lạy tạ, cảm ơn cứu mạng. Bẳng đi bốn năm ngày, bỗng lại thấy người nông phu xuất hiện: Người em của bác ta bụng đau như xoắn, đi ngoài ra toàn huyết! Hải Thượng Lãn Ông lúc ấy đang ngồi câu cá dưới bóng mát ngôi nhà Nghênh phong. Ông già trễ môi nghe kể bệnh, rồi buông cần, xỏ dép đi lấy thuốc giao cho người nông phu mang về. Nhưng rồi tin dữ lại vẫn đến: Bệnh nhân phát nóng và tức bụng càng tăng! Vị y sư thoáng thấy sốt ruột vì phiền muộn. Ông già nhíu mày cân đong thuốc men hồi lâu, rồi vừa giao thuốc, vừa dặn người nông phu: - Nhà bác mang về cho người bệnh uống. Xong nước đầu, thấy thế nào thì báo cho tôi... Ngồi thừ nheo mắt nhìn theo bóng người nhà bệnh nhân tất tả đi về, Lãn Ông lần lượt gợi thử lại trong óc những thú vui giải trí thường ngày: Câu cá, gảy đàn, ngắm cảnh v. V...nhưng đều chẳng thấy chút hứng thú. Ông già liền gọi tiểu đồng dọn rượu, và chỉ sau mấy chén lớn đã phanh áo ngủ lăn ở sập. Đêm ấy, trời đổ xuống một trận mưa giải nồng, kéo dài thêm giấc ngủ say của vị y sư tới lúc sáng bạch. Ông giá chỉ tỉnh dậy khi tiếng mếu máo của người nông phu: - Trình cụ, chúng tôi cho chú nó uống thuốc của cụ, xong nước đầu thì thấy bệnh chuyển, Gặp trời mưa, chúng tôi ngại đi trình cụ, cứ thế sắc luôn nước thứ hai... Nào ngờ, uống vào thì liền đi ngoài như tháo cống, tinh thần mệt hết sức... Lãn Ông lật đật nhổm dậy. Ông già vội vã tìm khăn, xỏ dép, lục lọi thuốc thang rồi tất tả theo người nhà bệnh nhân ra đi. Mãi chiều hôm ấy mới thấy Lãn Ông thơ thẩn trở về, gương mặt nhăn nhúm tối sầm.
Vị y sư gầy sút giảm hẳn đi. Đám tiểu đồng ngơ ngác nhìn ông già thẩn thơ đi từ nhà Di chân sang đình. Tối quảngrồi lên lầu Tị huyên mà chẳng ngồi đâu được nóng chỗ. Đã lâu lắm mới lại thấy Lãn Ông tự dằn vằn khổ sở như vậy. Người vợ già của vị y sư, hiểu tính chồng, lặng lẽ rót thêm rượu ngọt vào chiếc hồ lớn mỗi bữa dọn ăn cho ông lão. Hồi còn trẻ, bà cũng đã một lần chứng kiến cái cảnh tượng khổ đau vật vã của chồng như thế này. Ấy là khi ông vừa từ quan, bỏ cả quê hương Hải Dương để lánh vào xứ Bầu Thương đây. Ở ẩn mà vẫn chưa yên. Xa lánh thế sự rối bời của triều chính, nhưng chí tung hoành của kẻ nam nhi lại vẫn chẳng nguôi đi được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)