Thầy cô cho em hỏi bài Cơ khố
Chia sẻ bởi Đào Thị Yến |
Ngày 26/04/2019 |
112
Chia sẻ tài liệu: Thầy cô cho em hỏi bài Cơ khố thuộc Vật lý 12
Nội dung tài liệu:
BÀI TẬP PHẦN CƠ – LẦN 1
Bài 1. Một bình chứa hai chất lỏng không phản ứng hoá học và không hoà tan lẫn nhau. Chất lỏng 1 có khối lượng riêng D1 = 900 kg/m3, chất lỏng 2 có khối lượng riêng D2 = 1200 kg/m3. Người ta thả vào bình một vật hình lập phương cạnh a = 6 cm, có khối lượng riêng D = 1100 kg/m3.
Hai lớp chất lỏng sẽ nằm như thế nào ở trong bình?
b. Vật sẽ nằm ở vị trí nào so với mặt phân cách hai chất lỏng? Cho rằng 2 chất lỏng đều nhiều đến mức có thể nhấn chìm vật trong từng chất lỏng.
Bài 2. Một cốc hình trụ có thành mảnh, khối lượng m = 200g được đặt lơ lửng giữa mặt phân cách của 2 chất lỏng có khối lượng riêng D1 = 1000kg/m3 và D2 = 1200kg/m3 (hình vẽ). Tìm độ nhúng sâu của cốc trong chất lỏng bên dưới. Biết rằng đáy cốc có chiều cao là h = 5cm và diện tích là S = 20cm2. Khối lượng riêng của thành cốc nhỏ không đáng kể.
Bài 3. Một quả cầu rỗng kín vỏ có khối lượng 1 gam, thể tích ngoài 6 cm3. Chiều dày của vỏ không đáng kể. Một phần chứa nước còn lại chứa 0, 1 gam không khí. Quả cầu lơ lửng trong nước. Tính thể tích phần chứa không khí.
Bài 4: Một vật có khối lượng 0,6 kg và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi lên khỏi mặt nước? Tại sao? Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?
Cho trọng lượng riêng của nước d0 = 10000N/m3
Bài 5. Cho một khối gỗ hình hộp lập phương cạnh a = 20 cm có trọng lượng riêng d = 6000 N/m3 được thả vào trong nước sao cho một mặt đáy song song với mặt thoáng của nước. Trọng lượng riêng của nước là dn = 10 000 N/m3.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên khối gỗ.
b) Tính chiều cao phần khối gỗ ngập trong nước.
Bài 5. Một khối gỗ hình lập phương, cạnh a = 10 cm, có khối lượng riêng D1=1000 kg/m3 được thả vào trong một chậu nước, bên trên có một lớp dầu cao h2= 2 cm, khối lượng riêng D2= 800 kg/m3.
a. Tìm phần chìm của khối gỗ trong nước.?
b. Tìm chiều cao của lớp chất lỏng có khối lượng riêng D3 = 400 kg/m3 được đổ vào để ngập hoàn toàn khối gỗ? Biết các chất lỏng không trộn lẫn và phản ứng hóa học với nhau.
Bài 6. Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2, cao h = 10cm, có khối lượng m = 160g
a- Thả khối gỗ vào nước tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước, biết khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 kg/m3. .
b- Nếu khối gỗ đó được khoét một lỗ hình trụ ở chính giữa có tiết diện s = 4cm2 sâu h và lấp đầy chì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3. Khi thả vào nước thì thấy mực nước bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu h của lỗ đó?
h = 5,5 cm.
Bài 7. Trong bình hình trụ tiết diện S1 = 30 cm2 có chứa nước khối lượng riêng D1 = 1g/cm3. Người ta thả thẳng đứng một thanh gỗ có khối lượng riêng D2 = 0,8 g/cm3, tiết diện S2 = 10cm2 thì thấy phần chìm trong nước là h = 20 cm.
a- Tính chiều dài l của thanh gỗ?
b- Biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy h = 2cm. Tìm chiều cao mực nước đã có lúc đầu trong bình?
c- Có thể nhấn chìm thanh gỗ hoàn toàn vào nước được không? Để có thể nhấn chìm thanh gỗ vào nước thì chiều cao ban đầu tối thiểu của mực nước trong bình phải là bao nhiêu?
Bài 8. Một khối gỗ hình trụ tiết diện S = 200 cm2, chiều cao h = 50 cm có trọng lượng riêng d0 = 9000 N/m3 được thả nổi thẳng đứng trong nước sao cho đáy song song với mặt thoáng. Trọng lượng riêng của nước là d1 = 10 000 N/m3.
a) Tính chiều cao của khối gỗ ngập trong nước?
b) Người ta đổ vào phía trên nước một lớp dầu sao cho dầu vừa ngập khối gỗ. Tính chiều cao lớp dầu và chiều cao phần gỗ ngập trong nước lúc này. Biết trọng lượng riêng của dầu là d3 = 8000N/m3.
c) Tính công tối thiểu để nhấc khối gỗ ra khỏi dầu.
Bài 9. Hai khối gỗ A và B hình hộp lập phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)