Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục
Chia sẻ bởi Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
1948 – 1950
Câu 2: Thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục của nhân dân ta trong những năm (1948-1950).
a. Tại sao chính phủ đẩy mạnh xây dựng hậu phương.
- Xuất phát từ đường lối kháng chiến của ta: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”;
- Xuất phát từ nhu cầu nhân lực, vật lực, tài lực để phục vụ chiến trường.
- Xuất phát từ lí luận của chiến tranh, bên nào có hậu phương vững mạnh bên đó sẽ giành thắng lợi.
(Trong chiến tranh, một hậu phương vững chắc cho phép giải quyết vấn đề nhân lực, tiếp tế hậu cần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của toàn dân, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của tất cả các yếu tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa... tất cả liên quan chặt chẽ với nhau và hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự, từ năm 1948-1950, nhân dân ta còn thu được nhiều thành tựu trên các mặt trận khác) (Tham khảo)
b. Thành tựu
* Sau 3 năm ta đã đạt được những thành tựa to lớn và toàn diện:
- Về chính trị:
+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Năm 1948, lần đầu tiên ta tổ chức bầu cử tại Nam Bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến kiến quốc.
+ 1949 hợp nhất Việt Minh và Hội Liên Việt.
+ Tranh thủ tuyên truyền tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến ra thế giới.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: được đặc biệt quan tâm. Giảm tô 25%. chia lại ruộng công.
+ Công nghiệp: ta đặc biệt quan tâm đến công nghiệp quốc phòng, chú ý xây dựng các nhà máy quy mô vừa và nhỏ, phân tán để hạn chế sự phá hoại của kẻ thù, đã sản xuất được nhiều loại súng đạn, mìn, các xưởng quân nhu cũng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của bộ đội. + Tiểu thủ công nghiệp: Đáp ứng 6 mặt hàng thiết yếu như dệt, giấy, in, xà phòng, muối, diêm.
- Văn hóa - giáo dục:
+ Trên mặt trận văn hóa: Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa mới theo phương châm: “Dân tộc, Khoa học và Đại chúng”.
+ Khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến”.
+ Đến đầu năm 1949 có 10 triệu người biết đọc, biết viết.
- Y tế:
+ vận động thực hiện ba sạch, ta đã sản xuất được thuốc pênixilin, đây là một cố gắng lớn của ngành y tế.
* Ý nghĩa:
- Bộ máy chính quyền: góp phần tổ chức, lãnh đạo kháng chiến, làm phá sản chính quyền bù nhìn tay sai của địch.
- Kinh tế: góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nhu cầu kháng chiến lâu dài.
- Xây dựng cơ sở văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.
(Thành tựu trên có tác dụng củng cố và tăng cường hậu Phương kháng chiến, là nhân tố quyết định thường xuyên đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến).
Câu 2: Thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục của nhân dân ta trong những năm (1948-1950).
a. Tại sao chính phủ đẩy mạnh xây dựng hậu phương.
- Xuất phát từ đường lối kháng chiến của ta: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”;
- Xuất phát từ nhu cầu nhân lực, vật lực, tài lực để phục vụ chiến trường.
- Xuất phát từ lí luận của chiến tranh, bên nào có hậu phương vững mạnh bên đó sẽ giành thắng lợi.
(Trong chiến tranh, một hậu phương vững chắc cho phép giải quyết vấn đề nhân lực, tiếp tế hậu cần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của toàn dân, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của tất cả các yếu tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa... tất cả liên quan chặt chẽ với nhau và hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự, từ năm 1948-1950, nhân dân ta còn thu được nhiều thành tựu trên các mặt trận khác) (Tham khảo)
b. Thành tựu
* Sau 3 năm ta đã đạt được những thành tựa to lớn và toàn diện:
- Về chính trị:
+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Năm 1948, lần đầu tiên ta tổ chức bầu cử tại Nam Bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến kiến quốc.
+ 1949 hợp nhất Việt Minh và Hội Liên Việt.
+ Tranh thủ tuyên truyền tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến ra thế giới.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: được đặc biệt quan tâm. Giảm tô 25%. chia lại ruộng công.
+ Công nghiệp: ta đặc biệt quan tâm đến công nghiệp quốc phòng, chú ý xây dựng các nhà máy quy mô vừa và nhỏ, phân tán để hạn chế sự phá hoại của kẻ thù, đã sản xuất được nhiều loại súng đạn, mìn, các xưởng quân nhu cũng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của bộ đội. + Tiểu thủ công nghiệp: Đáp ứng 6 mặt hàng thiết yếu như dệt, giấy, in, xà phòng, muối, diêm.
- Văn hóa - giáo dục:
+ Trên mặt trận văn hóa: Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa mới theo phương châm: “Dân tộc, Khoa học và Đại chúng”.
+ Khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến”.
+ Đến đầu năm 1949 có 10 triệu người biết đọc, biết viết.
- Y tế:
+ vận động thực hiện ba sạch, ta đã sản xuất được thuốc pênixilin, đây là một cố gắng lớn của ngành y tế.
* Ý nghĩa:
- Bộ máy chính quyền: góp phần tổ chức, lãnh đạo kháng chiến, làm phá sản chính quyền bù nhìn tay sai của địch.
- Kinh tế: góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nhu cầu kháng chiến lâu dài.
- Xây dựng cơ sở văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.
(Thành tựu trên có tác dụng củng cố và tăng cường hậu Phương kháng chiến, là nhân tố quyết định thường xuyên đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)