Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Huỳnh | Ngày 09/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Thành Nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới
Hôm 27.6.2011, UNESCO đã công nhận Thành nhà Hồ (hay còn gọi là Thành Tây Đô, Thành An Tôn, Thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới.
Vào hồi 13h chiều 27/6 (theo giờ Paris, Pháp, tức 18h giờ Việt Nam), tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng Hòa Pháp), Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ (Việt Nam) trở thành di sản văn hoá thế giới.
Như vậy, sau 6 năm (2006 - 2011) xây dựng hồ sơ và đệ trình UNESCO, Thành nhà Hồ đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.
Thành nhà Hồ được đặt móng xây dựng vào năm 1397. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bằng đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Trong lòng đất của Khu di tích còn lưu giữ các dấu tích Cung điện, đền đài, đường xá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình. Di sản thành nhà Hồ thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Toàn bộ khu di sản được bảo tồn toàn vẹn theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa và Luật pháp của Nhà nước Việt Nam.
Việt Nam đã có 6 di tích được công nhận là di sản thế giới, đó là phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long, khu hang động Phong Nha-Kẻ Bàng và Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Cổng này có ba cửa (cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m).
Cổng thành phía Bắc.
Cổng phía Đông.
Cổng phía Tây.
Các cổng được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới hơn 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn.
Nếu như mặt ngoài tường thành được ghép bằng đá xanh thì mặt trong tường được đắp bằng đất và đá nhỏ.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại với rất nhiều thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hiện nay một số đoạn thành ở khu vực phía đông và phía bắc đang bị sạt lở.
Theo sử sách trong thành có điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác kinh đô Thăng Long. Dấu tích nền móng của những cung điện xưa đang nằm ẩn mình dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng… Ảnh chụp mặt trong thành nhà Hồ nhìn từ cổng phía Nam.
Ở giữa hoàng thành giờ chỉ còn lại hai con rồng đá bị chặt mất đầu. Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, đôi rồng đá này thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam…
Từ năm 2004 đến nay, qua nhiều lần khai quật khảo cổ quần thể di sản thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàng chục nghìn di vật, hiện vật quý liên quan đến triều Hồ như bi đá (dùng kết hợp với các con lăn để vận chuyển những khối đá lớn phục vụ việc xây tường thành)…
Gạch bìa bằng đất nung dùng để xây dựng phía trên lớp tường thành bằng đá, nhằm tạo độ cao cho thành, cũng như tạo điều kiện cho quân sĩ quan sát xung quanh thành khi tuần tra, canh gác.
Một công trình được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua (hay còn gọi là giếng Ngự Duyên, Ngự Dục). Giếng có hình vuông, được kè đá, dùng để cho nhà vua tẩy trần trước khi hành lễ trên đàn tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Huỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)