Thành lập phản xạ có điểu kiện và biện pháp chăm sóc hệ thần kinh cho HSTH

Chia sẻ bởi lê thị hồng ngọc | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: thành lập phản xạ có điểu kiện và biện pháp chăm sóc hệ thần kinh cho HSTH thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
LỚP: D16TH02
SINH LÝ HỌC TRẺ EM
NHÓM 1:
LƯ TÚ MY
LÊ THỊ HỒNG NGỌC
NGUYỄN THỊ NGỌC NỮ
TRẦN THỊ CẨM NHUNG
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỚC
ÂU THỊ TUYẾT NINH
TRỊNH THỊ HỒNG PHƯỢNG





Câu 1: Trình bày các điều kiện cần thiết để thành lập phản xạ có điều kiện. Nêu các biện pháp chăm sóc hệ thần kinh cho trẻ.
Định nghĩa phản xạ: Là hoạt động trả lời của cơ thể đối với sự thích nghi của cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần kinh trung ương.

Vd: Sờ tay vào nước nóng thì rụt tay lại.
Phản xạ
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
Đặc điểm của sự hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em mầm non: 
-Ở trẻ em, đa số các phản xạ sau khi ra đời của trẻ là những phản xạ không điều kiện bẩm sinh như mút vú, nheo hoặc nhắm mắt khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt.

- Sau khi sinh từ 7 - 9 ngày, những phản xạ có điều kiện ăn uống đầu tiên được hình thành, biểu hiện bằng các cử động, mút, tìm kiếm khi trẻ đặt gần vú mẹ, các phản xạ có điều kiện giúp cho trẻ thích nghi với điều kiện sống mới. 
-Ngày 15 sau khi sinh, trẻ hình thành những phản xạ có điều kiện về tư thế. Phản xạ có điều kiện ở thời kỳ sơ sinh hình thành khó khăn nhưng rất dễ mất đi.
Ví dụ: Đến giờ cơm, cùng với tiếng kẻng báo giờ ăn ta nói với trẻ “lấy ghế ngồi ăn” thì trẻ đi lấy ghế. Nhiều lần lặp lại thì chỉ cần nghe kẻng báo giờ ăn, trẻ sẽ đi lấy ghế ngồi. Như vậy tiếng kẻng đã trở thành đại diện cho lời nói của ta.
Điều kiện cần thiết để thành lập phản xạ có điều kiện:
Được thành lập dựa trên cơ sở 1 phản xạ không điều kiện.
Phải chịu tác động trước tác nhân kích thích không điều kiện và khoảng cách không quá lâu.
Thường xuyên củng cố nếu không phản xạ sẽ mất đi
Đối tượng phải có bộ phận nhận cảm lành mạnh và vỏ não nguyên vẹn
Tác nhân kích thích phải đủ mạnh và theo 1 tỉ lệ tương ứng
không có tác nhân phá rối.
Các biện pháp chăm sóc hệ thần kinh cho trẻ:
1.Chơi mà học,học mà chơi
Các chuyên gia y tế khuyên là áp dụng một số trò chơi đồ chơi đơn giản để trẻ học hỏi và khích thích sự sáng tạo .
2.Môi trường vui chơi thoải mái
Một môi trường tốt cho bé học tập và vui chơi là một món quà thú vị nhất bố mẹ tặng cho trẻ. Hãy tạo cho trẻ một môi trường ấm áp, vui vẻ, an toàn và hạnh phúc.
3.Dạy trẻ luôn vui vẻ, yêu cuộc sống
Từ giai đoạn mang thai các chuyên gia ,bác sĩ khuyên bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con
Bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ
4.Cho trẻ nghe nhạc
Cho trẻ nghe nhạc là một yếu tố quan trọng giúp khích thích trí thông minh.
5.Tập cho trẻ thói quen giờ giấc .
Hãy thiết lập cho trẻ một thói quen nề nếp qua việc lập cho trẻ một thời gian biểu hợp lý và khoa học bao gồm giờ ăn, ngủ, chơi đùa, vận động…
6.Dạy cho trẻ cư xử đúng cách
Đối với người Việt Nam, đối nhân xử thế là một vấn đề đạo đức vô cùng quan trọng. Do đó nên dạy cho trẻ cư xử đúng cách như khi người lớn tuổi gọi thì cần có dạ, vâng, ạ…Ngoài ra, bạn nên bổ sung vốn từ cho trẻ qua các đồ vật hàng ngày, hoạt động hàng ngày…
7.Khuyến khích trẻ đọc sách .
Đọc sách là một cách đơn giản mà rất hiệu quả giúp bé hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ và khả năng hình dung, tưởng tượng. Đọc sách giúp trẻ nhận biết mặt chữ, cách hành văn, nếu trẻ lớn hơn, đọc sách còn giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và ghi nhớ tri thức về nhiều lĩnh vực.
8.Sử dụng sữa bổ dưỡng.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho sự phát triển của bé. Nếu trẻ vẫn trong độ tuổi bú sữa mẹ, đừng nên cai sữa sớm. Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ bạn có thể bổ sung cho trẻ những loại sữa giúp phát triển chiều cao, chứa lượng DHA tốt cho trí não trẻ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị hồng ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)