Thân thế và sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Ngô Thị Hiền | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: thân thế và sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I- Gia thế và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.

Nguyễn Du (1765-1820), tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ,Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê Mạc, Nguyễn Sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn ở Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi là “Đại Thi hào dân tộc”. 1965 Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

- Cha là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên điền nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tên tự là Hi Dy, hiệu là Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự Cư sĩ. Đậu Nhị Giáp tiến sĩ làm quan đến chức Đại Tư Đồ ( tể tướng), Thượng thư bộ hộ triều Lê.
Mẹ là Trần Thị Tần (1740-1778) con gái người làm chức câu kế, quê làng Hoa Thiều , xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ 3 của Nguyễn Nghiễm ( kém chồng 32 tuổi sinh được 5 con, bốn trai và một gái).
Tổ tiên Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Bạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam nay thuộc Hà Nội sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa bảng nổi danh ở Tiên Điền. Trước ông, có sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
Năm Đinh Hợi (1767), Nguyễn Du được 1 tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận Công nên Nguyễn Du có đời sống trong giàu sang phú quý.
Năm giáp ngọ (1774), cha Nguyễn Du xưng chức Tả Tướng từ đó Nguyễn Du chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.
Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ qua đời( sinh năm 1757).
Năm 1776 ( Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này anh trai thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều được bổ làm trấn thủ Hưng Hóa.
Năm canh Tý 1780, Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du làm trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu bạo trong vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận Công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) ăn học.
Năm Quý mão Nguyễn Du thi hương ở trường sơn nam, đậu Tam Trường ( tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức chánh thủ hiệu hiệu quân hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề đỗ đầu kì thi hương ở điện Phụng Thiên (cử nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức thâm tụng.
1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây Sơn, giữ chức thị lang bộ lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ( Quỳnh Côi, Thái Bình).
Năm 1791 anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền bị Tây Sơn phá hủy.

- Năm 1793, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.
Năm 1794, Nguyễn Đề được thăng Tả Phụng nghi bộ binh vào Quy nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà thanh đến 1796 trở về được thăng chức tả đồng nghị trung thư sảnh.
Mùa đông năm Bính Thìn 1796, Nguyễn Du chốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị quận công Nguyễn Thận bắt giam 3 tháng ở Nghệ An. Sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (cảm hứng trong tù).
Năm 1803,Nguyễn Du được cử lên Ải Nam Quan tiếp sứ nhà thanh sang phong sắc cho Gia Long.
Năm 1805 ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm ngũ phẩm), Tước Du đức hầu và nhận chức ở kinh đô Phú Xuân. 1807 được cử làm giám sát kì thi hương ở Hải Dương. 1808 ông xin về quê nghỉ.
Năm 1809 ông được bổ chức cai bạ (hàm tứ phẩm) ở Quảng Bình.
Năm 1813 ông được thăng cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ lễ (hàm tam phẩm).
Năm 1816, anh rể Nguyễn Du và Vũ Trinh vì liên quan đến vụ tổng trấn nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.
Năm 1820 Minh Mạng qua đời Gia Long nối ngôi, ông được cử làm chánh sứ sang nhà thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày 10-8âm lịch thọ 54 tuổi.
Năm 1824, người ta cải táng ông đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.
II- sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du.
*) Khái quát

+> xét về nội dung: qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao cảm xúc tức đề cao tình. Điều quan trọng hàng đầu là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những người nhỏ bé bất hạnh, ( xem văn tế thập loại chúng sinh, sở kiến hành, thái bình mại ca giả,…) cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19”. Riêng với truyện kiều “ tác phẩm này còn thấm đẫm tinh thần ngợi ca trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi”.
*) Về mặt nghệ thuật, nguyễn du là nhà thơ có học vấn uyên bác nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật,ca, hành,… nên ở thể thơ nào ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ nôm của ông mà bằng chứng là truyện kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khẳ năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại.
Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ hán của Nguyễn Du được chia ra như sau:
+ Thanh hiên thi tập ( tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài viết trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
+ Nam trung tạp âm ( ngâm nga lặt vặt lúc ở miền nam) gồm 40baì viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa danh phía nam Hà Tĩnh.
+ Bắc hành tạp lục ( ghi chép lung tung trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi xứ sang Trung Quốc.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng , nhân cach của ông. Các bài thơ trong Thanh hiên thi tập và nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau , dau dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy nghẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hàng tạp lục những điểm đặc sắc về tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý:
Một là ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện.
Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp nên quyền sống của con người.
Ba là cảm thông với những nhân vật nhỏ bé đươi đáy xã hội bị đày đọa hắt hủi…

*) Thơ chữ Nôm:
Đoạn trường tân thanh ( tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột, tên phổ biến là truyện kiều, được viết bằng chữ nôm gồm 3.254 câu thơ viết theo thể thơ lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm kim vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều, nhân vật chính trong truyện một nhân vật có tài có sắc.
Có thuyết ghi rằng Nguyễn Du sang tác sau chuyến đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoang thời gian làm cai bạ ở quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn
*) Văn chiêu hồn ( tức văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác
- Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều loại người khác nhau kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân đạo của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, đướ đáy xã hội… do gia trị nhân đạo sâu sắc văn chiêu hòn đã được phỏ biến rộng rãi kể cả trong phạm vi nhà chùa.
Văn chiêu hồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)