Thân mềm

Chia sẻ bởi Hoàng Công Vượng | Ngày 24/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Thân mềm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
LỚP 7A2
Kiểm tra bài cũ:
Nêu các đặc điểm về hình dạng và cấu tạo của trai ? Vì sao khi chết vỏ trai tự mở ra ?
Trai di chuyển, dinh dưỡng,và sinh sản như thế nào? Vì sao người ta ví trai như nhà máy lọc nước sống?
Thân mềm gồm rất nhiều loài, chúng ta tạm thời chia chúng thành 3 nhóm:
Nhóm Sống Vùi Lấp Ít Di Chuyển: trai, sò, hến, ngao, điệp, vẹm, hầu…
Nhóm Di Chuyển Chậm Chạp: Ốc Sên, Ốc Nhồi, Ốc Bươu, Ốc Vặn, Ốc Hút…
Nhóm Di Chuyển Tích Cực: Mực, Bạch Tuộc…
MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
BÀI MỚI
I. Ốc Sên:
? Ốc sên sống ở đâu, ăn gì?
Sống trên cạn.
Ăn thực vật.
?. Ốc sên có đặc điểm gì về hình dạng và cấu tạo?
Có một mảnh vỏ.
Phía đầu có 2 tua đầu, 2 mắt, 2 tua miệng.

?. Ốc sên có các tập tính gì?
- Tự vệ bằng cách co rụt cơ thể vào trong vỏ.
Đào hốc sâu dưới đất để đẻ trứng.

TIỂU KẾT 1:
Ốc sên:
Sống trên cạn
Ăn thực vật
Có tập tính co rụt vào vỏ để tự vệ
Đào lỗ đẻ trứng, giác quan phát triển.
II. MỰC:
?. Mực sống ở đâu, chúng có các đặc điểm gì về hình dạng và cấu tạo?
Sống ở biển.
Vỏ đá vôi tiêu giảm, chỉ còn 1 lá mai mỏng nâng đỡ cơ thể.
Đầu có 2 tua dài và 8 tua ngắn.
Mắt và giác bám phát triển.

Mực có các tập tính gì?
Ẩn nấu để rình bắt mồi
Phun mực để tự vệ
Canh giữ và chăm sóc trứng
TIỂU KẾT 2
Mực:
Sống ở biển, có mai nâng đỡ cơ thể.
Mắt và giác bám phát triển.
Có tuyến mực
Có tập tính: ẩn náu để rình mồi, phun mực tự vệ và chăm sóc trứng.
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
1. Kể tên 1 số thân mềm ở địa phương?
Ốc đá (ốc cỏ).
Ốc hút.
Hến.
2. Ốc sên sống ở đâu? Khi bò để lại dấu vết trên lá như thế nào?
Sống nơi rậm rạp, ẩm ướt.
Khi bò tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát và để lại vết đó trên lá.
3. Nêu một số tập tính ở mực?
Ẩn nấu để rình bắt mồi
Phun mực để tự vệ
Canh giữ và chăm sóc trứng


Tìm hiểu thêm:
1. Ốc anh vũ họ hàng với mực nhưng có vỏ như vỏ ốc, tua miệng rất nhiều và không có giác bám
2. Trai tượng sống ở biển có vỏ dài khoảng 1 m và nặng khoảng 1 tạ
3. Mực đực có 1 tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối gọi là tay giao phối, một số loài tay giao phối có thể đứt ra mang tinh trùng đến thụ tinh cho con cái.
4. Bạch tuộc giống mực nhưng mai tiêu giảm và chỉ có 8 tua.
KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Công Vượng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)