Thân lỗ

Chia sẻ bởi Lưu Thanh Thư | Ngày 18/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Thân lỗ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

NHÓM 1
Vũ Thị Lan
2. Trần Thị Gái Thương
3. Lê Thị Ngân
4. Mai Thị Nhung
5. Đỗ Thị Ngân
KÍNH CHÀO CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN
NGÀNH THÂN LỖ ( Porifera)
HOẶC BỌT BIỂN ( Spongia)
Đặc điểm chung
Sinh sản và phát triển
Phân loại
Vai trò
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Thân lỗ là nhóm động vật cận đa bào chủ yếu sống ở biển, là nhóm động vật sống bám nhưng một số loài có khả năng vận động nhờ tế bào chất hoặc nhân.
1. Cơ thể thân lỗ là một hệ thống dẫn nước với ba sơ đồ khác nhau về độ phức tạp: Ascon, Sycon, Leucon, Ragon
Trường hợp đơn giản nhất cơ thể thân lỗ có dạng một cái cốc có đáy bám vào giá thể, đối diện với đáy là lỗ thoát nước, trên thành cơ thể có vô số lỗ hút nước. Nước đưa thức ăn và O2 vào qua lỗ hút nước và ra ngoài qua lỗ thoát nước
Tùy vào mức độ phức tạp của hệ ống dẫn nước và các phòng roi lát bằng tế bào cổ áo mà chia thành các kiểu cấu tạo cơ thể: ascon, sycon, leucon, ragon.
A.ascon, B. sycon, C. leucon, D. ragon
1. lỗ thoát nước, 2. lỗ hút nước, 3.phòng roi, 4. hướng đi của dòng nước
Sơ đồ các kiểu cấu tạo cơ thể của thân lỗ

2. Các loại tế bào của cơ thể thân lỗ và chức năng của chúng.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa:
+ Lớp tế bào ngoài: là các tế bào biểu mô dẹt bảo vệ mặt ngoài và lát trên thành ống dẫn nước.
+ Lớp tế bào trong: Tế bào cổ áo có roi và vành chất nguyên sinh bao quanh gốc roi giống như tế bào của tập đoàn trùng roi, tế bào cổ áo hoạt động liên tục tạo dòng nước đưa thức ăn và o2 vào cơ thể thân lỗ.
+ Tầng keo giữa nhiều loại tế bào: TB hình sao giữ chức năng liên kết nâng đỡ. TB sinh xương hình thành các gai xương hoặc khung xương, TB cổ áo góp phần tiêu hóa thức ăn và hình thành tất cả các tế bào khác của cơ thể khi cần biến đổi


=> Hoạt động dinh dưỡng và hô hấp nhờ tế bào cổ áo tạo dòng nước liên tục mang thức ăn và O2 qua lỗ hút và thải qua lỗ thoát. Có tế bào amíp tiêu hóa thức ăn do tế bào cổ áo lấy vào.
SINH SẢN CỦA THÂN LỖ
SINH SẢN VÔ TÍNH
SINH SẢN HỮU TÍNH
Mọc chồi
Tạo mầm
II. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sinh sản vô tính
Mọc chồi
Chồi là những núm nhỏ có cả thành cơ thể và khoang trung tâm. Chồi thủng ở đỉnh tạo thành lỗ thoát nước
Đa số thân lỗ con gắn với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn, một số có chồi thắt lại tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
b. Tạo mầm
Phần lớn gặp ở vùng lạnh, nước ngọt.
Mầm là khối tế bào amip được bọc ngoài bởi một lớp vỏ kép cách nhiệt.
Mùa đông khi nước đóng băng, tập đoàn thân lỗ lụi đi chỉ để lại các mầm lắng xuống đáy hoặc bám vào các vật chìm trong nước, xuân đến nước ấm trở, khối tế bào mầm chui ra và phát triển thành thân lỗ mới.
Mầm có tác dụng tự vệ và phát tán.
Mầm (gemmula) của thân lỗ nước ngọt
2. Sinh sản hữu tính.

Phần lớn thân lỗ lưỡng tính.
Tế bào sinh dục do tế bào amip hoặc tế bào cổ áo tạo thành. Chúng ở trong tầng keo và nằm trong phòng roi. Tinh trùng chín lọt vào phòng roi, theo dòng nước thoát ra ngoài tìm noãn của cá thể khác thụ tinh.
Trứng được thụ tinh sẽ phân cắt để cho phôi nang có cấu tạo khác nhau ở hai cực:một cực là các phôi bào nhỏ có roi, một cực là các phôi bào lớn chứa nhiều hạt và không có roi, gọi là lưỡng phôi nang. Sau khi hình thành cực các phôi bào lớn lõm vào trong như quá trình hình thành phôi vị ở các động vật đa bào khác.
Ở thân lỗ đá vôi quá trình này dừng lại nửa chừng: Các phôi bào lớn lộn trở ra như phôi nang lưỡng cực ban đầu  chui khỏi cơ thể mẹ  ấu trùng lưỡng phôi nang(bơi trong nước)  lắng xuống đáy.
+ Cực có phôi bào nhỏ bám vào đáy lõm và phát triển thành thành tế bào cổ áo.
+ Phôi bào lớn phát triển thành tế bào mô bì dẹt, tầng keo và các tế bào trong đó.
+ Lỗ thoát nước được hình thành ở phía đối diện của đáy.


Ở một số thân lỗ khác: Phôi nang có lớp phôi bào có roi bọc ngoài, tế bào lớn không roi xếp lộn xộn bên trong. Phôi nang 
ấu trùng parenchimula  rời khỏi cơ thể mẹ  bơi tự do trong nước  bám vào đáy hoặc giá thể.
+ Cực bám sẽ lõm vào, tế bào nhỏ sẽ hình thành tế bào cổ áo và phòng roi.
+ Tế bào lớn dồn ra ngoài tạo thành lớp tế bào biểu mô và tầng keo.


- Ấu trùng thân lỗ không ăn. Chúng bơi trong khoảng 20h trước khi biến thái. Tế bào từ các phần của phôi chuyển chỗ và bắt đầu hoặc tiếp tục biệt hoá.
Ở một số thân lỗ đá vôi và thân lỗ thông thường, tế bào có lông bơi của ấu trùng biến đổi trực tiếp thành tế bào cổ áo.
Ở một số thân lỗ khác, roi bơi của các tế bào này biến mất và tế bào cổ áo được hình thành từ cổ bào.
Thân lỗ có khả năng tái sinh cao, từ một mảnh cơ thể cắt rời hoặc từ một đám tế bào sau khi nghiền nát hoặc sàng qua lưới vẫn có thể phát triển thành một cơ thể toàn vẹn.

Khả năng tái sinh của thân lỗ
III. PHÂN LOẠI THÂN LỖ
Dựa vào đặc điểm hình thái và thành phần hoá học của bộ xương. Ngành Thân lỗ được chia thành 3 lớp:
NGÀNH THÂN LỖ
Lớp thân lỗ đá vôi
(Calcarea)
Lớp Thân lỗ thông
thường
(Demospongiae)
Lớp Thân lỗ 6 tia
(Hexactinellida)
hay Lớp Thân lỗ thuỷ tinh
(Hyalospongiae)
III. PHÂN LOẠI THÂN LỖ
Lớp thân lỗ đá vôi (Calcarea):
- Sống ở vùng biển nông
- Bộ xương gồm các gai xương đá vôi 1,3 hoặc 4 trục.
- Cơ thể kiểu ascon, sycon và leucon
- Các loài hiện đại có cơ thể kiểu ascon chỉ gặp trong lớp này
- Ở Việt Nam có các giống: Leucosolenia, Sycon, Leucandra và Grantia
III. PHÂN LOẠI THÂN LỖ
2. Lớp Thân lỗ thông thường (Demospongiae):
- Sống ở biển và nước ngọt
- Cơ thể kiểu leucon
- Bộ xương hoặc chỉ gồm có các sợi spogin, hoặc bằng gai silic, 1 hoặc 4 trục hoặc gồm cả 2 loại, không có gai đá vôi.
- Ở Việt Nam có các giống: Gelliodes, Halichondria,Pachychalina, Reniera, Apta, Raphidoplus, Clathria, Poterion.
III. PHÂN LOẠI THÂN LỖ
3. Lớp Thân lỗ 6 tia ( Hexactinellida) hoặc Thân lỗ thuỷ tinh ( Hyalospongiae):
- Đơn độc, thân cao
- Sống ở biển sâu từ cực đến xích đạo
- Cơ thể có cấu trúc tinh tế và đối xứng với gai silic 6 tia.
- Phần lớn sống bám trên nền đáy cứng, số ít sống bám vào đáy nền mềm nhờ các gai xương.
- Cơ thể cấu trúc dạng sycon hoặc leucon
- Lớp TB ngoài cùng là hợp bào, thiếu các sợi co duỗi tức là không có lớp mô bì dẹt.
IV. VAI TRÒ CỦA THÂN LỖ
- Làm sạch nước ( nhờ lấy thức ăn là cặn vẩn trong nước)
Ở một số vùng biển nhiệt đới thân lỗ mềm có sợi spongin  làm vật cọ rửa, đánh bóng kim loại và thấm khô vết thương.
Thân lỗ có bộ xương đẹp  trang trí
- Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao chứa trong một số thân lỗ có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.
Một số loài thân lỗ có bộ xương đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thanh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)