Thần dược chữa bách bệnh (TCC)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Chung |
Ngày 23/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Thần dược chữa bách bệnh (TCC) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
“Thần Dược” TCC Chữa Bách Bệnh !
Nguyễn Bá Tòng
TCC
“Thần Dược” Chữa Bách Bệnh !
Cái gì cũng có giá của nó! Muốn được “vô bệnh trường sinh bất lão” thì phải đầu tư công sức, chứ sức khỏe và tuổi thọ không từ trên trời rơi xuống hay bỏ tiền ra mua mà được. Dứt khoát như vậy!
2006
Lưu hành nội bộ
TCC
“Thần dược” Chữa Bách Bệnh !
Trước hết phải nói ngay rằng, cái mà ở đây gọi là “thần dược” không phải lên núi cao hay xuống biển sâu mới tìm được nó, mà ngay trong chợ, bất cứ chợ nào cũng có và thường thì bán rất rẻ, người nghèo nhất cũng mua được. Xin nói mau: đó chính là Thơm (T), Cà chua (C), Chuối sứ (C). (Người Bắc gọi chuối sứ là chuối tây, người Trung gọi là chuối mốc). Không ai tưởng tượng nổi ba loại trái cây rẻ tiền này lại có thể trở thành thần dược và chữa được bách bệnh. Thật vậy, “thơm, cà, chuối” là ba loại trái cây hết sức tầm thường, nhưng khi được kết hợp lại, thì nó trở thành hết sức phi thường, có thể phòng và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh thuộc bộ tiêu hóa là hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tính khoa học của nó, ở đây ta chỉ có thể hiểu đại khái: Cơ thể con người là cả một hệ thống ống dẫn, trong các ống lớn là ruột non, ruột già, khí quản, thực quản, động mạch, tỉnh mạch v.v… Bệnh tật của con người đa phần đều do các ống dẫn này tắc nghẽn, giống như khi ống cống bị nghẹt thì sẽ có đủ thứ chuyện phiền toái. Chất axít trong thơm và cà chua được coi là chất “thông cống” có khả năng khai thông tất cả. Nhưng nếu chỉ dùng thuần thơm và cà chua thì không thể chịu nổi, lợi bất cập hại, thậm chí có thể bị lủng bao tử. Axít muốn được trung hòa thì phải có chất kiềm, từ đó mới có thể ăn dùng lâu dài được. Trong các loại thực phẩm có chứa kiềm chất, chỉ có chuối sứ luộc là lý tưởng nhất vì nó có thể đáp ứng một lúc rất nhiều nhu cầu. Ngoài nhu cầu kiềm chất có tính quyết định, trong chuối sứ còn có chất ma-nhê giúp chống trầm cảm, chống stress; nó cũng có chứa sinh tố B1 và B6, B1 giúp chống tê phù và giúp ngon miệng; B6 giúp làn da trở nên tươi sáng, săn chắc, nõn nà… (sinh tố A và C trong thơm và cà chua cũng góp phần làm nên việc thần kỳ này), đồng thời chuối sứ còn là một trợ thủ đắc lực trong việc chữa trị các bệnh viêm loét dạ dày và điều chỉnh những rối loạn của bộ tiêu hóa. Một loại trái cây “siêu tuyệt vời” như thế nếu được kết hợp với thơm và cà chua, thiết nghĩ nó có trở thành “thần dược” cũng là điều dễ hiểu. Cũng cần nói thêm: thơm và cà chua là hai loại trái cây có nhiều sinh tố A và C. Đây là hai loại sinh tố chống oxy hóa hay trung hòa các gốc tự do rất hiệu quả! Đặc biệt là cà chua, nó góp phần tích cực trong việc điều chỉnh bộ tiêu hóa, trợ tỳ và luôn làm cho ta lúc nào cũng ngon miệng. Thơm cũng vậy, nó luôn là “khắc tinh” của mỡ thừa và các loại sỏi, gai… đồng thời nó cũng có thể chữa lành một trong những loại kiết, vì thế trong dân gian mỗi khi bị kiết liền ăn thơm vào và hy vọng “trúng bệnh” sẽ khỏi ngay. Dù thơm không thể chữa lành tất cả bệnh kiết, nhưng nhìn chung, nó là người bạn đáng tin cậy đối với bộ tiêu hóa nói riêng, cơ thể nói chung. Chưa hết: trong thơm còn có chất noni như trong cây nhàu, một chất giúp phòng và chữa rất nhiều bệnh. Do đó, thơm rất xứng đáng “chung lưng đấu cật” cùng cà chua với chuối sứ hình thành thế chân vạc, tạo nền móng vững chắc cho… “thần dược”.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu ca dao nghe hợp tình, hợp cảnh làm sao! Ở đây ta thấy rằng “hòn núi TCC” cao hơn tất cả các nền y học Đông Tây kim cổ, trong đó triết lý “thống bất thông, thông bất thống” được coi là nền móng vô cùng vững chắc. Với nền móng đó, “hòn núi TCC” sẽ trơ gan cùng tuế nguyệt để “thần dược” mãi mãi là “thần dược” và dứt khoát không bao giờ có cái gọi là “lờn thuốc”! Tất nhiên với sự góp mặt thường xuyên của sinh tố C thiên nhiên, các mạch máu sẽ rất dẻo dai, bền chắc, đồng thời khả năng đề kháng cũng luôn được phát huy cao độ. Phải nói rằng Đông y và Tây y đều biết rất rõ cái triết lý “đau không thông, thông không đau” nhưng thuốc men đã tỏ ra bất lực trong việc khai thông những ống lớn, ống nhỏ trong cơ thể, thành ra bệnh tật sẽ còn hành hạ con người dài dài cho đến ngày tận thế, “thần dược” TCC sẽ là vị “cứu tinh” đối với những ai biết phát huy lý trí và ý chí, kiên trì thực hành đến nơi, đến chốn.
Đó là phần lý thuyết và là phần tích cực mà ở đây chúng ta chỉ có thể hiểu một cách bình dân như vậy. Phần thực hành quan trọng hơn, vì hỗn hợp TCC có trở thành “thần dược” hay không hoàn toàn tùy thuộc sự hiểu biết của mỗi bệnh nhân. Sở dĩ đòi hỏi bệnh nhân phải luôn động não là vì tùy thuộc loại bệnh, tùy tình trạng bệnh bệnh mà hỗn hợp TCC phải biết gia giảm đúng mức và kịp thời, như thế mới hy vọng đẩy lùi được bệnh tật. Thật vậy, khi đã nắm vững “dược tính” của ba loại trái cây quen thuộc này thì việc gia giảm không còn là vấn đề nữa. Ví dụ muốn chữa bệnh dạ dày thì lượng chuối luộc phải nhiều hơn lượng thơm và cà chua. Trái lại, nếu muốn phòng và chữa các bệnh: béo phì, huyết áp, nhồi máu, tai biến, sỏi thận, hen suyễn, thấp khớp… nói chung là những bệnh do mỡ thừa và cholesterol gây ra, thì lượng thơm và cà chua phải nhiều hơn, tất nhiên sẽ rất nhuận trường. Có thể nói, axít trong thơm và cà chua luôn là “khắc tinh” của sỏi, mỡ, gai, huyết khối và cholesterol xấu và dường như chúng đã thề “không đội trời chung” với nhau. Đây là điều mà những bệnh nhân béo phì, tim mạch, hiếm muộn, sỏi thận, gai cột sống v.v… nên hết sức lưu tâm! Kinh nghiệm rằng ăn dùng hỗn hợp TCC thường rất dễ chịu, kể cả lúc bụng đói, điều đó chứng tỏ nó rất phù hợp với quy luật sinh lý con người. Tính quy luật của nó là bất cứ người nào ăn dùng hỗn hợp TCC cũng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt những người có bộ tiêu hóa lộn xôn bất an… đảm bảo chỉ sau vài giờ ăn dùng hỗn hợp TCC sẽ thấy trong bụng dễ chịu ngay! Riêng người bị kiết hoặc đi chảy thì dùng thuần chuối luộc, ăn luôn cả vỏ, chuối ương hoặc chuối sống càng tốt. Luộc chín cho tí muối, ăn luôn cả nước lẫn cái, ăn vài lần sẽ cầm được và phân sẽ chặt lại ngay. Đây chính là kinh nghiệm dân gian rất lâu đời, đồng thời cũng là kinh nghiệm của bản thân tác giả. Riêng bệnh táo bón phải dùng lượng thơm và cà chua gấp đôi lượng chuối, nhất là chuối phải chín rục, bỏ vỏ và ăn sống chứ không cần luộc.
Nói chung, nếu không có thơm ngọt thì phải tìm chuối thật chín có độ ngọt cao mới có thể trung hòa được cái chua của thơm và cà chua. Dù sao hỗn hợp TCC cũng rất khó ăn vì độ ngọt của chuối chín rục cũng không đủ để trung hòa làm cho “thần dược” hấp dẫn hơn. Có thể cho đường, sữa hoặc mật ong vào hỗn hợp này cho nó dễ ăn hơn. Nên nhớ, không được cho nhiều quá, chỉ ngọt lờ lợ như sữa mẹ thôi. Trường hợp thơm chua và chuối ương, dù có ăn thêm đường chút ít thì cũng giống ăn trái cây ngọt (đường chậm) chắc không hại lắm đâu. Ai kiêng đường thì có thể ăn thuần hỗn hợp TCC càng tốt. Hãy luôn nghe ngóng cơ thể để tự điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất!
Cách chế biến: chuối sứ bỏ vỏ, xắt lát, luộc với một tí muối. Thơm bỏ cùi băm nhuyễn; cà chua xắt nhỏ và không bỏ vỏ hay bỏ hạt (vì trong vỏ có chất tốt cho tim, trong hạt có chất tốt cho mạch máu). Xong cho vào máy xay sinh tố với một tí nước, xay nhuyễn và đặc. (Có người dị ứng với mùi cà chua sống, luộc chín trước khi xay ăn cũng rất tốt). Hỗn hợp TCC là một dạng sinh tố, tất nhiên ăn nguội rất dở, ướp lạnh hoặc ăn mát sẽ dễ hơn. Có lẽ không nên ăn lạnh mà chỉ nên ăn mát thôi. Người không thích ăn lạnh, mà cũng không ưa ăn mát thì ăn nguội, càng tốt! Có người không thích xay nhuyễn hoặc không có máy xay, bèn luộc cả ba thứ mà ăn, cũng tốt. Nên nhớ, “thần dược” TCC phải được ăn dùng “trường kỳ kháng chiến” mới có thể phòng và chữa được nhiều bệnh chết người. Vì thế ăn dùng phải thấy ngon miệng và thích thú mới có thể áp dụng lâu dài. Có thể thay đổi cách ăn thế này: chuối luộc sẵn bỏ tủ lạnh, cà chua, thơm xay chung cho tí muối và đường, cũng cất vào tủ lạnh. Khi nào muốn ăn thì ăn 1 trái chuối, xong uống một ly hỗn hợp thơm cà. Phải nhớ, phòng bệnh luôn luôn khỏe hơn trị bệnh! Đặc biệt người muốn phòng các bệnh: béo phì, huyết áp, tiểu đường, tai biến, nhồi máu, hen suyễn, sỏi, gai, gout… thì chỉ cần mỗi sáng ăn 1 ly “thần dược” cũng tạm đủ. Còn người muốn chữa trị các bệnh nan y, phải “chữa cháy” bằng cách ăn thuần “thần dược” thay cơm ít nhất cũng phải được vài tuần, may ra mới hy vọng đẩy lùi được ma bệnh và thần chết. Người bệnh phải ý thức sâu xa rằng, hỗn hợp TCC đầy đủ các chất bổ, có thể ăn dùng lâu dài mà không sợ bị suy dinh dưỡng, nhất là ăn với sữa bò hoặc mật ong. Cụ thể là ăn vào lúc nào cũng nghe trong bụng rất dễ chịu. Đây là một dạng ăn nhẹ mà có lẽ người bệnh nào cũng rất thích. Có thể ví bộ tiêu hóa con người giống như Bộ Lượng thực trong một quốc gia, nó mà bị suy yếu hoặc rối loạn thì cả nước sẽ suy sụp dây chuyền, từ đó “thù trong, giặc ngoài” sẽ không ngừng nổi dậy làm loạn. Người có bộ tiêu hóa tốt thì các cơ quan nội tạng sẽ không dễ gì đau bệnh, đúng như quan niệm, “có thực mới vực được đạo”. Gọi hỗn hợp TCC là “thần dược” vì nó có khả năng điều chỉnh thường xuyên bộ tiêu hóa, nhờ đó con người lúc nào cũng ăn ngon ngủ khỏe, đồng thời lúc nào cũng lạc quan yêu đời.
Cần nhấn mạnh rằng, axít trong thơm và cà chua luôn là khắc tinh của mỡ thừa, vì thế khi ăn dùng hỗn hợp TCC, người bị béo phì hoặc tiểu đường nên bớt lượng chuối luộc, đồng thời tăng lượng thơm và cà chua lên gấp đôi (sẽ nhuận trường đấy). Chúng ta biết rằng người bị tiểu đường tuýp 2 là do mỡ thừa bao vây, cô lập và vô hiệu hóa insulin. Khi bệnh nhân đưa “khắc tinh” vào hàng ngày thì insulin sẽ được giải phóng, bệnh tiểu đường có thể tự miễn dịch một cách thần kỳ như có phép lạ! Người bị béo phì cũng vậy, ngoài những bữa ăn chính, hãy ăn hỗn hợp TCC lai rai cả ngày (dạng ăn vặt), sẽ thấy mỡ thừa tan biếng dần dần. Tuy chậm mà chắc, mưa dầm thấm lâu. Có lẽ tốt nhất là mỗi ngày, ngoài những lần lai rai, sau mỗi bữa ăn chính nên ăn trán miệng lưng chén “thần dược” trước mắt: giúp tiêu hóa tốt các chất dầu mỡ và đồ nóng; lâu
Nguyễn Bá Tòng
TCC
“Thần Dược” Chữa Bách Bệnh !
Cái gì cũng có giá của nó! Muốn được “vô bệnh trường sinh bất lão” thì phải đầu tư công sức, chứ sức khỏe và tuổi thọ không từ trên trời rơi xuống hay bỏ tiền ra mua mà được. Dứt khoát như vậy!
2006
Lưu hành nội bộ
TCC
“Thần dược” Chữa Bách Bệnh !
Trước hết phải nói ngay rằng, cái mà ở đây gọi là “thần dược” không phải lên núi cao hay xuống biển sâu mới tìm được nó, mà ngay trong chợ, bất cứ chợ nào cũng có và thường thì bán rất rẻ, người nghèo nhất cũng mua được. Xin nói mau: đó chính là Thơm (T), Cà chua (C), Chuối sứ (C). (Người Bắc gọi chuối sứ là chuối tây, người Trung gọi là chuối mốc). Không ai tưởng tượng nổi ba loại trái cây rẻ tiền này lại có thể trở thành thần dược và chữa được bách bệnh. Thật vậy, “thơm, cà, chuối” là ba loại trái cây hết sức tầm thường, nhưng khi được kết hợp lại, thì nó trở thành hết sức phi thường, có thể phòng và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh thuộc bộ tiêu hóa là hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tính khoa học của nó, ở đây ta chỉ có thể hiểu đại khái: Cơ thể con người là cả một hệ thống ống dẫn, trong các ống lớn là ruột non, ruột già, khí quản, thực quản, động mạch, tỉnh mạch v.v… Bệnh tật của con người đa phần đều do các ống dẫn này tắc nghẽn, giống như khi ống cống bị nghẹt thì sẽ có đủ thứ chuyện phiền toái. Chất axít trong thơm và cà chua được coi là chất “thông cống” có khả năng khai thông tất cả. Nhưng nếu chỉ dùng thuần thơm và cà chua thì không thể chịu nổi, lợi bất cập hại, thậm chí có thể bị lủng bao tử. Axít muốn được trung hòa thì phải có chất kiềm, từ đó mới có thể ăn dùng lâu dài được. Trong các loại thực phẩm có chứa kiềm chất, chỉ có chuối sứ luộc là lý tưởng nhất vì nó có thể đáp ứng một lúc rất nhiều nhu cầu. Ngoài nhu cầu kiềm chất có tính quyết định, trong chuối sứ còn có chất ma-nhê giúp chống trầm cảm, chống stress; nó cũng có chứa sinh tố B1 và B6, B1 giúp chống tê phù và giúp ngon miệng; B6 giúp làn da trở nên tươi sáng, săn chắc, nõn nà… (sinh tố A và C trong thơm và cà chua cũng góp phần làm nên việc thần kỳ này), đồng thời chuối sứ còn là một trợ thủ đắc lực trong việc chữa trị các bệnh viêm loét dạ dày và điều chỉnh những rối loạn của bộ tiêu hóa. Một loại trái cây “siêu tuyệt vời” như thế nếu được kết hợp với thơm và cà chua, thiết nghĩ nó có trở thành “thần dược” cũng là điều dễ hiểu. Cũng cần nói thêm: thơm và cà chua là hai loại trái cây có nhiều sinh tố A và C. Đây là hai loại sinh tố chống oxy hóa hay trung hòa các gốc tự do rất hiệu quả! Đặc biệt là cà chua, nó góp phần tích cực trong việc điều chỉnh bộ tiêu hóa, trợ tỳ và luôn làm cho ta lúc nào cũng ngon miệng. Thơm cũng vậy, nó luôn là “khắc tinh” của mỡ thừa và các loại sỏi, gai… đồng thời nó cũng có thể chữa lành một trong những loại kiết, vì thế trong dân gian mỗi khi bị kiết liền ăn thơm vào và hy vọng “trúng bệnh” sẽ khỏi ngay. Dù thơm không thể chữa lành tất cả bệnh kiết, nhưng nhìn chung, nó là người bạn đáng tin cậy đối với bộ tiêu hóa nói riêng, cơ thể nói chung. Chưa hết: trong thơm còn có chất noni như trong cây nhàu, một chất giúp phòng và chữa rất nhiều bệnh. Do đó, thơm rất xứng đáng “chung lưng đấu cật” cùng cà chua với chuối sứ hình thành thế chân vạc, tạo nền móng vững chắc cho… “thần dược”.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu ca dao nghe hợp tình, hợp cảnh làm sao! Ở đây ta thấy rằng “hòn núi TCC” cao hơn tất cả các nền y học Đông Tây kim cổ, trong đó triết lý “thống bất thông, thông bất thống” được coi là nền móng vô cùng vững chắc. Với nền móng đó, “hòn núi TCC” sẽ trơ gan cùng tuế nguyệt để “thần dược” mãi mãi là “thần dược” và dứt khoát không bao giờ có cái gọi là “lờn thuốc”! Tất nhiên với sự góp mặt thường xuyên của sinh tố C thiên nhiên, các mạch máu sẽ rất dẻo dai, bền chắc, đồng thời khả năng đề kháng cũng luôn được phát huy cao độ. Phải nói rằng Đông y và Tây y đều biết rất rõ cái triết lý “đau không thông, thông không đau” nhưng thuốc men đã tỏ ra bất lực trong việc khai thông những ống lớn, ống nhỏ trong cơ thể, thành ra bệnh tật sẽ còn hành hạ con người dài dài cho đến ngày tận thế, “thần dược” TCC sẽ là vị “cứu tinh” đối với những ai biết phát huy lý trí và ý chí, kiên trì thực hành đến nơi, đến chốn.
Đó là phần lý thuyết và là phần tích cực mà ở đây chúng ta chỉ có thể hiểu một cách bình dân như vậy. Phần thực hành quan trọng hơn, vì hỗn hợp TCC có trở thành “thần dược” hay không hoàn toàn tùy thuộc sự hiểu biết của mỗi bệnh nhân. Sở dĩ đòi hỏi bệnh nhân phải luôn động não là vì tùy thuộc loại bệnh, tùy tình trạng bệnh bệnh mà hỗn hợp TCC phải biết gia giảm đúng mức và kịp thời, như thế mới hy vọng đẩy lùi được bệnh tật. Thật vậy, khi đã nắm vững “dược tính” của ba loại trái cây quen thuộc này thì việc gia giảm không còn là vấn đề nữa. Ví dụ muốn chữa bệnh dạ dày thì lượng chuối luộc phải nhiều hơn lượng thơm và cà chua. Trái lại, nếu muốn phòng và chữa các bệnh: béo phì, huyết áp, nhồi máu, tai biến, sỏi thận, hen suyễn, thấp khớp… nói chung là những bệnh do mỡ thừa và cholesterol gây ra, thì lượng thơm và cà chua phải nhiều hơn, tất nhiên sẽ rất nhuận trường. Có thể nói, axít trong thơm và cà chua luôn là “khắc tinh” của sỏi, mỡ, gai, huyết khối và cholesterol xấu và dường như chúng đã thề “không đội trời chung” với nhau. Đây là điều mà những bệnh nhân béo phì, tim mạch, hiếm muộn, sỏi thận, gai cột sống v.v… nên hết sức lưu tâm! Kinh nghiệm rằng ăn dùng hỗn hợp TCC thường rất dễ chịu, kể cả lúc bụng đói, điều đó chứng tỏ nó rất phù hợp với quy luật sinh lý con người. Tính quy luật của nó là bất cứ người nào ăn dùng hỗn hợp TCC cũng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt những người có bộ tiêu hóa lộn xôn bất an… đảm bảo chỉ sau vài giờ ăn dùng hỗn hợp TCC sẽ thấy trong bụng dễ chịu ngay! Riêng người bị kiết hoặc đi chảy thì dùng thuần chuối luộc, ăn luôn cả vỏ, chuối ương hoặc chuối sống càng tốt. Luộc chín cho tí muối, ăn luôn cả nước lẫn cái, ăn vài lần sẽ cầm được và phân sẽ chặt lại ngay. Đây chính là kinh nghiệm dân gian rất lâu đời, đồng thời cũng là kinh nghiệm của bản thân tác giả. Riêng bệnh táo bón phải dùng lượng thơm và cà chua gấp đôi lượng chuối, nhất là chuối phải chín rục, bỏ vỏ và ăn sống chứ không cần luộc.
Nói chung, nếu không có thơm ngọt thì phải tìm chuối thật chín có độ ngọt cao mới có thể trung hòa được cái chua của thơm và cà chua. Dù sao hỗn hợp TCC cũng rất khó ăn vì độ ngọt của chuối chín rục cũng không đủ để trung hòa làm cho “thần dược” hấp dẫn hơn. Có thể cho đường, sữa hoặc mật ong vào hỗn hợp này cho nó dễ ăn hơn. Nên nhớ, không được cho nhiều quá, chỉ ngọt lờ lợ như sữa mẹ thôi. Trường hợp thơm chua và chuối ương, dù có ăn thêm đường chút ít thì cũng giống ăn trái cây ngọt (đường chậm) chắc không hại lắm đâu. Ai kiêng đường thì có thể ăn thuần hỗn hợp TCC càng tốt. Hãy luôn nghe ngóng cơ thể để tự điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất!
Cách chế biến: chuối sứ bỏ vỏ, xắt lát, luộc với một tí muối. Thơm bỏ cùi băm nhuyễn; cà chua xắt nhỏ và không bỏ vỏ hay bỏ hạt (vì trong vỏ có chất tốt cho tim, trong hạt có chất tốt cho mạch máu). Xong cho vào máy xay sinh tố với một tí nước, xay nhuyễn và đặc. (Có người dị ứng với mùi cà chua sống, luộc chín trước khi xay ăn cũng rất tốt). Hỗn hợp TCC là một dạng sinh tố, tất nhiên ăn nguội rất dở, ướp lạnh hoặc ăn mát sẽ dễ hơn. Có lẽ không nên ăn lạnh mà chỉ nên ăn mát thôi. Người không thích ăn lạnh, mà cũng không ưa ăn mát thì ăn nguội, càng tốt! Có người không thích xay nhuyễn hoặc không có máy xay, bèn luộc cả ba thứ mà ăn, cũng tốt. Nên nhớ, “thần dược” TCC phải được ăn dùng “trường kỳ kháng chiến” mới có thể phòng và chữa được nhiều bệnh chết người. Vì thế ăn dùng phải thấy ngon miệng và thích thú mới có thể áp dụng lâu dài. Có thể thay đổi cách ăn thế này: chuối luộc sẵn bỏ tủ lạnh, cà chua, thơm xay chung cho tí muối và đường, cũng cất vào tủ lạnh. Khi nào muốn ăn thì ăn 1 trái chuối, xong uống một ly hỗn hợp thơm cà. Phải nhớ, phòng bệnh luôn luôn khỏe hơn trị bệnh! Đặc biệt người muốn phòng các bệnh: béo phì, huyết áp, tiểu đường, tai biến, nhồi máu, hen suyễn, sỏi, gai, gout… thì chỉ cần mỗi sáng ăn 1 ly “thần dược” cũng tạm đủ. Còn người muốn chữa trị các bệnh nan y, phải “chữa cháy” bằng cách ăn thuần “thần dược” thay cơm ít nhất cũng phải được vài tuần, may ra mới hy vọng đẩy lùi được ma bệnh và thần chết. Người bệnh phải ý thức sâu xa rằng, hỗn hợp TCC đầy đủ các chất bổ, có thể ăn dùng lâu dài mà không sợ bị suy dinh dưỡng, nhất là ăn với sữa bò hoặc mật ong. Cụ thể là ăn vào lúc nào cũng nghe trong bụng rất dễ chịu. Đây là một dạng ăn nhẹ mà có lẽ người bệnh nào cũng rất thích. Có thể ví bộ tiêu hóa con người giống như Bộ Lượng thực trong một quốc gia, nó mà bị suy yếu hoặc rối loạn thì cả nước sẽ suy sụp dây chuyền, từ đó “thù trong, giặc ngoài” sẽ không ngừng nổi dậy làm loạn. Người có bộ tiêu hóa tốt thì các cơ quan nội tạng sẽ không dễ gì đau bệnh, đúng như quan niệm, “có thực mới vực được đạo”. Gọi hỗn hợp TCC là “thần dược” vì nó có khả năng điều chỉnh thường xuyên bộ tiêu hóa, nhờ đó con người lúc nào cũng ăn ngon ngủ khỏe, đồng thời lúc nào cũng lạc quan yêu đời.
Cần nhấn mạnh rằng, axít trong thơm và cà chua luôn là khắc tinh của mỡ thừa, vì thế khi ăn dùng hỗn hợp TCC, người bị béo phì hoặc tiểu đường nên bớt lượng chuối luộc, đồng thời tăng lượng thơm và cà chua lên gấp đôi (sẽ nhuận trường đấy). Chúng ta biết rằng người bị tiểu đường tuýp 2 là do mỡ thừa bao vây, cô lập và vô hiệu hóa insulin. Khi bệnh nhân đưa “khắc tinh” vào hàng ngày thì insulin sẽ được giải phóng, bệnh tiểu đường có thể tự miễn dịch một cách thần kỳ như có phép lạ! Người bị béo phì cũng vậy, ngoài những bữa ăn chính, hãy ăn hỗn hợp TCC lai rai cả ngày (dạng ăn vặt), sẽ thấy mỡ thừa tan biếng dần dần. Tuy chậm mà chắc, mưa dầm thấm lâu. Có lẽ tốt nhất là mỗi ngày, ngoài những lần lai rai, sau mỗi bữa ăn chính nên ăn trán miệng lưng chén “thần dược” trước mắt: giúp tiêu hóa tốt các chất dầu mỡ và đồ nóng; lâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)