Tham luan vat li cuc hay
Chia sẻ bởi Đặng Nga |
Ngày 09/05/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: tham luan vat li cuc hay thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Tham Luận
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIỜ DẠY VẬT LÍ
Người báo cáo:Đặng Thị thanh Nga
Tổ: Toán - Lí
I.THỰC TRẠNG:
Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện đổi mới phương pháp bộ môn Vật lí ở trường trung học phổ thông, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lí để giải thích những hiện tượng Vật lí đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát…. Tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, tự làm quen với cách giải quyết một số vấn đề Vật lí trong thực tế. Vì vậy mỗi giáo viên của trường không ngừng nghiên cứu để tìm ra cho mình những phương pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Đình Lập.
II. NGUYÊN NHÂN:
Qua quá trình giảng dạy và dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp Tôi nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tồn tại này là do nhiều yếu tố sau:
Trong những năm qua các Thầy, Cô dạy bộ môn Vật lí của trường THPT Đình Lập rất cố gắng nỗ lực giảng dạy để đạt được kết quả cao. Thế nhưng kết quả cuối năm và tỉ lệ tốt nghiệp của bộ môn còn thấp.
1. KHÁCH QUAN:
+ Kiến thức của bộ môn nhiều so với khả năng nhận thức của học sinh ( Mỗi khối lớp học từ 7 đến 8 chương, kiến thức mỗi chương thường riêng lẻ)
+ Đề thi tốt nghiệp đòi hỏi học sinh phải tư duy.
+ HS đa số ở xa gia đình ít được sự đôn đốc nhắc nhỡ của cha mẹ.
2. CHỦ QUAN
+ Ý thức học yếu ( không học bài cũ, không đọc trước bài mới)
+ Kiến thức cơ bản ở các lớp dưới bị hỏng.
+ Nhiều giáo viên còn dạy theo cách truyền thụ một chiều, đọc chép.
+ Các bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng đến điểm số mà không quan tâm đến những sai sót, hạn chế, không có lời nhận xét cần thiết nên dẫn đến học sinh không hiểu rõ hết những sai lầm của bản thân mình chính vì vậy học sinh thường lặp lại những sai lầm của bài kiểm tra.
Từ những thực trạng trên Giáo viên trong tổ cần phải nghiên cứu tìm ra một phương pháp hữu hiệu trong quá trình giảng dạy, và bản thân Tôi đã vận dụng “ phương pháp dạy học nêu vần đề ” trong giờ dạy vật lí và đạt nhiều kết quả khả quan.
III. NỘI DUNG THAM LUẬN:
1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề là gì ?
Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học tìm tòi, phát hiện, khám phá. Nó đặc trưng ở sự hiện diện của hai yếu tố thành phần: tình huống có vấn đề và giả thuyết để giải quyết vấn đề.
+ Tình huống có vấn đề là tình huống hay hoàn cảnh mà khi đó một vấn đề đã trở thành vấn đề của chính chủ thể nhận thức. Nói chung việc xây dựng tình huống có vấn đề là sự dụng ý của giáo viên, đưa ra tình huống nào có kịch tính nhằm kích thích sự chú ý của học sinh tới vấn đề được đặt ra cho mình tìm hiểu trong quá trình học tập. Trong môn Vật lí có nhiều bài học có thể dùng những tình huống có thực trong lịch sử phát triển của chính khoa học vật lí để xây dựng thành các tình huống có vấn đề trong dạy học, như định luật vạn vật hấp dẫn của Niu tơn, định luật Cu lông, hiện tượng cảm ứng điện từ, chỉnh lưu dòng điện…
+ Giả thiết để giải quyết vấn đề là yếu tố lôi cuốn học sinh vào việc tìm tòi khám phá. Các giả thiết mà giáo viên lôi cuốn học sinh vào để đề xuất ra trong quá trình dạy học có thể do chính học sinh nêu lên dưới sự gợi ý của giáo viên hoặc có thể do giáo viên tự đề ra và yêu cầu học sinh bác bỏ hoặc bổ sung, hoặc chứng minh là đúng đắn. Tuỳ theo cách thức chứng minh, bổ sung hoặc bác bỏ giả thuyết trong dạy học mà ta có thể phân biệt dạy học nêu vấn đề hoàn toàn hoặc một phần. Vấn đề vai trò của học sinh tham gia đến đâu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của khám phá và mức độ phức tạp của vấn đề mà tìm tòi để giải quyết.
2. Kế hoạch tổ chức thực hiện.
Vận dụng phương pháp này vào những bài giảng của tôi trong chương trình vật lí phổ thông. Sau đây là những ví dụ áp dụng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Sự rơi tự do” Vật lí 10 cơ bản.
- Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ nhất: Trong không khí các vật rơi như thế nào?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình rơi của các vật trong không khí ?
Hãy quan sát thí nghiệm sau:
Phải chăng là do vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
Vậy nguyên nhân do đâu mà có sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí?
Hãy tiến hành thí nghiệm theo gợi ý sgk, quan sát và nhận xét kết quả thí nghiệm vào bảng sau?
I.Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do
1. Sự rơi tự do của các vật trong không khí
Tiết 6: SỰ RƠI TỰ DO
TN
Bảng kết quả thí nghiêm
Nhóm
M?T D?T
SỰ RƠI TỰ DO
Thí nghiệm 1:
Nhận xét gì về sự rơi
TrongTrường hợp này ?
M?T D?T
SỰ RƠI TỰ DO
Thí nghiệm 2:
Nhận xét gì về sự rơi của
hai vật trong trường hợp
này?
MẶT ĐẤT
Thí nghiệm 3:
Nhận xét gì về sự rơi của
hai vật trong trường hợp
này?
SỰ RƠI TỰ DO
Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí?
I.Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do
1. Sự rơi tự do của các vật trong không khí
Tiết 6: SỰ RƠI TỰ DO
+ Trong không khí không phải các vật nặng nhẹ khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau.
M?T D?T
Thí nghiệm 4:
Nhận xét gì về sự rơi của
hai vật trong trường hợp
này?
SỰ RƠI TỰ DO
Trong thí nghiệm nào vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ?
Thí nghiệm 1:tờ giấy và hòn sỏi
SỰ RƠI TỰ DO
Trong thí nghiệm nào hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh chậm khác nhau?
Thí nghiệm 3: 2 tờ giấy 1 tờ vo tròn, 1 tờ để phẳng
SỰ RƠI TỰ DO
Trong thí nghiệm nào hai vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau?
Thí nghiệm:2 hòn sỏi và tờ giấy đã vo tròn
Yếu tố nào làm các vật rơi nhanh chậm trong không khí?
SỰ RƠI TỰ DO
Trong thí nghiệm nào vật nặng rơi chậm hơn vật nhẹ?
Thí nghiệm:4 tấm bìa nặng hơn rơi xuống chậm hơn hòn bi.
I.Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do
1. Sự rơi tự do của các vật trong không khí
Tiết 6: SỰ RƠI TỰ DO
+ Yếu tố quyết định đến sự rơi nhanh chậm của các vật trong không khí không phải khối lượng vật mà là lực cản không khí lên vật và trọng lực tác dụng lên vật.
+ Để giải quyết vấn đề này, GV yêu cầu lớp phân ra thành các nhóm và làm 4 thí nghiệm như trong SGK rồi trình bày kết quả mà các nhóm tìm được.
+ GV hướng dẫn học sinh thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng.
KL: Quá trình rơi của các vật trong không khí thì phụ thuộc vào sức cản của không khí lên vật.
+ GV yêu cầu học sinh nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và tự đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
+ GV nhận xét kết quả của các nhóm rồi cho điểm.
- Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ 2: Nếu không có không khí thì các vật rơi như thế nào? Nêu những đặc điểm của sự rơi đó ?
+ Để giải quyết vấn đề này, GV yêu cầu các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm Niu tơn và dựa vào mục II trong SGK rồi trình bày kết quả mà các nhóm tìm được.
* TN: Thả viên bi chì và lông chim cùng rơi trong ống hút hết không khí ( chân không)
+ GV nhận xét kết quả của các nhóm rồi cho điểm
KL: Sự rơi tự do và đặc điểm của sự rơi tự do.
+ GV củng cố , dặn dò.
NEWTON (1642-1727)
Vậy yếu tố nào làm cho các vật rơi nhanh châm khác nhau trong không khí?
SỰ RƠI TỰ DO
2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do)
Ống Newton:
Cho một ống thuỷ tinh kín bên trong có chứa một viên bi chì và một cái lông chim.
SỰ RƠI TỰ DO
Khi trong ống còn không khí
Khi hút hết không khí trong ống.
Sự rơi các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do
Em nhận xét gì về sự
ảnh hưởng của không
khí đến sự rơi của
các vật?
Câu hỏi C2: trong 4 thí nghiêm đã làm, sự rơi của vật nào có thể coi là sự rơi tự do?
b, Kết luận: nếu loại bỏ sự ảnh hưởng
của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau.
Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của tr?ng lực
SỰ RƠI TỰ DO
Thế nào là sự rơi tự do?
THÍ NGHIỆM CỦA GALILE Ở THÁP NGHIÊNG PISA ITALIA
GA-LI-LÊ THẢ NHỮNG QUẢ NẶNG KHÁC NHAU Ở THÁP NGHIÊNG PISA Ở ITALIA
ÔNG NHẬN THẤY CHÚNG CHẠM ĐẤT GẦN NHƯ MỘT LÚC
SỰ RƠI TỰ DO
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Truyền tải điện năng. Máy biến áp” Vật lí 12 cơ bản.
Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ nhất: Muốn giảm công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây truyền tải ta phải làm bằng cách nào ? Phương án nào là tối ưu nhất?
+ Để giải quyết vấn đề này, GV yêu cầu lớp phân ra thành các nhóm và dựa vào mục I trong SGK để tìm hiểu rồi trình bày kết quả mà các nhóm tìm được.
+ HS nhận xét kết quả của các nhóm .
+ GV nhận xét kết quả của các nhóm rồi cho hs tự đánh giá và cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.
KL: Dùng máy tăng điện áp
Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ hai: Để có được điện áp xoay chiều lớn hoặc nhỏ ta dùng thiết bị nào? Thiết bị đó có cấu tạo như thế nào?
+ Để giải quyết vấn đề này, GV yêu cầu các nhóm dựa vào mục II trong SGK để tìm hiểu rồi trình bày kết quả mà các nhóm tìm được.
KL: Công dụng, cấu tạo máy biến áp và mối quan hệ giữa điện áp, cường độ dòng điện và số vòng dây của hai cuộn
+ HS nhận xét kết quả của các nhóm .
+ GV nhận xét kết quả của các nhóm rồi cho hs tự đánh giá và cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.
.
- Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ ba: Máy biến áp được ứng dụng trong những trường hợp nào? Cho biết loại máy biến áp được ứng dụng ?
+ Để giải quyết vấn đề này, GV yêu cầu các nhóm dựa vào mục III trong SGK để tìm hiểu rồi trình bày kết quả mà các nhóm tìm được.
KL: Ứng dụng máy biến áp.
+ HS nhận xét kết quả của các nhóm .
+ GV nhận xét kết quả của các nhóm rồi cho hs tự đánh giá và cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.
+ GV củng cố, dặn dò.
3. Kết quả đạt được.
* Ưu điểm
Qua việc giảng dạy những tiết Vật lí sử dụng phương pháp nêu vấn đề thì tôi nhận thấy có những ưu điểm sau:
+ Không khí lớp học rất sôi nổi, tích cực.
+ Học sinh tiếp thu bài tốt, khắc sâu kiến thức.
+ Làm rõ được trọng tâm của bài thông qua giải quyết các tình huống hoặc trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra.
+ Học sinh có thể tự ghi nội dung bài học thông qua giải quyết các tình huống có vấn đề.
* Khuyết điểm:
Ngoài những ưu điểm trên còn có những khuyết điểm sau:
+ Học sinh giải quyết các vấn đề còn tốn nhiều thời gian do đa số học sinh không đọc trước bài ở nhà.
+ Khi giải quyết các vấn đề mà có liên quan đến kiến thức các lớp dưới thì đa số học sinh không giải quyết được.
+ Nhiều học sinh còn lợi dụng thời gian thảo luận để nô đùa không tập trung nghiên cứu.
IV. GIẢI PHÁP
1.Đối với nhà trường:
- Toå chöùc cho GV nhöõng lôùp taäp huaán hay hoäi thaûo veà vieäc ñoåi môùi phöông phaùp dạy học và kiểm tra đánh giá.
2.Đối với phía toå :
- Toâi ñeà nghò thöôøng xuyeân sinh hoaït baøn veà vieäc aùp duïng phöông phaùp môùi, ai coù saùng kieán môùi trình baøy, neáu coù hieäu quaû neân nhaân roäng ñeå aùp duïng vaø ñeà nghò khen thöôûng (neáu coù).
- Có kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay từ đầu năm ( chủ yếu là ôn tập củng cố kiến thức và luyện tập giải bài tập)
- Tăng cường dự giờ trao đổi kinh nghiệm qua tiết dạy.
- Trong họp tổ rút ngắn thời gian những nội dung mang tính chất thông báo, dành nhiều thời gian để trao đổi CM.
3. Đối với giáo viên:
- Thực hiện soạn giảng và kết hợp tốt việc sử dụng thiết bị thí nghiệm,công nghệ thông tin nhằm dành nhiều thời gian cần thiết cho quá trình giảng dạy trên lớp.
- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập.
- Giáo dục tính tự giác học tập của bản thân học sinh là chính .
- Tạo sự yêu thích môn học, say sưa nghiên cứu học tập.
- Giúp học sinh xác định được động cơ và mục đích học tập.
Sử dụng đúng PP cho từng đới tượng HS
-Phải giúp học sinh thực sự tự đánh giá bản thân mình thông qua hệ thống câu hỏi khi giảng bài .
-Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những hạn chế để giúp học sinh tự đánh giá mình nhất là trong tiết bài tập vì đối với tiết này học sinh dễ bộc lộ sai lầm một cách tự nhiên, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra để có biện pháp bổ sung cho phù hợp, giúp học sinh hạn chế tối đa những sai lầm, cũng cố lại các kiến thức đã học giúp học sinh tin tưởng bản thân mình hơn, để từ đó nổ lực, cố gắng nhiều khi học .
- Đổi mới kiểm tra-đánh giá để nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập.
Đối với đối tượng HS yếu,chỉ dạy khắc sâu những gì cần thiết
- Học sinh làm tốt thì khen , học sinh có tiến bộ cũng khen kịp thời để các em có niềm tin học tốt . Bên cạnh đó cũng phê bình học sinh không làm bài, viết bài ..
- Kiểm tra tập thường xuyên như gọi lên bảng , trả bài ….
- Động viên khen thưởng đúng lúc .
4. Đối với HS:
- GV hướng dẫn HS có kế hoạch học tập bộ môn cụ thể và phải đổi mới cách học.
- Gia đình phải kết hợp với nhà trường nhất là giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường tốt nhất.
- Hạn chế tối đa thời gian dành cho các hoạt động như tụ tập bạn bè,chơi điện tử.. để học sinh có thời gian học tập ở nhà và chuẩn bị bài mới.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lí ở trường THPT, thì việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề rất cần thiết và cũng có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lí. Đối với phương pháp này giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn vật lí của học sinh. Muốn vận dụng được tốt phương pháp này thì về phía giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, đưa ra tình huống hấp dẫn, kịch tính, kích thích sự chú ý của học sinh. Đối với học sinh phải đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà, ôn lại kiến thức cũ có liên quan và phải tích cực tham gia thảo luận để giải quyết vấn đề.
Phương pháp này có thể vận dụng cho các môn học khác. Thế nhưng không phải bài dạy nào cũng vận dụng được phương này, tuỳ theo nội dung bài dạy mà giáo viên vận dụng phương pháp cho phù hợp. Vì vậy mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp dạy học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
Trong năm học, mỗi giáo viên phải nghiên cứu và báo cáo một đổi mới về phương pháp dạy học ở tổ chuyên môn của mình.
Đối với nhà trường cần tổ chức thường xuyên “ Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá”, để giáo viên học hỏi phương pháp và kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ được đúc kết trong quá trình giảng dạy của bản thân. Rất mong được sự tham gia đóng góp của quí đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chúc sức khỏe quí Thầy - Cô, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)