Tham Luận tại Hội nghị vinh danh GĐVH cấp TP
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Giang |
Ngày 10/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tham Luận tại Hội nghị vinh danh GĐVH cấp TP thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
THAM LUẬN
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ, HẠNH PHÚC BỀN VỮNG
(Của gia đình Nguyễn Hồng Sinh - Nguyễn Thị Hương Giang xã Thạch Hạ)
Kính thưa các quý vị đại biểu
Kính thưa Hội nghị!
Tôi tên là: Nguyễn Hồng Sinh
Sinh ngày: 24/9/1977
Năm 1999, sau khi tốt nghiệp khoa Toán của trường Đại học Vinh, tôi được tuyển dụng vào công tác tại Hà Tĩnh và hiện nay là giáo viên trường THPT Nguyễn trung Thiên huyện Thạch Hà. Năm 2001, tôi xây dựng gia đình. Vợ tôi là Nguyễn Thị Hương Giang hiện nay là giáo viên của trường Tiểu học hộ Độ – huyện Lộc Hà. Gia đình tôi hiện sinh sống tại thôn Tân Học – Xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh và có 02 cháu: Cháu trai lớn năm nay chuẩn bị bước vào lớp 6, cháu gái thứ hai chuẩn bị lên lớp 2. Cả hai cháu đều khỏe mạnh, chăm ngoan và học giỏi. Vinh dự được phát biểu tại hội nghị hôm nay, lời đầu tiên xin được gửi tới các quý vị đại biểu, các đại gia đình lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Kính thưa các vị đại biểu!
Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình (tháng 1-1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh.
Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “Gốc” của văn hóa làng xã, văn hóa của nước nhà. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa không thể tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa gia đình. Nghĩa là, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đồng thời trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hóa truyền thống, hiện đại. Xây dựng gia đình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Kính thưa Hội nghị!
Cha ông ta có câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, trải qua hơn 10 năm chung
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ, HẠNH PHÚC BỀN VỮNG
(Của gia đình Nguyễn Hồng Sinh - Nguyễn Thị Hương Giang xã Thạch Hạ)
Kính thưa các quý vị đại biểu
Kính thưa Hội nghị!
Tôi tên là: Nguyễn Hồng Sinh
Sinh ngày: 24/9/1977
Năm 1999, sau khi tốt nghiệp khoa Toán của trường Đại học Vinh, tôi được tuyển dụng vào công tác tại Hà Tĩnh và hiện nay là giáo viên trường THPT Nguyễn trung Thiên huyện Thạch Hà. Năm 2001, tôi xây dựng gia đình. Vợ tôi là Nguyễn Thị Hương Giang hiện nay là giáo viên của trường Tiểu học hộ Độ – huyện Lộc Hà. Gia đình tôi hiện sinh sống tại thôn Tân Học – Xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh và có 02 cháu: Cháu trai lớn năm nay chuẩn bị bước vào lớp 6, cháu gái thứ hai chuẩn bị lên lớp 2. Cả hai cháu đều khỏe mạnh, chăm ngoan và học giỏi. Vinh dự được phát biểu tại hội nghị hôm nay, lời đầu tiên xin được gửi tới các quý vị đại biểu, các đại gia đình lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Kính thưa các vị đại biểu!
Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình (tháng 1-1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh.
Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “Gốc” của văn hóa làng xã, văn hóa của nước nhà. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa không thể tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa gia đình. Nghĩa là, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đồng thời trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hóa truyền thống, hiện đại. Xây dựng gia đình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Kính thưa Hội nghị!
Cha ông ta có câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, trải qua hơn 10 năm chung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Giang
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)