Tham luận đổi mới phương pháp KTĐG lịch sử

Chia sẻ bởi Nông Duy Khánh | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: tham luận đổi mới phương pháp KTĐG lịch sử thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A. Đặt vấn đề
Đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò quan trọng cấp thiết trong hệ thống “ Đổi mới sự nghiệp giáo dục ”, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nước ta từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện “ Cuộc cách mạng về giáo dục ”, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm 2006 – 2007 Ngành giáo dục đang triển khai thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” là lập lại kỷ cương dạy và học. Đây được coi là khâu đột phá của năm học 2006 – 2007 để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành.
Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh quan “ Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm ”
Trước đây, quan niệm về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Ngày nay, trong dạy học người ta coi trọng chủ thể tích cực chủ động của học sinh. Theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, muốn vậy phải có những phương pháp đánh giá thích hợp.
Với sự thay đổi về cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học của bộ môn Lịch sử hiện nay, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy cần có sự đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi đưa ra một số kinh nghiệm về “ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử ” như thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả.
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong họat động học tập. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh tự điều chỉnh họat động học, người dạy điều chỉnh họat động dạy. Hệ thống đổi mới kiểm tra đánh giá đối với bộ môn Lịch sử rất phong phú, giáo viên có thể dùng phiếu kiểm tra, câu hỏi kiểm tra bài tập của học sinh và đặc biệt là dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm:
Khái niệm
Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh ( Chú ý tưởng tượng, ghi nhớ thông minh, năng khiếu...) hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Duy Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)