Tham luan doi moi phuong phap day học

Chia sẻ bởi Đỗ Công Phán | Ngày 27/04/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: tham luan doi moi phuong phap day học thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


Báo cáo tham luận

THỰC HIỆN VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM TRA VÀ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH
--*--*--*--
Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển
Tổ: Sử – Địa - GDCD
Họ và tên: Đỗ Công Phán
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy học thì vấn đề về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho những người làm giáo dục. Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn Giáo dục công dân nói riêng đang gặp nhiều bất cập. Trước tình hình đó Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn chỉ đạo các Sở Giáo dục tiến hành hội thảo với chủ đề: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử. Địa lí và Giáo dục công dân cấp THCS và cấp THPT” với mục tiêu “Đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi. Kiên quyết giảm tình trạng kiểm tra, thi với yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng nhiều sự kiện, khái niệm; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình”. Như vậy, theo ý kiến của chúng tôi để giải quyết vấn đề này thì cùng với việc đổi mới về phương pháp giảng dạy phải có sự đổi mới thật sự ở khâu ra đề và đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá.
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lí thuyết
Để tiến hành đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá thiết nghĩ người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững lí luận chung và phương pháp luận.
2.1.1 Đánh giá là gì?
Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã đề cập đến nhiều khái niệm đánh giá khác nhau. Theo chúng tôi, có một số khái niệm sau là đáng chú:
Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Theo PTS. Lê Đức Phúc, PTS. Trần Kiều trong bài “Đánh giá trong giáo dục” (Tạp chí Thế giới mới N.167.168/1.96) cho rằng: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, chính xác những thông tin về hiện trạng nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, về khả năng giáo dục căn cứ vào mục tiêu đào tạo và dạy học làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp và hành động tiếp theo ”.
Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh – Việt trong quyển “Đánh giá trong giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 1995, Trần Bá Hoành cho rằng:“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận thức, phán đóan về kết quả của công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.”
Như vậy, trong các khái niệm trên, các nhà nghiên cứu đều cho rằng đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng từ việc thu thập thông tin mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Và đánh giá không phải chỉ là việc cho điểm bài làm cuối học kỳ, cuối năm của học sinh mà phải là hoạt động thu thập tất cả những sản phẩm do học sinh làm ra trong quá trình học, đó có thể là những bài viết, những tư liệu học sinh thu thập được, những hoạt động của học sinh trong quá trình thảo luận… đánh giá không phải chỉ đo lường kết quả mà đòi hỏi phải đo lường những tiến bộ của học sinh trong từng giờ học.
Trên đây là một số khái niệm về đánh giá nói chung, cụ thể hơn, chúng tôi xin nói đến khái niệm “Đánh giá kết qủa học tập của học sinh”, đó là “Quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn, quá trình dạy học đã hình thành đến mức độ nào về kiến thức, kĩ năng và trình độ tư duy”. Từ đó tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Công Phán
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)