Tham khao- nấm trong BVTV

Chia sẻ bởi Đặng Hồng Cúc | Ngày 11/05/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: tham khao- nấm trong BVTV thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

GVHD : TS. Trần Thanh Thuỷ
Học Viên : Võ Thị Bích Vân

VI NẤM DÙNG
TRONG NÔNG NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KHCN - SAU ĐẠI HỌC
Bài Tập Lớn
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh trên cây trồng là nguyên nhân lớn nhất gây thiệt hại nặng nề cho năng suất cây trồng
Trong cuộc chiến với dịch bệnh dấu mốc đầu tiên đánh dấu sự thắng lợi cuả con người, đó là việc sản xuất ra thuốc hoá học.
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, thuốc hoá học cũng có nhiều nhược điểm
Chính vì thế các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học baỏ vệ thực vật từ vi nấm.

NỘI DUNG
A. Nấm sợi trong bảo vệ thực vật
I . Nấm sợi diệt côn trùng hại cây trồng
II. Nấm sợi phòng trừ bệnh hại cây trồng.
B.Nấm sợi sinh chất kích thích sinh trưởng

A. Nấm sợi trong bảo vệ thực vật

Đặc điểm của nấm sợi diệt côn trùng.
1. Xâm nhập vào côn trùng không qua đường miệng mà qua tầng kitin, tại khớp nối giữa các đốt.
2. Nấm sinh trưởng nhanh. Dạng bào tử có thể tồn tại lâu dài trong tự nhiên mà hoạt tính diệt côn trùng hầu như không thay đổi.
3. Có tính đặc hiệu cao với một số loại côn trùng nhất định.
Những ứng dụng của nấm diệt côn trùng
1. Nonomura rileyi
- Là loài nấm gây bệnh nghiêm trọng trên rệp đậu tương, ngoài ra còn gây bệnh cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu xanh,sâu keo và sâu phao .
- Vật chủ bị nhiễm nấm lúc đầu được bao phủ một lớp sợi trắng sau đó chuyển thành màu xanh lá cây nhạt.


- Độc tố diệt sâu của nấm bao gồm nhiều ngoại độc tố có tên là destrucin A, B,C và D
- Nấm có khả năng kí sinh và làm chết nhiều loại côn trùng hại cây trồng.
2. Metarhizum anisopliae ( Nấm lục cương)

Diễn biến tác động lên côn trùng như sau :
Bào tử rơi lên bề mặt của côn trùng
Sau 24 giờ
Nảy mầm, tạo thành ống mầm chui xuyên qua vỏ của côn trùng.

Sau đó tiếp tục phân nhánh tạo thành một mạng sợi nấm chằng chịt trên khắp bề mặt của cơ thể côn trùng.

Lúc này ngoại độc tố được tiết ra sẽ tác động lên côn trùng, khiến cho côn trùng chết.
3. Beauveria bassiana ( nấm bạch cương)

Nấm bạch cương thể hiện tính độc với côn trùng nhờ độc tố beauvericin. Độc tố này có công thức nguyên là C45 H57 O9 N3
Diễn tiến tác động của nấm lên côn trùng: Chế phẩm nấm gặp cơ thể sâu

Bào tử sẽ nảy mầm mọc thành sợi nấm .

Sợi nấm mọc rất nhanh trên cơ thể côn trùng và phủ kín bề mặt côn trùng.
4. Verticillium lecanir
Kí sinh trên rệp đậu. Vật chủ bị nhiễm nấm được bao phủ bởi một lớp sợi trắng đến trắng xám
5. Paecilomyces javanicus
Kí sinh trên bọ xít, rệp đậu.

6. Hirsutella citriformis
Gây bệnh cho bọ rày thân, bọ rày lá, và một số côn trùng khác
7. Furia ithacensis
Ký sinh trên chuồn chuồn. Bào tử phân nhánh có rễ giả, khi nhuộm với aceto-orcein nhân bào tử có màu đỏ.
8. Nematophthora gynophila
Tấn công và phá hủy nang tuyến trùng
9. Paecilomyces lilacinus
Làm tê liệt trứng của tuyến trùng



II. Nấm sợi phòng bệnh cây trồng
Các chủng nấm có thể kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của các nấm gây bệnh cây bằng các cơ chế chủ yếu:
- Ký sinh nấm
- Kháng sinh
- Cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian
- Gia tăng sự phát triển của rễ
- Cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh... ..
Một số ứng dụng của nấm đối kháng phòng trừ bệnh cây
1. Peniophora
Đối kháng với nấm Formes annosus là tác nhân chính đục thân của thông

2. Penicillium
Ñoái khaùng vôùi naám Pythium spp., Rhizoctonia solani gaây thoái reã ôû caây troàng.

3.Trichoderma
Là nhóm nấm đối kháng được nhiều nước nghiên cứu để trừ bệnh hại cây. Những loài phổ biến là : T hamatum, T. harzianum..
Trichoderma hyphae quấn quanh nấm gây bệnh
Các chất kháng sinh doTrichoderma viride sinh ra
* Glyotoxin : chống các vi khuẩn, chủ yếu là loại Gram dương, và các loại nấm gây bệnh.
* Viridin : Công thức chung là : C19H16O6
Độc tố của Viridin cao hơn so với độc tố của Glyotoxin
*Kháng sinh bay hơi : T. Koningi 80,T. Koningi 180
T. Koningi 8
Được sinh ra từ các Trichoderma, kiềm hãm sự phát triển của các VSV
Một số vai trò của Trichoderma
Kiểm soát sinh học
Kích thích sự tăng trưởng của b? r? cây trồng
4. Aspergillus niger
- Là nấm đối kháng với nấm Fusarium moniliforme ( b?nh l�a von), Rhizoctonia solania, Alternaria alternaria.

- Tr? bệnh héo vàng trên khoai tây và thuốc lá do Rhizoctonia solania, Alternaria alternaria.
Qui trình lên men chìm sản xuất chế phẩm nấm diệt sâu
Ống giống nuôi 5-7 ngày

Nhân giống trong bình 250 ml có 100 ml môi trường
Lắc 200v/ phút, to = 28 -30oC, nuôi 24 giờ

Nhân giống trong bình 1000ml có 500 ml môi trường
Lắc 200v/ phút, to = 28 -30oC, nuôi 24 giờ

Lên men trong hệ thống 10l tự động có 7-8l môi trường
Lắc 200v/ phút, to = 28 -30oC, nuôi 24 giờ

Li tâm lạnh 3000v/phút trong 40`

Sinh khối+ chất phụ gia

Sấy khô ở 30-35độ C

Nghiền nhỏ, vô bao kín, bảo quản ở 5-10oC
B.Nấm sợi sinh chất kích thích Giberelin
N?m Fusarium moniliforme sinh chất kích thích Giberelin
Axit giberelic(GA3)
Lên men tạo giberelin
Giống trong ống thạch hoặc ampul?Nhân giống trong bình nón? nhân giống trong nồi nuôi cấy có sục khí?lên men chính có khuấy và sục khí ? tách và kết tủa giberelin.
Môi trường lên men là môi trường Rolen-Tom(%): sacaroza 4-6, NH4-tactrat 0,7; KH2PO4 0.2; MgSO4 0.02; K2SO4 0.2; hỗn hợp các nguyên tố vi lượng; pH đầu 5.5. Môi trường này được bổ sung 0,5% cao ngô làm tăng hiệu suất lên men.
Biến động hoá sinh trong quá trình lên men giberelin
Các phương pháp tinh chế giberelin
- Phương pháp hấp phụ qua than hoạt tính hoặc nhựa trao đổi ion
- Phương pháp chiết suất bằng dung môi
- Phương pháp kết tủa từ dung dịch
KẾT LUẬN
Chế phẩm nấm sợi bảo vệ cây trồng có ý nghĩa to lớn đối với môi trường sốngvà sức khoẻ con người.
Cần quan tâm đẩy mạnh việc sản xuất và tốc độ sử dụng các chế phẩm vi sinh .
Tăng cường quảng bá sản phẩm ,mở các buổi giới thiệu và hướng dẫn người nông dân sử dụng.
Cần gắn liền việc dùng các chế phẩm sinh học với hàng loạt các chương trình nghiên cứu khác như bảo vệ môi sinh, phát triển nông nghiệp sinh thái hướng đến một nền nông nghiệp sạch .
Cảm ơn Cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hồng Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)