THAM KHAO
Chia sẻ bởi Phạm Lãi |
Ngày 08/10/2018 |
164
Chia sẻ tài liệu: THAM KHAO thuộc Thể dục 2
Nội dung tài liệu:
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
NGUYỄN THI
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Thi quê ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam, xứng đáng là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Tác phẩm của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ hồn nhiên bộc trực, trung hậu, có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.
- Ông có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, văn phong giàu chất hiện thực mà vẫn thấm đẫm chất trữ tình, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966).
- In trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
II. Đọc – hiểu văn bản
Tóm tắt:
Truyện kể theo dòng tâm tư nhân vật Việt khi anh bị thương nằm lại chiến trường. Việt là chiến sĩ giải phóng quân, xuất thân trong một gia đình nông dân ở Bến Tre có mối thù sâu sắc với Mĩ – Ngụy: ông nội và bố đều bị giặc giết hại má Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng chết vì bom đạn. Gia đình còn lại chị Chiến, Việt, thằng Út em, chú Năm và người chị nuôi đi lấy chồng xa. Chú Năm là người ghi chép những truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và tội ác của Mĩ – Ngụy.
Sau khi mẹ chết, Việt và chị Chiến tranh nhau đi giết giặc trả thù. Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt tiêu diệt được một xe bọc thép của địch, Việt bị thương, lạc đồng đội. Việt đã ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, hồi ức đưa Việt về với những kỉ niệm về gia đình, về má, chị Chiến, chú Năm.
Ba ngày sau, Việt được đồng đội tìm thấy. Dù đã kiệt sức nhưng vẫn trong tư thế sẵn sàng nổ súng. Việt được đưa về điều trị ở bệnh xá dã chiến và sức khỏe Vịêt đã hồi phục.
1. Ý nghĩa nhan đề
- Tên truyện đã gợi lên hình ảnh một gia đình gồm nhiều thế hệ nối tiếp, có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và hăng hái chiến đấu. “Những đứa con” không chỉ là Chiến, Việt, Út em mà còn là bố mẹ của Chiến và Việt, chú Năm,… những người con của một gia tộc anh hùng.
- “Những đứa con” suy rộng ra còn là tất cả nhân dân miền Nam, cả dân tộc – những đứa con của đất nước – trong những cuộc chiến vĩ đại, đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Tổ quốc.
2. Phương thức trần thuật của tác phẩm
(nghệ thuật kể chuyện)
- Truyện được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật Việt.
- Việt rơi vào tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường, anh nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại → anh hồi tưởng về câu chuyện của gia đình mình.
→ Tình huống này dẫn đến một phương thức trần thuật riêng: theo dòng ý thức nhân vật. (khi đứt (ngất) khi nối (tỉnh)
- Tác dụng:
+ Khắc họa được tính cách nhân vật.
+ Nhà văn có thể nhập sâu vào thế giới tâm trạng của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện: kết cấu linh hoạt, tự nhiên, thay đổi trật tự thời gian, không gian, đan xen tự sự và trữ tình,…
+ Làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn, hấp dẫn hơn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
( Cây bút có năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo
4. Truyền thống gia đình cách mạng
Ta lại viết bài thơ báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đang sống viết tiếp người đã khuất
Ngày hôm nay viết tiếp ngày hôm qua.
(Hoàng Trung Thông)
- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu anh dũng đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau.
- Hình ảnh cuốn sổ gia đình được nhắc đến nhiều lần trong truyện: "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc
NGUYỄN THI
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Thi quê ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam, xứng đáng là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Tác phẩm của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ hồn nhiên bộc trực, trung hậu, có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.
- Ông có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, văn phong giàu chất hiện thực mà vẫn thấm đẫm chất trữ tình, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966).
- In trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
II. Đọc – hiểu văn bản
Tóm tắt:
Truyện kể theo dòng tâm tư nhân vật Việt khi anh bị thương nằm lại chiến trường. Việt là chiến sĩ giải phóng quân, xuất thân trong một gia đình nông dân ở Bến Tre có mối thù sâu sắc với Mĩ – Ngụy: ông nội và bố đều bị giặc giết hại má Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng chết vì bom đạn. Gia đình còn lại chị Chiến, Việt, thằng Út em, chú Năm và người chị nuôi đi lấy chồng xa. Chú Năm là người ghi chép những truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và tội ác của Mĩ – Ngụy.
Sau khi mẹ chết, Việt và chị Chiến tranh nhau đi giết giặc trả thù. Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt tiêu diệt được một xe bọc thép của địch, Việt bị thương, lạc đồng đội. Việt đã ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, hồi ức đưa Việt về với những kỉ niệm về gia đình, về má, chị Chiến, chú Năm.
Ba ngày sau, Việt được đồng đội tìm thấy. Dù đã kiệt sức nhưng vẫn trong tư thế sẵn sàng nổ súng. Việt được đưa về điều trị ở bệnh xá dã chiến và sức khỏe Vịêt đã hồi phục.
1. Ý nghĩa nhan đề
- Tên truyện đã gợi lên hình ảnh một gia đình gồm nhiều thế hệ nối tiếp, có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và hăng hái chiến đấu. “Những đứa con” không chỉ là Chiến, Việt, Út em mà còn là bố mẹ của Chiến và Việt, chú Năm,… những người con của một gia tộc anh hùng.
- “Những đứa con” suy rộng ra còn là tất cả nhân dân miền Nam, cả dân tộc – những đứa con của đất nước – trong những cuộc chiến vĩ đại, đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Tổ quốc.
2. Phương thức trần thuật của tác phẩm
(nghệ thuật kể chuyện)
- Truyện được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật Việt.
- Việt rơi vào tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường, anh nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại → anh hồi tưởng về câu chuyện của gia đình mình.
→ Tình huống này dẫn đến một phương thức trần thuật riêng: theo dòng ý thức nhân vật. (khi đứt (ngất) khi nối (tỉnh)
- Tác dụng:
+ Khắc họa được tính cách nhân vật.
+ Nhà văn có thể nhập sâu vào thế giới tâm trạng của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện: kết cấu linh hoạt, tự nhiên, thay đổi trật tự thời gian, không gian, đan xen tự sự và trữ tình,…
+ Làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn, hấp dẫn hơn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
( Cây bút có năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo
4. Truyền thống gia đình cách mạng
Ta lại viết bài thơ báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đang sống viết tiếp người đã khuất
Ngày hôm nay viết tiếp ngày hôm qua.
(Hoàng Trung Thông)
- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu anh dũng đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau.
- Hình ảnh cuốn sổ gia đình được nhắc đến nhiều lần trong truyện: "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Lãi
Dung lượng: 123,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)