Thảm họa hạt nhân Trecnobun
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 22/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Thảm họa hạt nhân Trecnobun thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Thảm họa hạt nhân
Tréc-nô-bưn
Đã có nhiều bài học về Thảm hoạ hạt nhân
Chẳng có bài học nào giống bài học nào
Thảm hoạ kinh hoàng
Cách đây 25 năm, một vụ nổ đã xảy ra tại tổ máy số 4 Nhà máy điện nguyên tử Tréc-nô-bưn làm toàn bộ khu vực xung quanh có bán kính tới 30 km bị nhiễm phóng xạ.
Khoảng 600-800 nghìn binh lính, nhân viên cứu hộ và người dân Liên Xô đã trực tiếp tham gia khắc phục sự cố Tréc-nô-bưn, trong đó đa số đã bị nhiễm xạ và cho tới nay vẫn còn hàng trăm nghìn người phải điều trị thường xuyên.
Lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị phá hủy - Ảnh AP
Hậu quả & khắc phục
Tại U-crai-na, diện tích bị nhiễm xạ lên tới 50 nghìn km2 tại 12 tỉnh và hiện vẫn còn 3,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.
Tại Nga, 19 khu vực bị nhiễm xạ trên diện tích gần 60 nghìn km2 với dân số 2,6 triệu người. Tại Bê-la-rút, 46,5 nghìn km2, chiếm 23% lãnh thổ nước này, cũng đã bị ô nhiễm phóng xạ.
Cho tới nay, chính quyền Bê-la-rút đã chi gần 19,4 tỉ USD và trong giai đoạn 2011-2015 sẽ chi thêm 2,3 tỉ USD để khắc phục hậu quả thảm họa Tréc-nô-bưn.
NMĐHN Trecnobưn sau tai nạn
“Thiên nhiên trừng phạt”
Nếu như thảm hoạ HN ơ Nhật vừa qua do thiên nhiên thì Tai nạn tại NMĐHN Trecnobưn ở Ukraina gây ra do sai sót ở khâu thiết kế lò phản ứng, kết hợp với lỗi của công nhân vận hành, nghĩa là do con người.
Chung qui thì thảm hoạ HN đều là “Thiên nhiên trừng phạt”
Một sức mạnh khủng khiếp đã phá hủy nhà máy và một lượng phóng xạ lớn đã phát ra.
600 công nhận có mặt tại chỗ khi nổ nhà máy, trong số này, 140 người bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, 2 người bị chết trong vòng 2 giờ, 28 người khác trong 4 tháng tiếp sau đó, 600.000 người bị phơi nhiễm và khoảng 200.000 người tham gia vào việc thanh tẩy các chất phóng xạ bị phơi nhiễm ở mức độ không an toàn.
Phóng xạ lan rộng ra một vùng rộng lớn ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy.
Trước Thảm hoạ Trecnobưn ?
NMĐHN Chalk River, Canada tháng 12, 1952: Do các thiết bị an toàn vận hành sai dẫn đến nhấn lầm một nút bấm. Công suất của lò phản ứng tăng lên làm nắp đạy lò phản ứng bật tung.
Một lượng lớn nước làm lạnh chất thải phóng xạ rò rỉ vào thiết bị.
Một đội ngũ xử lý sự cố phải vào cuộc để loại bỏ các vật liệu phóng xạ.
NMĐHN Chalk River, Canada hiên nay
Tại NMĐHN Windscale (Anh)
NMĐHN Windscale, ngày 10 tháng 10 năm 1957
Tai nạn đã gây ra rò rỉ chất phóng xạ trên một vùng rộng tới 200 dặm vuông.
Một thiết bị của nhà máy đọc nhiệt độ không chính xác, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ thực tế. Do vậy lò phản ứng bị quá nhiệt làm thanh grafit cháy bùng lên.
Từ đó, gây ra một đám cháy, mãi ngày hôm sau mới kết thúc, khi các công nhân xả một lượng nước lớn vào để dập tắt đám cháy và làm lạnh lò phản ứng.
Các bộ lọc lắp trên ống khói ngăn được một phần phóng xạ khỏi thoát ra môi trường, nhưng không ngăn được chất phóng xạ lan rộng.
Xử lý sự cố tại NMĐHN Windscale
Tại NMĐHN Mayak-Nga
NMĐHN Mayak, ngày 29 tháng 9 năm, 1957
Tai nạn tại Công đoạn Plutonium của Nhà máy Mayak, tại phía Nam Ural, Nga về một khía cạnh nào đó còn tồi tệ hơn vụ Trecnobưn.
Thiết bị làm lạnh bị vỡ, không hạ nhiệt được cho chất thải hạt nhân. Chất thải bị quá nhiệt và phát nổ. Khoảng 240.000 người và một vùng rộng lớn 14.000 dặm vuông bị nhiễm phóng xạ, trong đó 5.000 dặm vuông có mức phóng xạ cực kỳ cao.
Trước vụ xảy ra 1957, NMĐHN Mayak đã từng làm môi trường bị ô nhiễm phóng xạ do chôn chất thải phóng xạ gần nguồn nước và một vài tai nạn khác nhưng lần này là nặng nề nhất. Hiện nay, mức phóng xạ trong vùng vẫn thuộc loại cao nhất thế giới và nguồn nước vẫn bị ô nhiễm phóng xạ cao.
Tại NMĐHN
Three Mile Island
- Mỹ
Ngày 28 tháng 3 năm 1979
Tai nạn xảy ra do sự trục trặc của hệ thống làm lạnh, làm lò phản ứng tự đóng điện. Áp suất cao phía bên trong lò làm chiếc van lắp trên áp kế bị bật ra và không đóng lại được nữa.
Những công nhân của nhà máy không thấy chiếc van giảm áp mở nên điều chỉnh áp suất đang tăng lên bằng cách giảm dòng nước làm lạnh. Do vậy toàn hệ bị quá nhiệt, thanh nhiên liệu bị phá hủy, làm chất phóng xạ rò rỉ vào nước lạnh.
Khi phát hiện được những gì đang xảy ra họ không thể xả nước cấp cứu vào hệ để làm lạnh được nữa nên đã không chặn đứng những sự rủi ro đang tiếp tục diễn ra.
Hầu hết những người sống gần nhà máy, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em lập tức được đưa đi sơ tán. Cho tới nay, người ta vẫn theo dõi thấy tỉ lệ người bị ung thư và các bệnh về tuyến giáp trạng tăng lên rất cao, cùng với tỉ lệ tử vong của trẻ nhỏ.
Tai nạn tại NMĐHN
Three Mile Island
NMĐHN Tokaimura, Nhật Bản,
Ngày 30 tháng 9 năm 1999
Tai nạn đã xảy ra ở NMĐHN do Công ty JCO điều hành tại Tokaimura, Nhật Bản. Tai nạn bắt đầu khi những người công nhân trộn quá nhiều urani với axit nitric dùng để chế tạo nguyên liệu hạt nhân. Họ đã thêm 35 pound uranium vào bể chứa axit nitric thay vì 5,2 pound theo quy trình. Một phản ứng phân rã hạt nhân dây chuyền đã xảy ra.
Công ty đã mang toàn bộ số Bo của nhà máy để hấp thụ những phóng xạ nhưng số Bo đó không đủ để ngăn chặn.
Thay vì để xử lý hiện tượng nguy hiểm này, chúng đã làm vỡ các ống dẫn nước, làm nước tràn ra vùng xung quanh và làm phản ứng phân chia hạt nhân ngừng lại. 20 giờ sau, phản ứng mới kết thúc.
Hiện trường cấp cứu tại Tokaimura
Lợi ích & rủi ro ?
Mặc dù đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, nhưng thế giới vẫn dè dặt trong việc phát triển rộng rãi quy mô của các nhà máy điện hạt nhân ở mọi nước.
Bởi nguồn năng lượng lớn của nguyên tử cũng ẩn chứa một sức huỷ diệt khủng khiếp.
Chỉ cần một lượng nhỏ chất phóng xạ bị rò rỉ , hậu quả của nó không thể lường hết được.
An toàn cao nhất vẫn là mối quan tâm của thế giới với các NMĐ HN
Nhân loại chưa quên !
Ngày 26-4= 2011, Đại hội đồng Liên hiệp quốc tổ chức phiên họp đặc biệt tưởng niệm các nạn nhân thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của thế kỷ XX và bàn các biện pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu hậu quả thảm họa này. Trước đó, tại trụ sở Liên hiệp quốc cũng đã tổ chức triển lãm ảnh về Tréc-nô-bưn.
Tại U-crai-na
Ngày 26-4, Tổng thống U-crai-na Vích-to Y-a-nu-cô-vích (Viktor Yanukovych) và nhiều quan chức cùng đại diện các tổ chức xã hội đến thăm Nhà máy Tréc-nô-bưn (Chernobyl).
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Tổng thống Y-a-nu-cô-vích thăm nơi xảy ra thảm họa hạt nhân này.
Trước đó, ngày 20-4, ông Y-a-nu-cô-vích đã cùng Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) tới thăm nhà máy này.
Lần này, cùng đi với ông Ya-nu-cô-vích còn có Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev) và Tổng thống Bê-la-rút A-lếch-xan-đơ Lu-ca-sen-cô (Alexander Lukashenko).
Tại nhiều địa phương của U-crai-na đã diễn ra lễ cầu siêu và tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa Tréc-nô-bưn.
Hoạt động tưởng niệm thảm họa Tréc-nô-bưn cũng đã diễn ra tại nhiều khu vực và địa phương của Nga, Bê-la-rút, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và nhiều nước châu Âu cũng như trên thế giới.
Tổng thống U-crai-na tại Diễn đàn LHQ về thảm hoạ Tréc-nô-bưn tháng 4/2011
"quan tài đá" Tréc-nô-bưn
Lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Tréc-nô-bưn sau vụ nổ năm 1986 đã được Nga (Liên Xô cũ) khẩn cấp bịt kín bằng bê-tông, hiện nay bên ngoài đã xuất hiện vết nứt.
Sau khi trận động đất và sóng thần gây ra một thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, U-crai-na đã thực hiện bổ sung nhiều biện pháp, hy vọng xây thêm một vỏ bọc có tuổi thọ 100 năm ở bên ngoài chiếc "quan tài đá" này
Mô hinh lò phản ứng hạt nhân hiện đại liệu có An toàn tuyệt đối ?
Thay lời kết
Nguồn năng lượng vô cùng to lớn của Phản ứng hat nhân nguyên tử (Năng lượng HN) ẩn chứa sức huỷ diệt khủng khiếp.
Nhân kỷ niệm ¼ thế kỷ sự kiện Trecnobưn NST cóp nhặt vài thông tin chia sẻ cùng mọi người.
NST Phạm Huy Hoạt 27/4/2011
Tréc-nô-bưn
Đã có nhiều bài học về Thảm hoạ hạt nhân
Chẳng có bài học nào giống bài học nào
Thảm hoạ kinh hoàng
Cách đây 25 năm, một vụ nổ đã xảy ra tại tổ máy số 4 Nhà máy điện nguyên tử Tréc-nô-bưn làm toàn bộ khu vực xung quanh có bán kính tới 30 km bị nhiễm phóng xạ.
Khoảng 600-800 nghìn binh lính, nhân viên cứu hộ và người dân Liên Xô đã trực tiếp tham gia khắc phục sự cố Tréc-nô-bưn, trong đó đa số đã bị nhiễm xạ và cho tới nay vẫn còn hàng trăm nghìn người phải điều trị thường xuyên.
Lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị phá hủy - Ảnh AP
Hậu quả & khắc phục
Tại U-crai-na, diện tích bị nhiễm xạ lên tới 50 nghìn km2 tại 12 tỉnh và hiện vẫn còn 3,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.
Tại Nga, 19 khu vực bị nhiễm xạ trên diện tích gần 60 nghìn km2 với dân số 2,6 triệu người. Tại Bê-la-rút, 46,5 nghìn km2, chiếm 23% lãnh thổ nước này, cũng đã bị ô nhiễm phóng xạ.
Cho tới nay, chính quyền Bê-la-rút đã chi gần 19,4 tỉ USD và trong giai đoạn 2011-2015 sẽ chi thêm 2,3 tỉ USD để khắc phục hậu quả thảm họa Tréc-nô-bưn.
NMĐHN Trecnobưn sau tai nạn
“Thiên nhiên trừng phạt”
Nếu như thảm hoạ HN ơ Nhật vừa qua do thiên nhiên thì Tai nạn tại NMĐHN Trecnobưn ở Ukraina gây ra do sai sót ở khâu thiết kế lò phản ứng, kết hợp với lỗi của công nhân vận hành, nghĩa là do con người.
Chung qui thì thảm hoạ HN đều là “Thiên nhiên trừng phạt”
Một sức mạnh khủng khiếp đã phá hủy nhà máy và một lượng phóng xạ lớn đã phát ra.
600 công nhận có mặt tại chỗ khi nổ nhà máy, trong số này, 140 người bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, 2 người bị chết trong vòng 2 giờ, 28 người khác trong 4 tháng tiếp sau đó, 600.000 người bị phơi nhiễm và khoảng 200.000 người tham gia vào việc thanh tẩy các chất phóng xạ bị phơi nhiễm ở mức độ không an toàn.
Phóng xạ lan rộng ra một vùng rộng lớn ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy.
Trước Thảm hoạ Trecnobưn ?
NMĐHN Chalk River, Canada tháng 12, 1952: Do các thiết bị an toàn vận hành sai dẫn đến nhấn lầm một nút bấm. Công suất của lò phản ứng tăng lên làm nắp đạy lò phản ứng bật tung.
Một lượng lớn nước làm lạnh chất thải phóng xạ rò rỉ vào thiết bị.
Một đội ngũ xử lý sự cố phải vào cuộc để loại bỏ các vật liệu phóng xạ.
NMĐHN Chalk River, Canada hiên nay
Tại NMĐHN Windscale (Anh)
NMĐHN Windscale, ngày 10 tháng 10 năm 1957
Tai nạn đã gây ra rò rỉ chất phóng xạ trên một vùng rộng tới 200 dặm vuông.
Một thiết bị của nhà máy đọc nhiệt độ không chính xác, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ thực tế. Do vậy lò phản ứng bị quá nhiệt làm thanh grafit cháy bùng lên.
Từ đó, gây ra một đám cháy, mãi ngày hôm sau mới kết thúc, khi các công nhân xả một lượng nước lớn vào để dập tắt đám cháy và làm lạnh lò phản ứng.
Các bộ lọc lắp trên ống khói ngăn được một phần phóng xạ khỏi thoát ra môi trường, nhưng không ngăn được chất phóng xạ lan rộng.
Xử lý sự cố tại NMĐHN Windscale
Tại NMĐHN Mayak-Nga
NMĐHN Mayak, ngày 29 tháng 9 năm, 1957
Tai nạn tại Công đoạn Plutonium của Nhà máy Mayak, tại phía Nam Ural, Nga về một khía cạnh nào đó còn tồi tệ hơn vụ Trecnobưn.
Thiết bị làm lạnh bị vỡ, không hạ nhiệt được cho chất thải hạt nhân. Chất thải bị quá nhiệt và phát nổ. Khoảng 240.000 người và một vùng rộng lớn 14.000 dặm vuông bị nhiễm phóng xạ, trong đó 5.000 dặm vuông có mức phóng xạ cực kỳ cao.
Trước vụ xảy ra 1957, NMĐHN Mayak đã từng làm môi trường bị ô nhiễm phóng xạ do chôn chất thải phóng xạ gần nguồn nước và một vài tai nạn khác nhưng lần này là nặng nề nhất. Hiện nay, mức phóng xạ trong vùng vẫn thuộc loại cao nhất thế giới và nguồn nước vẫn bị ô nhiễm phóng xạ cao.
Tại NMĐHN
Three Mile Island
- Mỹ
Ngày 28 tháng 3 năm 1979
Tai nạn xảy ra do sự trục trặc của hệ thống làm lạnh, làm lò phản ứng tự đóng điện. Áp suất cao phía bên trong lò làm chiếc van lắp trên áp kế bị bật ra và không đóng lại được nữa.
Những công nhân của nhà máy không thấy chiếc van giảm áp mở nên điều chỉnh áp suất đang tăng lên bằng cách giảm dòng nước làm lạnh. Do vậy toàn hệ bị quá nhiệt, thanh nhiên liệu bị phá hủy, làm chất phóng xạ rò rỉ vào nước lạnh.
Khi phát hiện được những gì đang xảy ra họ không thể xả nước cấp cứu vào hệ để làm lạnh được nữa nên đã không chặn đứng những sự rủi ro đang tiếp tục diễn ra.
Hầu hết những người sống gần nhà máy, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em lập tức được đưa đi sơ tán. Cho tới nay, người ta vẫn theo dõi thấy tỉ lệ người bị ung thư và các bệnh về tuyến giáp trạng tăng lên rất cao, cùng với tỉ lệ tử vong của trẻ nhỏ.
Tai nạn tại NMĐHN
Three Mile Island
NMĐHN Tokaimura, Nhật Bản,
Ngày 30 tháng 9 năm 1999
Tai nạn đã xảy ra ở NMĐHN do Công ty JCO điều hành tại Tokaimura, Nhật Bản. Tai nạn bắt đầu khi những người công nhân trộn quá nhiều urani với axit nitric dùng để chế tạo nguyên liệu hạt nhân. Họ đã thêm 35 pound uranium vào bể chứa axit nitric thay vì 5,2 pound theo quy trình. Một phản ứng phân rã hạt nhân dây chuyền đã xảy ra.
Công ty đã mang toàn bộ số Bo của nhà máy để hấp thụ những phóng xạ nhưng số Bo đó không đủ để ngăn chặn.
Thay vì để xử lý hiện tượng nguy hiểm này, chúng đã làm vỡ các ống dẫn nước, làm nước tràn ra vùng xung quanh và làm phản ứng phân chia hạt nhân ngừng lại. 20 giờ sau, phản ứng mới kết thúc.
Hiện trường cấp cứu tại Tokaimura
Lợi ích & rủi ro ?
Mặc dù đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, nhưng thế giới vẫn dè dặt trong việc phát triển rộng rãi quy mô của các nhà máy điện hạt nhân ở mọi nước.
Bởi nguồn năng lượng lớn của nguyên tử cũng ẩn chứa một sức huỷ diệt khủng khiếp.
Chỉ cần một lượng nhỏ chất phóng xạ bị rò rỉ , hậu quả của nó không thể lường hết được.
An toàn cao nhất vẫn là mối quan tâm của thế giới với các NMĐ HN
Nhân loại chưa quên !
Ngày 26-4= 2011, Đại hội đồng Liên hiệp quốc tổ chức phiên họp đặc biệt tưởng niệm các nạn nhân thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của thế kỷ XX và bàn các biện pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu hậu quả thảm họa này. Trước đó, tại trụ sở Liên hiệp quốc cũng đã tổ chức triển lãm ảnh về Tréc-nô-bưn.
Tại U-crai-na
Ngày 26-4, Tổng thống U-crai-na Vích-to Y-a-nu-cô-vích (Viktor Yanukovych) và nhiều quan chức cùng đại diện các tổ chức xã hội đến thăm Nhà máy Tréc-nô-bưn (Chernobyl).
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Tổng thống Y-a-nu-cô-vích thăm nơi xảy ra thảm họa hạt nhân này.
Trước đó, ngày 20-4, ông Y-a-nu-cô-vích đã cùng Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) tới thăm nhà máy này.
Lần này, cùng đi với ông Ya-nu-cô-vích còn có Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev) và Tổng thống Bê-la-rút A-lếch-xan-đơ Lu-ca-sen-cô (Alexander Lukashenko).
Tại nhiều địa phương của U-crai-na đã diễn ra lễ cầu siêu và tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa Tréc-nô-bưn.
Hoạt động tưởng niệm thảm họa Tréc-nô-bưn cũng đã diễn ra tại nhiều khu vực và địa phương của Nga, Bê-la-rút, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và nhiều nước châu Âu cũng như trên thế giới.
Tổng thống U-crai-na tại Diễn đàn LHQ về thảm hoạ Tréc-nô-bưn tháng 4/2011
"quan tài đá" Tréc-nô-bưn
Lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Tréc-nô-bưn sau vụ nổ năm 1986 đã được Nga (Liên Xô cũ) khẩn cấp bịt kín bằng bê-tông, hiện nay bên ngoài đã xuất hiện vết nứt.
Sau khi trận động đất và sóng thần gây ra một thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, U-crai-na đã thực hiện bổ sung nhiều biện pháp, hy vọng xây thêm một vỏ bọc có tuổi thọ 100 năm ở bên ngoài chiếc "quan tài đá" này
Mô hinh lò phản ứng hạt nhân hiện đại liệu có An toàn tuyệt đối ?
Thay lời kết
Nguồn năng lượng vô cùng to lớn của Phản ứng hat nhân nguyên tử (Năng lượng HN) ẩn chứa sức huỷ diệt khủng khiếp.
Nhân kỷ niệm ¼ thế kỷ sự kiện Trecnobưn NST cóp nhặt vài thông tin chia sẻ cùng mọi người.
NST Phạm Huy Hoạt 27/4/2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)