Thác bản giốc

Chia sẻ bởi Phạm Bá Hữu | Ngày 27/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: thác bản giốc thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Thác Bản Giốc
Lâu nay, thác Bản Giốc được mệnh danh là ngọn thác đẹp nhất Việt Nam, đồng thời là thác nước lớn thứ tư trên thế giới là đường biên giới tự nhiên giữa các quốc gia.
Cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 80 km, thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt- Trung, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Thác Bản Giốc được du khách và dân “phượt” ví như nàng tiên ngủ giữa núi rừng, một tuyệt phẩm thiên nhiên mà nhiều người muốn chiêm ngưỡng.
Thác chính
Thác phụ
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước , là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Tổng quan
Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m.[1]Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.

Thác Bản Giốc nhìn từ Trung Quốc vào mùa khô, bên trái ảnh là thác phụ, bên phải ảnh là thác chính
Thác Bản Giốc vào mùa mưa nhìn từ Việt Nam, bên trái ảnh là thác phụ, bên phải ảnh là thác chính
  Thác Bản Giốc tuyệt đẹp tựa như nàng công chúa ngủ trong rừng
Du khách đi bộ tới chân thác Bản Giốc
Cảnh núi rừng xung quanh thác Bản Giốc
Quan sát trực diện, giữa thác có mô đá phủ đầy cây xanh tách dòng chảy thành ba dải lụa trắng. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt hồ rộng, trong vắt soi bóng thác và hai bên là những thảm cây cỏ xanh rì.
Ngay tại mặt hồ, du khách sẽ có cơ hội đến gần hơn để chiêm ngưỡng dòng thác nhờ hệ thống bè tre (người dân Bản Giốc thường gọi là mảng). Bè tròng trành trôi ra giữa sông, tiến gần dạo một vòng quanh chân thác, rồi áp sát nơi thác đổ. Càng đến gần, du khách cứ ngỡ mình lạc vào chốn tiên cảnh, thấy thác Bản Giốc không chỉ nên thơ mà còn đẹp kỳ vĩ.
 Thác chính của thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc tung bọt trắng xóa
Cận cảnh thác chính
 Bè tre đưa du khách đến gần hơn để chiêm ngưỡng dòng thác
Cách thác Bản Giốc chừng 3km, du khách còn có thể thưởng ngoạn động Ngườm Ngao. Đây là hang đá vôi còn nguyên sơ với những thạch nhũ hình thù độc đáo.
Ngoài ra, còn một số địa điểm lý tưởng khác như suối Lê Nin tại khu di tích Pác Bó…
Cách thác Bản Giốc không xa, hang Pác Bó, nơi đây sau những giờ làm việc Bác Hồ thường ngồi câu cá
Con đường dẫn đến suối Lê Nin
Con suối chảy xiết tại hang Pác Bó
Động Ngườm Ngao
Thạch nhũ huyền ảo trong động Ngườm Ngao 
Động Ngườm Ngao là hang đá vôi nguyên sơ nổi tiếng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Bá Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)