TH12_GA_Bai_12_Cac_loai_kien_truc_cua_he_CSDL_Tiet_2

Chia sẻ bởi Vũ Trường | Ngày 25/04/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: TH12_GA_Bai_12_Cac_loai_kien_truc_cua_he_CSDL_Tiet_2 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Thời lượng: 3 tiết Ngày soạn:
Tiết thứ: 2 Người soạn:
Chương IV: KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT
CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 12: (tt)
CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
Biết khái niệm về các cách tổ chức CSDL tập trung và phân tán.
Biết được ưu nhược điểm của mỗi cách tổ chức này.
Kỹ năng:
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình vấn đáp
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng
LƯU Ý SƯ PHẠM:
Đây là bài nằm trong chương trình giảm tải, GV có thể dạy lướt qua để HS biết, không ra đề kiểm tra có nội dung bài học này.
Có thể không học bài này và thay vào đó, GV hướng dẫn thêm cho HS các bài tập thực hành khác.
NỘI DUNG:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Thời gian

Ổn định tổ chức lớp:
Chào thầy/cô, chỉnh đốn trang phục.
Cán bộ lớp báo cáo sỉ số.
Ghi bài.
3’

Kiểm tra bài cũ:
Các hệ CSDL tập trung có mấy kiểu kiến trúc tập trung và là những kiểu nào?
Thế nào là hệ CSDL cá nhân, hệ CSDL trung tâm, hệ CSDL khách – chủ?

10’

Nội dung bài mới:
Tiết 2 – Bài 12:
CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA
HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
GV:
Ví dụ: Một ngân hàng quốc gia có nhiều chi nhánh, ở mỗi thành phố có một chi nhánh, CSDL tại mỗi chi nhánh quản lí các tài khoản của dân cư và đơn vị kinh doanh tại thành phố này. Thông qua một mạng truyền thông, các CSDL tại các chi nhánh tạo thành một hệ CSDL phân tán. Người chủ của một tài khoản có thể thực hiện các giao dịch (chẳng hạn rút một khoản tiến trong tài khoản) ở chi nhánh đặt tại địa phương họ (Hà Nội chẳng hạn), nhưng cũng có thể thực hiện giao dịch ở một chi nhánh đặt tại thành phố khác (Tp.HCM chẳng hạn).
Như vậy các CSDL ở các chi nhánh được gọi là CSDL con.

Hình 84(SGK99). Hệ CSDL phân tán
GV: Cần phải phân biệt CSDL phân tán với xử lí phân tán.
Điểm quan trọng trong khái niệm CSDL phân tán là ở chỗ các dữ liệu được chia ra đặt ở những trạm khác nhau trên mạng.
Nếu dữ liệu tập trung tại một trạm và những người dùng trên các trạm khác có thể truy cập được dữ liệu này, ta nói đó là hệ CSDL tập trung xử lí phân tán chứ không phải là CSDL phân tán.

Hình 85 (SGK99). Hệ CSDL tập trung xử lí phân tán


Tiết 2 – Bài 12:
CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA
HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Các hệ CSDL tập trung








Các hệ CSDL phân tán

Khái niệm cơ sở dữ liệu phân tán
CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về mặt lôgic) được dùng chung và phân tán về mặt vật lí trên một mạng máy tính.
Một hệ QTCSDL phân tán là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị CSDL phân tán và làm cho người dùng không nhận thấy sự phân tán.

Người dùng truy cập vào CSDL phân tán thông qua chương trình ứng dụng. Các chương trình ứng dụng được chia làm hai loại:
Chương trình không yêu cầu dữ liệu từ nơi khác.
Chương trình có yêu cầu dữ liệu từ nơi khác.

Có thể chia các hệ CSDL phân tán thành 2 loại chính: thuần nhất và hỗn hợp.
Hệ CSDL phân tán thuần nhất: các nút trên mạng đều dùng cùng một hệ QTCSDL.
Hệ CSDL phân tán hỗn hợp: các nút trên mạng có thể dùng các hệ QTCSDL khác nhau.











25’



CỦNG CỐ:
Nhắc lại các khái niệm: CSDL phân tán, hệ QTCSDL phân tán, hệ CSDL phân tán thuần nhất, hệ CSDL phân tán hỗn hợp.
BÀI TẬP, DẶN DÒ:
Về nhà xem trước phần còn lại của bài: Các hệ cơ sở dữ liệu phân tán (SGK100).
Câu hỏi ôn tập:
Thế nào là CSDL phân tán và hệ QTCSDL phân tán?
Các chương trình ứng dụng phân tán được chia thành mấy loại?
Có thể chia hệ CSDL phân tán thành mấy loại?
ĐÁP ÁN:
(Câu hỏi 3) Có thể chia hệ CSDL phân tán thành mấy loại?
Có thể chia hệ CSDL phân tán thành 2 loại chính:
Hệ CSDL phân tán thuần nhất: các hệ CSDL thành viên đều có cùng một hệ QTCSDL.
Hệ CSDL
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)