TH12_GA_Bai_02_He_quan_tri_co_so_du_lieu_Tiet_1

Chia sẻ bởi Vũ Trường | Ngày 25/04/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: TH12_GA_Bai_02_He_quan_tri_co_so_du_lieu_Tiet_1 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Thời lượng: 2 tiết Ngày soạn:
Tiết thứ: 1 Người soạn:
Chương I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 2 (tiết 1):
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Về kiến thức:
Nắm được các chức năng và phương thức hoạt động của một hệ QTCSDL.
Về kĩ năng:
Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình vấn đáp.
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
LƯU Ý SƯ PHẠM:
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Thời gian

Ổn định tổ chức lớp:
Chào thầy/cô, chỉnh đốn trang phục.
Cán bộ lớp báo cáo sỉ số.
Ghi bài.
3’

Kiểm tra bài cũ:
Hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL?
ĐÁP ÁN
CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ ở thiết bị nhớ của máy tính.
Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.


Nội dung bài mới:
Bài 2 (tiết 1):
HỆ QUẢN TRỊ
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Vì HS trong chương trình lớp 11 đã được học về ngôn ngữ lập trình. Cụ thể đã dùng ngôn ngữ lập trình Pascal để minh họa; do đó trong phần này ta có thể sử dụng ngôn ngữ này để minh họa.

GV: Trong Pascal để khai báo biến i, j là kiểu số nguyên, k là số thực để dùng trong chương trình em làm như thế nào?
HS : Trả lời câu hỏi.
Var i, j: integer;
k: real;
GV: Thực chất đây cũng là khai báo kiểu dữ liệu.
GV: Trong Pascal để khai báo cấu trúc bản ghi học sinh có các trường như: hoten, ngaysinh, gioitinh, doanvien, đ_van, đ_toan, đ_ly, đ_hoa, … ta phải thực hiện như thế nào?

HS: Type hocsinh = record
Hoten: string;
Ngaysinh: string;
Gioitinh: boolean;
Doanvien: boolean;
đ_van, đ_toan, đ_ly, đ_hoa: real;
End;

GV: Từ cấu trúc dữ liệu trên, người ta dùng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu.




Trong CSDL người ta dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu tác động trên các mẫu tin (bản ghi) bao gồm:
+ Cập nhật: nhập, sửa, xóa dữ liệu.
+ Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu.











Và bằng ngôn ngữ điều khiển dữ liệu cho phép xác lập quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.




Bài 2 (tiết 1):
HỆ QUẢN TRỊ
CƠ SỞ DỮ LIỆU


















Các chức năng của hệ quản trị CSDL
Cung cấp môi trường tạo lập CSDL
Một hệ QTCSDL phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thực chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.
Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
Thao tác dữ liệu gồm:
Cập nhật: (nhập, sửa, xóa dữ liệu);
Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …).
Chú ý :
Trong thực tế, ngôn ngữ dùng để định nghĩa và thao tác dữ liệu là hai thành phần của một ngôn ngữ CSDL duy nhất.
Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là SQL (Structured Query Language – ngôn ngữ hỏi có cấu trúc).
Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL
Hệ QTCSDL thực hiện được chức năng này phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm sau:
Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép;
Duy trì tính nhất quán của dữ liệu;
Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời;
Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm;
Quản lí các mô tả dữ liệu.



CỦNG CỐ:
Nhắc lại các khái niệm trọng tâm.
BÀI TẬP, DẶN DÒ:
Cho câu hỏi ôn tập về nhà.
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)