TEST NHẬN BIẾT nhà văn

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 21/10/2018 | 76

Chia sẻ tài liệu: TEST NHẬN BIẾT nhà văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TEST NHẬN BIẾT
CHÂN DUNG
Nhà văn Việt Nam (Phần I)
Phần thơ : Xuân Sách
Phần tư liệu bổ sung & ảnh PHH
GIỚI THIỆU
Nhà xuất bản Văn Học có giới thiệu tác phẩm: Chân dung nhà văn của Xuân Sách. Tác phẩm là 99 bài thơ dùng đặc tả chân dung 99 văn nghệ sỹ đương đại nhưng đa phần lại không nêu tên những người được tả
Người trong cuộc đọc là hiểu, Người hay xem sách đọc là nhận ra, Người ít đọc thì bài nhận; bài không được.
Tài liệu này sưu tầm tên và ảnh chân dung thực của các nhân vật ấy, nhưng để bạn suy nghĩ 1 chút nên đặt thành bộ Test thử trí nhớ của bạn
Do dung lượng lớn nên TL xin giói thiệu thành 3 phần: phần I + 2 là các vị đã quá cố; Phần 3 + 4 là các vị đương đại
Chân dung Xuân Sách
Câu 1: Đây là ai?
Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh
trèo leo tận trời
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giộc mộng con suốt một thời bơ vơ
Tiếc chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.
2.Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia quyền
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn
3. Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu
bóng hình cũng tan
4. Anh còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn sao vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho Thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo.
A B C D
81. Tản Đà
19/5/1898 – 7/6/1939
Tự trào:
“Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có cửa nhà thời không
Nửa đời năm, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp vợ chồng Biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...”
Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực.
Đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Đáp án 1.2
D.-TẢN ĐÀ




34. Nhà văn Ngô Tất Tố
(1893 – 1954)
Ngô Tất Tố với 26 bút danh khác nhau.
Ông được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình.

là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ 20
Đáp án 1.2
A,Ngô Tất Tố
15. Nhà Phê bình Hoài Thanh
15/7/1909 – 14/3/1982
tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.


Đáp án 1.3
B.- HOÀI THANH
4.Nhà văn
Nam Cao (1915 – 1951)
Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán những năm 30 - 40 của thế kỷ XX. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Đáp án 1.4
c. NAM CAO
4. Nhà văn NAM CAO

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Tác phẩm nổi tiếng:
Con mèo mắt ngọc
Chí Phèo (1941)
Đầu đường xó chợ
Điếu văn
Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)
Tư cách mõ (1943)
Bài học quét nhà (1943)
Lão Hạc (1943)
Mò Sâm Banh (1945)
Nỗi truân chuyên của khách má hồng (1946)
Đôi mắt (1948)
1. Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền.

2. “Bao năm ngậm ngải tìm trầm 
Giã từ quê mẹ
xa dòng Hương giang
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông
Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay”.
4. Em không nghe mùa thu
Mùa thu chỉ có lá
Em không nghe rừng thu
Rừng mưa to gió cả
Em thích nghe mùa xuân
Con nai vờ ngơ ngác
Nó ca bài cải lương.
Câu 2 Đây là ai?
Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách



3. Anh chẳng còn sống mãi
Với thủ đô luỹ hoa
Để những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà.
A B C D
*Tác phẩm thơ
-Tiếng thu (1939)
-Tỏa sáng đôi bờ (1959)
-Người con gái sông Gianh (1966)
-Từ đất này (197l)
-Chị em (1973)
-Đây mùa thu tới (1987)
37. Lưu Trọng Lư
(19/6/1911 – 10/8/1991
Là một trong những người tiên phong của Phong trào Thơ mới, những bài thơ của ông mà "nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta" đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới.
Đáp án 2. 4
A. Lưu Trọng Lư
6. Nguyễn Tuân
 (10/ 7/ 1910 – 28 / 7/1987)

Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền.
Sáng tạo sở trường của ồng là tùy bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện.
Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.
Đáp án 2.1
D.
NGUYỄN
TUÂN
 THANH TỊNH
(12/12/1911 -17/7/1988)
 Nhiều người cho rằng hai câu :”Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.”, không phải của Bác Hồ như xưa nay sách báo vẫn nói mà chính là của nhà thơ Thanh Tịnh.

Ông là một sáng lập viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã là Ủy viên BCH (khóa I, II), Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Đại tá quân đội trước khi nghỉ hưu.
Thanh Tịnh, trước hết được biết đến là một nhà Thơ Mới, tác giả tập thơ “Hận chiến trường” (1936) với hai bài “Mòn mỏi” và “Tơ trời với tơ lòng” được Hoài Thanh chọn đưa vào “Thi nhân Việt Nam” Ông còn nổi tiếng với các tập văn xuôi, trong đó, có tập truyện ngắn “Quê mẹ”.
Đáp án 2.2
B, THANH TỊNH
Nguyễn Huy Tưởng
(1912 – 1960)

Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng và viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi như Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản
.
Ông là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Đáp án 2.3
C. Nguyễn
Huy Tưởng
1. Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô
Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời chẳng còn gì và thơ cũng thế.

4. Ba lô trên vai từ đêm mười chín
"Một tiếng chim kêu sáng cả rừng"
Thì cứ khắc đi rồi khắc đến
Sao còn ngồi đấy cụ già Khương?
Câu 3: Đây là ai?
Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D

3. Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.

2. Hai lần lỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cành rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.

các tác phẩm
Tiếng địch sông Ô (1936)
Con voi già
Anh-Nga (1936)
Tiếng sóng (1934)
Yêu-đương (1934)

Ông là một trong số người có tiếng nói đầu tiên trong phong trào thơ mới, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" Sau này ông lại nổi tiếng là GS khảo cổ học-sử học


61.
Phạm Huy Thông
22/11/1916 – 21/6/1988 
Đáp án 3.1
C. PHẠM
HUY THÔNG
23. Nguyễn Bính
13/2/1918 – 20/1/1966
Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.:
Một số tác phẩm:
Cô Hái Mơ (Thơ 1939)
Tương tư
Chân quê (Thơ 1940)
Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
Cô Son (Chèo cổ 1961) …
Đáp án 3.2
B.NGUYỄN BÍNH
93. Khương Hữu Dụng
1/1/1907 -  2005
Tính từ bài thơ đầu tiên làm tặng bà nội năm 1925 và những vần thơ cuối cùng trước ngày chuyển cõi, Khương Hữu Dụng là nhà thơ có đời thơ nối từ đầu thế kỷ trước sang đầu thế kỷ này. Bắt đầu từ Thơ Mới, thơ ông trải qua hai cuộc kháng chiến cùng dân tộc, đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn yêu thơ.
Khương Hữu Dụng bắt đầu bằng Đường Thi, rồi sau đó âm thầm tiếp biến sang Thơ Mới. Điều không thể cưỡng nổi bởi cuộc tiếp biến tự nhiên này đã được Khương Hữu Dụng tâm tư trong Chiếc lá cuối cùng viết năm 1936: Chưa gió mà cây đã rụng màu.
Thơ Mới của Khương Hữu Dụng đứng giữa cái lãng mạn ngây ngất của Xuân Diệu và cái hiện thực thổn thức của Tố Hữu.
 mảng dịch thơ của Khương Hữu Dụng cũng là một đóng góp lớn lao cho nền thơ Việt Nam,
Đáp án 3.4
Khương
Hữu Dụng
Thế Lữ 
6/10/1907 – 3/6/1989
Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trongphong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam
tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ
Đáp án 3.3
D.Thế Lữ
4. Ra đi từ bến My Lăng
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng
Tuổi già về lại bến sông
Trăng kia đã lặn phải chong đèn dầu.
3.Nên danh nên giá ở làng
Chết về ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó xá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn
2. Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đến động rừng Yên thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say
Câu 4: Đây là ai?
Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
1.Dế mèn lưu lạc mười năm
Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.
A B C D
Nhà văn Nguyên Hồng
5/11/1918 – 2/5/1982
Tác phẩm chọn lọc
-- Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938 );
- Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
- Những ngày thơ ấu (truyện 1941);
- Qua những màn tối (truyện, 1942);
- Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
- Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
- Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
- Sức sống của ngòi bút (1963);
- Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);


Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...
Đáp án 4.2
D.Nguyên Hồng
Kim Lân 
(1/1920 - 20/7/2007)
tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941
Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó


 Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt Nam.
Đáp án 4.3
A. KIM LÂN
TÔ HOÀI
27/9/1920,- 6/7/2014
Từ năm 17 tuổi, với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký cho đến lúc cuối đời, ông vẫn không ngừng viết. Hiếm nhà văn nào có sức viết bền bỉ như ông. Trước đó, Tô Hoài đã có nhiều truyện ngắn in trên Tiểu thuyết thứ bảy, Truyền Bá, Hà Nội tân văn… nhiều nhà nghiên cứu thời đó cho rằng, Tô Hoài có biệt tài viết về truyện loài vật.
Tô Hoài còn là một tự điển sống về Hà Nội. Ngoài Chuyện cũ Hà Nội - Giải thưởng Thăng Long của UBND Hà Nội (1996), ông đã cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc viết chung bộ sách bốn tập Hỏi đáp Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. 
Đáp án 4.1
C. TÔ HOÀI
96. Yến Lan
2/3/1916 – 5/10/1998
Ông sáng tác thơ từ sớm và cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn hợp thành Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ đất Bình Định.
 Ông được coi là 1 hảo hán của thơ tứ tuyệt VN hiện đại
Trong tứ tuyệt Yến Lan thường nén lại một nông nỗi thở dài. Có khá nhiều cám cảnh. Nhưng cốt cách nghệ sĩ, cốt cách tứ tuyệt đã gây cho người đọc một sự kính trọng
Đáp án 4.4
B. YẾN LAN
3. "Người đi ờ nhỉ người đi thật"
Đi thật nhưng rồi lại trở về
Nhẹ như hạt bụi như hơi rượu
Mà đắm hồn người trong tái tê.
3. Ôi màu tím hoa sim
Nhuốm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tìm mãi nghìn chiều hoang
biền biệt
1.Ấy bức tranh quê đẹp một thời
Má hồng đến quá nửa pha phôi
Bên sông vải chín mùa tu hú
Khắc khoải kêu chi suốt một đời.
4. Em ơi buồn làm chi
Em không buồn sao được
Quan họ đã vào hợp tác
Đông hồ gà lợn nuôi chung
Bên kia sông Đuống em trông
Tìm đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng.

Câu 5: Đây là ai?
Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
Thâm Tâm 
(1917–1950)
là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...
Thâm Tâm còn có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh. trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.
Đáp án 5.3
D.THAM TÂM
Anh Thơ 
(25/1/1921 - 14/3/2005
tên thật là Vương Kiều Ân, các bút danh khác: Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh; là một nhà thơ nữ Việt Nam.
 năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến thích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác.
Từ năm 1971 đến năm 1975 bà làm biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. Bà cũng là ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Đáp án 5.1
A. ANH THƠ
Hữu Loan
 (2/4/1916 - 18/3/2010)
tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan. Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến
Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc.
Đáp án 5.2
C. HỮU LOAN
Hoàng Cầm
(22/2/1922-2010)
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
tên thật là Bùi Tằng Việt, quê tại Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi
Đáp án 5.4
B.HOÀNG CẦM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)