Test Chân dung nhà văn Phần II
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 21/10/2018 |
72
Chia sẻ tài liệu: Test Chân dung nhà văn Phần II thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TEST NHẬN BIẾT
CHÂN DUNG
Nhà văn Việt Nam (Phần II)
Thơ phác họa : Xuân Sách
Phần tư liệu bổ sung & ảnh PHH
GIỚI THIỆU
(Phần II)
Nhà xuất bản Văn Học có giới thiệu tác phẩm: Chân dung nhà văn của Xuân Sách. Tác phẩm là 99 bài thơ dùng đặc tả chân dung 99 văn nghệ sỹ đương đại nhưng đa phần lại không nêu tên những người được tả
Tài liệu này sưu tầm tên và ảnh chân dung thực của các nhân vật ấy, nhưng để bạn suy nghĩ 1 chút nên đặt thành bộ Test thử trí nhớ của bạn
Do dung lượng lớn nên TL xin giói thiệu thành 3 phần: phần I + 2 là các vị đã quá cố; Phần 3 + 4 là các vị đương đại
Xuân Sách vẽ chân dung các nhà văn bằng thơ
. 6.1 Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị gày quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Không nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu!
6.3 Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy
Chim báo bão lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
6.2 Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vẫn lẩn khuất trong mây
Lui về ký ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.
6.4.Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chửa xong bác đã cười
Câu 6: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
5. Nguyễn Công Hoan
(6/3/1903 – 6/6/1977
Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.ông đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội; đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực
Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.
Đáp án 6
6.4= B
Bổ sung về
Nguyễn Công Hoan
Ông để lại di sản với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, các tác phẩm chính của ông là:
Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
Người ngựa, ngựa người (truyện 1931)
Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)
Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
Vợ (truyện ngắn, 1937)
Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
Huy Cận (1919 – 2005)
tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới.
Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973),…
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 là một trong những tên tuổi hàng đầu củaphong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942),
Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc
Tháng 6/ 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Đáp án 6
6.1 = D
Hồ Dzếnh (1916- 8/1991)
tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ
Hồ Dzếnh làm thơ lục bát cực hay, nhưng bù lại thơ thất ngôn chỉ ở mức bình thường.
Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại,
Đáp án 6
6.2 = A
10. Chế Lan Viên
(1920-1989)
tên thật là Phan Ngọc Hoan, Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam
Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên,
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"[4], và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống
Bổ sung về
Chế Lan Viên
Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Tác phẩm chính
Điêu tàn (1937)
Gửi các anh (1954)
Ánh sáng và phù sa (1960)
Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Dải đất vùng trời (1976)
Hái theo mùa (1977)
Hoa trên đá (1984)
Đáp án 6
6.3 = C
7.3 Đã qua đi một thời giông tố
Qua một thời cơm thầy cơm cô
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.
7.4 Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu.
7.1 Sinh ra trong gió cát
Đất Nghệ an khô cằn
Bao nhiêu năm "nằm vạ"
Trước cửa hội nhà văn.
7.2 Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.
Câu 7: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
9. Tế Hanh (1921 - 2009)
tên thật là Trần Tế Hanh, một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghỉ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của ông đã đi vào sách GK ngữ văn của HS phổ thông
Tác phẩm chính
Nghẹn ngào (1939)
Hoa niên (1945)
Lòng miền Nam (1956)
Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
Hai nửa yêu thương (1967)
Khúc ca mới (1967)
Đi suốt bài ca (1970)
Câu chuyện quê hương (1973)
Giữa anh và em (1992)
Em chờ anh (1993)
Đáp án 7
7.4 = A
Vũ Trọng Phụng
(1912-1939)
là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của ông, được một số người ví như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa"]. Sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980[
Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ rồi ông mắc bệnh lao phổi và mất mất vào năm mới 27 tuổi
45
Bổ sung về Vũ Trọng Phụng
& các tác phẩm chính
Kịch:
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Phóng sưl
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Truyện-tiểu thuyết
Lục sì (1937)
Giông tố(1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936)
Đáp án 7
7.3 = C
Bùi Hiển
(22/11/1919 - 11/3/2009)
Ông nổi tiếng với thể loại truyện ngắn với tác phẩm Nằm vạ (1941) khi mới 22 tuổi, đồng thời có không ít bút ký thu hút người đọc và hàng nghìn trang sách dịch.
Năm 1940 ông đã có một số truyện ngắn đăng báo và năm 1941 cho ra tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ có tiếng vang trên văn đàn.
Từ tháng 8-1945 đến những năm cuối thế kỷ XX, ông vừa viết văn, làm báo, dịch thuật và đảm nhiệm nhiều công việc của Hội nhà văn Việt nam. Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật cho các tác phẩm: Tuyển tập Bùi Hiển, Bạn bè một thuở, Ánh mắt, Ngơ ngẩn mùa xuân.
Đáp án 7
7.1 = D
Tố Hữu (4/10/1920 – 9/12/2002)
tên thật là Nguyễn Kim Thành, là nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia.
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Các tác phẩm: Từ ấy (1946)
Việt Bắc (1954) Gió lộng (1961)
Ra trận (1962-1971)Máu và Hoa (1977)
Một tiếng đờn (1992)Ta với ta (1999)
Tố Hữu có sự tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Thơ Tố Hữu cũng phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt,
Đáp án 7
7.2 = B
8.3 Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua cười
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.
8.2 Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.
8.4 Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.
8.1.Nếu Trương Lương không thổi địch
sông Ô
Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời chẳng còn gì và thơ cũng thế.
Câu 8: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Có thể nhắc đến ông với tư cách là một nhà thơ, nhà sử học, nhà bác học, nhà yêu nước và hoạt động xã hội. Ở lĩnh vực nào, Phạm Huy Thông cũng có những đóng góp quan trọng, với vai trò của một người luôn luôn đi những bước tìm tòi khai mở trong buổi đầu.
Mặc dù là người thành đạt trên nhiều lĩnh vực, nhưng Phạm Huy Thông vẫn không nguôi nhớ đến sự nghiệp thơ - nơi ông đã nổi danh từ rất sớm và có được những thành quả đáng ghi nhận.
Làm thơ từ những năm 1932 – 1937, Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô.
Tác phẩm thơ khác:
Con voi già
Anh-Nga (1936)
Tiếng sóng (1934)
Yêu-đương (1934)
Đáp án 8
8.1 = D
. Tú Mỡ (1900-1976)
là nhà thơ trào phúng nổi tiếng của Việt Nam, gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.
Những năm cuối đời, Tú Mỡ làm nhiều thơ vui về đàn cháu nhỏ, về tình cảm gia đình
Ông sáng tác đủ loại: thơ Đường, phú, văn tế, lục bát, hát nói, hát xẩm, chầu văn…Sau Tú Mỡ, người ta làm thơ trào phúng nhan nhãn, nhưng không ai bắt chước được tác giả "Giòng nước ngược“.
Tác phầm:
Dòng nước ngược
Nụ cười kháng chiến (1952)
Anh hùng vô tận (1952)
Nụ cười chính nghĩa (1958)
Bút chiến đấu (1960)
Đòn bút (1962)
Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970)
Đáp án 8
6.3 = B
Bùi Huy Phồn
(Đồ Phồn)
(16/12/1911 - 31/10/1990)
Ông còn có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới..
Sau Cách mạng, ông, viết báo, làm thơ, viết tiểu thuyết …
Ông thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất”
Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
Gan dạ đàn bà (TT trinh thám, 1942)
Mối thù truyền kiếp (TTtrinh thám, 1942)
Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
Phất (tiểu thuyết, 1961)
Đáp án 8
6.2 = C
Nguyễn Văn Bổng
(1921-2001)
Ngoài tên thật, ông còn viết với bút danh Trần Hiếu Minh.
Năm 1942, 21 tuổi, ông đã có quyển Ba người bạn.
Cuộc đời nhà văn Nguyễn Văn Bổng là những cuộc đi và viết, khám phá và chiêm nghiệm liên tục về con người, về các miền đất của Tổ quốc chúng ta. Cho đến mãi những ngày cuối cùng của cuộc đời
Tác phẩm
Say nửa chừng (truyện ngắn, 1944)
Con trâu (tiểu thuyết, 1952)
Cửu Long cuộn sóng (tập bút ký, 1965)
Rừng U Minh (tiểu thuyết, 1970)
Áo trắng (tiểu thuyết, 1972)
Sài Gòn 1967 (tiểu thuyết, 1983)
Chuyện bên cầu Chữ Y (tập truyện, 1985)
Tiểu thuyết cuộc đời (tiểu thuyết 1989)
Đáp án 8
6.4 = A
9.2 Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.
9.1 Đường chúng ta đi trong gió lửa
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm
9. 4 Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.
9.3 Tưởng anh dọn về làng xưa
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà
Sướng cái bụng lắm lắm à
Đêm là đèo gió ngày là hồ Tây.
Câu 9: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Nguyễn Đình Thi
(1924–2003)
là người hoạt động chính trị, đã từng là sĩ quan quân đội, nhưng nhắc đến ông là mọi người nghĩ đến một nghệ sĩ đa tài. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
Về thơ, đây là lĩnh vực ông dành nhiều tâm huyết nhất, ông luôn trăn trở tìm tòi hướng sáng tạo nhằm đổi mới diện mạo thơ ca. Thơ ông dạt dào cảm hứng yêu thương sâu lắng về đất nước, con người vất vả và anh hùng là chủ đề quán xuyến trong thơ ông. Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời những bài thơ bất hủ như "Đất nước", "Nhớ", "Bài thơ Hắc Hải", "Lá đỏ“
Về văn xuôi, Nguyễn Đình Thi cũng có những đóng góp rất đáng trân trọng. trong các cuộc kháng chiến. "Xung kích" - tiểu thuyết đầu tay của ông đã tái hiện sinh động cuộc chiến đấu của một đại đội xung kích trong chiến thắng trung du (1951). Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952. "Thu đông năm nay" (1954),"Bên bờ sông Lô" (1957), "Vào lửa" (1966), "Mặt trận trên cao"(1967), đều là những tác phẩm mang tính thời sự
Đáp án 9
9.2 = B
Nguyễn Đình Thi
Thành công lớn nhất ở thể loại văn xuôi phải kể đến hai tập của tiểu thuyết "Vỡ bờ". Bộ tiểu thuyết này đã tái hiện bức tranh nhiều chiều của xã hội VN thời kỳ 1939 - 1945.
Các vở kịch của Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho kịch tiếng nói mới mẻ. Từ vở "Con nai đen" (1961) đến "Hoa và Ngần" (1975), "Giấc mơ" (1983), "Rừng trúc" (1978), "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" (1979), "Người đàn bà hóa đá" (1980), "Tiếng sóng" (1980), "Cái bóng trên tường" (1982), "Trương Chi" (1983), và "Hòn Cuội" (1983 - 1986). Kịch bản nào cũng là những nỗ lực cách tân không mệt mỏi của Nguyễn Đình Thi, nhằm mở rộng dung lượng sức chứa cũng như làm giàu thêm tính văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lý của kịch
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi Trong những ngày khởi nghĩa tháng Tám 1945 sục sôi, Nguyễn Đình Thi cũng cho ra đời "Diệt phát xít" Đầu năm 1947, những ngày khói lửa ở Hà Nội, ông đã cho ra đời "Người Hà Nội"
Hoàng Trung Thông
(1925-1993)
Bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm, là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước VN mới
Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ như “Bài ca vỡ đất”
Ông còn là một dịch giả uy tín, từng dịch nhiều tác phẩm thơ cũng như văn xuôi nổi tiếng thế giới, trong đó có Nhật kí trong tù
Đường chúng ta đi (1960)
Những cánh buồm (1964)
Đầu sóng (1968)
Trong gió lửa (1971)
Như đi trong mơ (1977)
Hương mùa thơ (1984)
Mời trăng (1992)
Đáp án 9
9.1 = C
Nông Quốc Chấn
(18 11/1923 – 4/2/2002)
tên thật là Nông Văn Quỳnh, Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc.
nhà văn người dân tộc Tày, . Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca”
Đáp án 9
9.3 = A
Chính Hữu (15/12/1926 – 27/11/2007)
tên thật là Trần Đình Đắc, Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Thơ Chính Hữu có cái nghiêm nghị của "nhà binh", nhưng không khuôn cứng. Nó vừa là cảm xúc, vừa là trí tuệ. Mặc dù rất kiệm lời nhưng đọc thơ Chính Hữu, ta vẫn thấy đậm hơi thở thời đại, đồng thời thấy được phần nào chân dung tác giả. Thơ Chính Hữu luôn cho ta cảm giác, đằng sau những con chữ là một người sâu sắc, kinh lịch việc đời.
1 số bài thơ khác của ông là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sĩ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sĩ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sĩ Huy Du)
Đáp án 9
9.4 = D
10.3 Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn chẳng sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng
quyết chí xông lên.
10.1 Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên đến lúc già.
Câu 10: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
10.2 Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lý gập ghềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ
10.4 Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên
Trần Bạch Đằng
(15/7/1926 -16/4/2007 )
tên thật là Trương Gia Triều, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang...
lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như:Trên bờ Đồng Nai, Dấu cũ, Dạy học lậu...
TP kịch nói, ông có:
Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951)
Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984)
Tình yêu và lời đáp (1985)
Kịch bản phim
Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987)
Dòng sông không quên (1989)
Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988)
Đáp án 10
10.2 = D
Nguyễn Thành Long (1925-1991)
Các tác phẩm:
Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952)
Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)
Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)
Trong gió bão (truyện, 1963)
Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972)
Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978)
Lặng lẽ Sapa (truyện ngắn, tập “Giữa trong xanh”
Đáp án 10
10.1 = C
HỮU MAI (1926-2007)
Các tác phẩm:
Những ngày bão táp (tiểu thuyết, 1956)
Cao điểm cuối cùng (tiểu thuyết, 1960)
Ðồng đội (tập truyện ngắn, 1962)
Cao điểm cuối cùng (1961)
Dải đất hẹp (1967)
Vùng trời (3 tập, 1971, 1975, 1980)
Đất nước (nhiều tập, tập 1, 1985)
Ông cố vấn (ba tập, 1988, 1989)
Viết hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những năm tháng không thể nào quên (1970)
Tên thật: Trần Hữu Mai, Trong các sáng tác văn học, ông thường sử dụng hai bút danh là Hữu Mai và Trần Mai Nam. Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, ông đã cho xuất bản hơn 60 đầu sách các loại
Đáp án 10
10.3 = B
. Đào Vũ (17/10/1927-8/1/2006)
tên thật là Đào Văn Đạt, Là một trong những người nổi tiếng của làng văn, làng báo. ông là tác giả tiểu thuyết "Cái sân gạch" với nhân vật lão Am, một hình tượng văn học điển hình của người nông dân đồng bằng Bắc
Ông còn có dăm bảy chục tập sách khác, đủ các thể loại tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký. Ông dịch hơn chục tập sách của các tác giả Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và sáng tác nhiều truyện cho thiếu nhi. Ở thể loại nào, ở mảng đề tài nào, ông cũng có những trang viết để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Tiêu biểu là các tiểu thuyết "Vụ lúa chiêm", "Con đường mòn ấy", "Bộ ba Lưu lạc - Dải lụa - Hoa lửa","Bí thư cấp huyện", "Con than ngơ ngác", truyện viết cho thiếu nhi "Trăng rơi xuống giếng", "Yleng".
Đáp án 10
10.4 = A
CHÂN DUNG
Nhà văn Việt Nam (Phần II)
Thơ phác họa : Xuân Sách
Phần tư liệu bổ sung & ảnh PHH
GIỚI THIỆU
(Phần II)
Nhà xuất bản Văn Học có giới thiệu tác phẩm: Chân dung nhà văn của Xuân Sách. Tác phẩm là 99 bài thơ dùng đặc tả chân dung 99 văn nghệ sỹ đương đại nhưng đa phần lại không nêu tên những người được tả
Tài liệu này sưu tầm tên và ảnh chân dung thực của các nhân vật ấy, nhưng để bạn suy nghĩ 1 chút nên đặt thành bộ Test thử trí nhớ của bạn
Do dung lượng lớn nên TL xin giói thiệu thành 3 phần: phần I + 2 là các vị đã quá cố; Phần 3 + 4 là các vị đương đại
Xuân Sách vẽ chân dung các nhà văn bằng thơ
. 6.1 Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị gày quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Không nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu!
6.3 Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy
Chim báo bão lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
6.2 Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vẫn lẩn khuất trong mây
Lui về ký ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.
6.4.Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chửa xong bác đã cười
Câu 6: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
5. Nguyễn Công Hoan
(6/3/1903 – 6/6/1977
Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.ông đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội; đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực
Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.
Đáp án 6
6.4= B
Bổ sung về
Nguyễn Công Hoan
Ông để lại di sản với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, các tác phẩm chính của ông là:
Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
Người ngựa, ngựa người (truyện 1931)
Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)
Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
Vợ (truyện ngắn, 1937)
Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
Huy Cận (1919 – 2005)
tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới.
Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973),…
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 là một trong những tên tuổi hàng đầu củaphong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942),
Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc
Tháng 6/ 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Đáp án 6
6.1 = D
Hồ Dzếnh (1916- 8/1991)
tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ
Hồ Dzếnh làm thơ lục bát cực hay, nhưng bù lại thơ thất ngôn chỉ ở mức bình thường.
Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại,
Đáp án 6
6.2 = A
10. Chế Lan Viên
(1920-1989)
tên thật là Phan Ngọc Hoan, Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam
Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên,
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"[4], và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống
Bổ sung về
Chế Lan Viên
Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Tác phẩm chính
Điêu tàn (1937)
Gửi các anh (1954)
Ánh sáng và phù sa (1960)
Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Dải đất vùng trời (1976)
Hái theo mùa (1977)
Hoa trên đá (1984)
Đáp án 6
6.3 = C
7.3 Đã qua đi một thời giông tố
Qua một thời cơm thầy cơm cô
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.
7.4 Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu.
7.1 Sinh ra trong gió cát
Đất Nghệ an khô cằn
Bao nhiêu năm "nằm vạ"
Trước cửa hội nhà văn.
7.2 Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.
Câu 7: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
9. Tế Hanh (1921 - 2009)
tên thật là Trần Tế Hanh, một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghỉ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của ông đã đi vào sách GK ngữ văn của HS phổ thông
Tác phẩm chính
Nghẹn ngào (1939)
Hoa niên (1945)
Lòng miền Nam (1956)
Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
Hai nửa yêu thương (1967)
Khúc ca mới (1967)
Đi suốt bài ca (1970)
Câu chuyện quê hương (1973)
Giữa anh và em (1992)
Em chờ anh (1993)
Đáp án 7
7.4 = A
Vũ Trọng Phụng
(1912-1939)
là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của ông, được một số người ví như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa"]. Sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980[
Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ rồi ông mắc bệnh lao phổi và mất mất vào năm mới 27 tuổi
45
Bổ sung về Vũ Trọng Phụng
& các tác phẩm chính
Kịch:
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Phóng sưl
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Truyện-tiểu thuyết
Lục sì (1937)
Giông tố(1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936)
Đáp án 7
7.3 = C
Bùi Hiển
(22/11/1919 - 11/3/2009)
Ông nổi tiếng với thể loại truyện ngắn với tác phẩm Nằm vạ (1941) khi mới 22 tuổi, đồng thời có không ít bút ký thu hút người đọc và hàng nghìn trang sách dịch.
Năm 1940 ông đã có một số truyện ngắn đăng báo và năm 1941 cho ra tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ có tiếng vang trên văn đàn.
Từ tháng 8-1945 đến những năm cuối thế kỷ XX, ông vừa viết văn, làm báo, dịch thuật và đảm nhiệm nhiều công việc của Hội nhà văn Việt nam. Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật cho các tác phẩm: Tuyển tập Bùi Hiển, Bạn bè một thuở, Ánh mắt, Ngơ ngẩn mùa xuân.
Đáp án 7
7.1 = D
Tố Hữu (4/10/1920 – 9/12/2002)
tên thật là Nguyễn Kim Thành, là nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia.
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Các tác phẩm: Từ ấy (1946)
Việt Bắc (1954) Gió lộng (1961)
Ra trận (1962-1971)Máu và Hoa (1977)
Một tiếng đờn (1992)Ta với ta (1999)
Tố Hữu có sự tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Thơ Tố Hữu cũng phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt,
Đáp án 7
7.2 = B
8.3 Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua cười
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.
8.2 Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.
8.4 Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.
8.1.Nếu Trương Lương không thổi địch
sông Ô
Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời chẳng còn gì và thơ cũng thế.
Câu 8: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Có thể nhắc đến ông với tư cách là một nhà thơ, nhà sử học, nhà bác học, nhà yêu nước và hoạt động xã hội. Ở lĩnh vực nào, Phạm Huy Thông cũng có những đóng góp quan trọng, với vai trò của một người luôn luôn đi những bước tìm tòi khai mở trong buổi đầu.
Mặc dù là người thành đạt trên nhiều lĩnh vực, nhưng Phạm Huy Thông vẫn không nguôi nhớ đến sự nghiệp thơ - nơi ông đã nổi danh từ rất sớm và có được những thành quả đáng ghi nhận.
Làm thơ từ những năm 1932 – 1937, Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô.
Tác phẩm thơ khác:
Con voi già
Anh-Nga (1936)
Tiếng sóng (1934)
Yêu-đương (1934)
Đáp án 8
8.1 = D
. Tú Mỡ (1900-1976)
là nhà thơ trào phúng nổi tiếng của Việt Nam, gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.
Những năm cuối đời, Tú Mỡ làm nhiều thơ vui về đàn cháu nhỏ, về tình cảm gia đình
Ông sáng tác đủ loại: thơ Đường, phú, văn tế, lục bát, hát nói, hát xẩm, chầu văn…Sau Tú Mỡ, người ta làm thơ trào phúng nhan nhãn, nhưng không ai bắt chước được tác giả "Giòng nước ngược“.
Tác phầm:
Dòng nước ngược
Nụ cười kháng chiến (1952)
Anh hùng vô tận (1952)
Nụ cười chính nghĩa (1958)
Bút chiến đấu (1960)
Đòn bút (1962)
Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970)
Đáp án 8
6.3 = B
Bùi Huy Phồn
(Đồ Phồn)
(16/12/1911 - 31/10/1990)
Ông còn có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới..
Sau Cách mạng, ông, viết báo, làm thơ, viết tiểu thuyết …
Ông thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất”
Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
Gan dạ đàn bà (TT trinh thám, 1942)
Mối thù truyền kiếp (TTtrinh thám, 1942)
Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
Phất (tiểu thuyết, 1961)
Đáp án 8
6.2 = C
Nguyễn Văn Bổng
(1921-2001)
Ngoài tên thật, ông còn viết với bút danh Trần Hiếu Minh.
Năm 1942, 21 tuổi, ông đã có quyển Ba người bạn.
Cuộc đời nhà văn Nguyễn Văn Bổng là những cuộc đi và viết, khám phá và chiêm nghiệm liên tục về con người, về các miền đất của Tổ quốc chúng ta. Cho đến mãi những ngày cuối cùng của cuộc đời
Tác phẩm
Say nửa chừng (truyện ngắn, 1944)
Con trâu (tiểu thuyết, 1952)
Cửu Long cuộn sóng (tập bút ký, 1965)
Rừng U Minh (tiểu thuyết, 1970)
Áo trắng (tiểu thuyết, 1972)
Sài Gòn 1967 (tiểu thuyết, 1983)
Chuyện bên cầu Chữ Y (tập truyện, 1985)
Tiểu thuyết cuộc đời (tiểu thuyết 1989)
Đáp án 8
6.4 = A
9.2 Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.
9.1 Đường chúng ta đi trong gió lửa
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm
9. 4 Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.
9.3 Tưởng anh dọn về làng xưa
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà
Sướng cái bụng lắm lắm à
Đêm là đèo gió ngày là hồ Tây.
Câu 9: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Nguyễn Đình Thi
(1924–2003)
là người hoạt động chính trị, đã từng là sĩ quan quân đội, nhưng nhắc đến ông là mọi người nghĩ đến một nghệ sĩ đa tài. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
Về thơ, đây là lĩnh vực ông dành nhiều tâm huyết nhất, ông luôn trăn trở tìm tòi hướng sáng tạo nhằm đổi mới diện mạo thơ ca. Thơ ông dạt dào cảm hứng yêu thương sâu lắng về đất nước, con người vất vả và anh hùng là chủ đề quán xuyến trong thơ ông. Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời những bài thơ bất hủ như "Đất nước", "Nhớ", "Bài thơ Hắc Hải", "Lá đỏ“
Về văn xuôi, Nguyễn Đình Thi cũng có những đóng góp rất đáng trân trọng. trong các cuộc kháng chiến. "Xung kích" - tiểu thuyết đầu tay của ông đã tái hiện sinh động cuộc chiến đấu của một đại đội xung kích trong chiến thắng trung du (1951). Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952. "Thu đông năm nay" (1954),"Bên bờ sông Lô" (1957), "Vào lửa" (1966), "Mặt trận trên cao"(1967), đều là những tác phẩm mang tính thời sự
Đáp án 9
9.2 = B
Nguyễn Đình Thi
Thành công lớn nhất ở thể loại văn xuôi phải kể đến hai tập của tiểu thuyết "Vỡ bờ". Bộ tiểu thuyết này đã tái hiện bức tranh nhiều chiều của xã hội VN thời kỳ 1939 - 1945.
Các vở kịch của Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho kịch tiếng nói mới mẻ. Từ vở "Con nai đen" (1961) đến "Hoa và Ngần" (1975), "Giấc mơ" (1983), "Rừng trúc" (1978), "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" (1979), "Người đàn bà hóa đá" (1980), "Tiếng sóng" (1980), "Cái bóng trên tường" (1982), "Trương Chi" (1983), và "Hòn Cuội" (1983 - 1986). Kịch bản nào cũng là những nỗ lực cách tân không mệt mỏi của Nguyễn Đình Thi, nhằm mở rộng dung lượng sức chứa cũng như làm giàu thêm tính văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lý của kịch
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi Trong những ngày khởi nghĩa tháng Tám 1945 sục sôi, Nguyễn Đình Thi cũng cho ra đời "Diệt phát xít" Đầu năm 1947, những ngày khói lửa ở Hà Nội, ông đã cho ra đời "Người Hà Nội"
Hoàng Trung Thông
(1925-1993)
Bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm, là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước VN mới
Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ như “Bài ca vỡ đất”
Ông còn là một dịch giả uy tín, từng dịch nhiều tác phẩm thơ cũng như văn xuôi nổi tiếng thế giới, trong đó có Nhật kí trong tù
Đường chúng ta đi (1960)
Những cánh buồm (1964)
Đầu sóng (1968)
Trong gió lửa (1971)
Như đi trong mơ (1977)
Hương mùa thơ (1984)
Mời trăng (1992)
Đáp án 9
9.1 = C
Nông Quốc Chấn
(18 11/1923 – 4/2/2002)
tên thật là Nông Văn Quỳnh, Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc.
nhà văn người dân tộc Tày, . Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca”
Đáp án 9
9.3 = A
Chính Hữu (15/12/1926 – 27/11/2007)
tên thật là Trần Đình Đắc, Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Thơ Chính Hữu có cái nghiêm nghị của "nhà binh", nhưng không khuôn cứng. Nó vừa là cảm xúc, vừa là trí tuệ. Mặc dù rất kiệm lời nhưng đọc thơ Chính Hữu, ta vẫn thấy đậm hơi thở thời đại, đồng thời thấy được phần nào chân dung tác giả. Thơ Chính Hữu luôn cho ta cảm giác, đằng sau những con chữ là một người sâu sắc, kinh lịch việc đời.
1 số bài thơ khác của ông là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sĩ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sĩ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sĩ Huy Du)
Đáp án 9
9.4 = D
10.3 Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn chẳng sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng
quyết chí xông lên.
10.1 Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên đến lúc già.
Câu 10: Đây là ai?
Chân dung gợi ý
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
10.2 Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lý gập ghềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ
10.4 Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên
Trần Bạch Đằng
(15/7/1926 -16/4/2007 )
tên thật là Trương Gia Triều, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang...
lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như:Trên bờ Đồng Nai, Dấu cũ, Dạy học lậu...
TP kịch nói, ông có:
Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951)
Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984)
Tình yêu và lời đáp (1985)
Kịch bản phim
Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987)
Dòng sông không quên (1989)
Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988)
Đáp án 10
10.2 = D
Nguyễn Thành Long (1925-1991)
Các tác phẩm:
Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952)
Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)
Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)
Trong gió bão (truyện, 1963)
Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972)
Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978)
Lặng lẽ Sapa (truyện ngắn, tập “Giữa trong xanh”
Đáp án 10
10.1 = C
HỮU MAI (1926-2007)
Các tác phẩm:
Những ngày bão táp (tiểu thuyết, 1956)
Cao điểm cuối cùng (tiểu thuyết, 1960)
Ðồng đội (tập truyện ngắn, 1962)
Cao điểm cuối cùng (1961)
Dải đất hẹp (1967)
Vùng trời (3 tập, 1971, 1975, 1980)
Đất nước (nhiều tập, tập 1, 1985)
Ông cố vấn (ba tập, 1988, 1989)
Viết hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những năm tháng không thể nào quên (1970)
Tên thật: Trần Hữu Mai, Trong các sáng tác văn học, ông thường sử dụng hai bút danh là Hữu Mai và Trần Mai Nam. Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, ông đã cho xuất bản hơn 60 đầu sách các loại
Đáp án 10
10.3 = B
. Đào Vũ (17/10/1927-8/1/2006)
tên thật là Đào Văn Đạt, Là một trong những người nổi tiếng của làng văn, làng báo. ông là tác giả tiểu thuyết "Cái sân gạch" với nhân vật lão Am, một hình tượng văn học điển hình của người nông dân đồng bằng Bắc
Ông còn có dăm bảy chục tập sách khác, đủ các thể loại tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký. Ông dịch hơn chục tập sách của các tác giả Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và sáng tác nhiều truyện cho thiếu nhi. Ở thể loại nào, ở mảng đề tài nào, ông cũng có những trang viết để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Tiêu biểu là các tiểu thuyết "Vụ lúa chiêm", "Con đường mòn ấy", "Bộ ba Lưu lạc - Dải lụa - Hoa lửa","Bí thư cấp huyện", "Con than ngơ ngác", truyện viết cho thiếu nhi "Trăng rơi xuống giếng", "Yleng".
Đáp án 10
10.4 = A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)