Tenbaigiang
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc |
Ngày 21/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: tenbaigiang thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KHÁI QUÁT TRÀO LƯU VĂN HỌC LÃNG MẠN
Hoàn cảnh ra đời của trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam
Do kết quả của cuộc khai thác thuộc địa đã xuất hiện giai cấp tư sản và tiểu tư sản và hình thành một lối sinh hoạt mới.
Những lối sinh hoạt mới cùng với sự giao lưu với văn hóa Pháp đã làm thay đổi về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ của thanh niên tiểu tư sản thành thị.
Những quá trình mới của cuộc sống, những vấn đề mới, những xung đột mới đòi hỏi cách thức phản ánh và lí giải nghệ thuật về chúng tất yếu dẫn tới “sự thay thế về những cái mốc” trong văn học.
Về tình hình xã hội, Pháp tiến hành hàng loạt các cuộc khủng bố, cùng với chính sách chèn ép và bóc lột tàn bạo, dời sống của nhân dân ta nói chung và của đời sống tầng lớ tiểu tư sản nói riêng lâm vào tình trạng ngột ngạt, bế tắc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho bầu không khí căng thẳng, u ám bao trùm toàn xã hội, tầng lớp thanh niên chán nản và không có lối thoát.
II. Giá trị và hạn chế
a. Nội dung
Giá trị: tập trung giãi bày những cảm xúc cá nhân cái đẹp,về thiên nhiên, về tình yêu, về tôn giáo. Hình thành quan niệm “ nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Hạn chế: với quan niệm ‘ nghệ thuật vị nghệ thuật”, với thái độ tách rời cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng, với triết lí sống của chủ nghĩa cá nhân, các nhà lãng mạn ngày càng đi vào con đường bế tắc, muốn thoát li khỏi thực tại, chìm vào mộng tưởng
b. Nghệ thuật
Giá trị: sự giải phóng bản ngã, giải phóng cái tôi cá nhân làm cho nghệ sĩ phát huy được khả năng sáng tạo, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân.
Hạn chế: giai đoạn cuối cái “ Tôi” rơi và bế tắc, cực đoan
III. Quá trình phát triển của văn học lãng mạn Việt Nam
-1930- 1935: sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
1936-1939: Phát triển rực rỡ
Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh
Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái Tôi vẫn được khai thác đến phút chót. Thời kì này, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái Tôi của các nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới yêu đương thì càng cô đơn lạc lõng và càng sợ sệt Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt Cầm-Xuân Diệu).
1939-1945: chặng đường cuối khi cái Tôi rơi vào bế tắc, cực đoan.
TỪ TỐ TÂM CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH ĐẾN TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Tác giả - Tác phẩm
Tác giả
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, và là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
Khiếu văn chương của ông được bộc lộ từ rất sớm. Năm 1916khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng 8 giải trong tổng số 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức.
1919, ông trúng kì thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, ông hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm –tác phẩm được nhiều ý kiến cho rằng là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Các sáng tác tiêu biểu:
Tố Tâm - tiểu thuyết (1925), tính đến năm 1990 tái bản 24 lần.
Thời thế với văn chương - tiểu luận, phê bình văn thơ (1941).
Đâu là chân lý (1941)
Bên bờ sông Lô (1966)
Chuyện trường Cao đẳng sư phạm (1968)
Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách (1989).
Cùng nhiều tác phẩm in chung:
Cung oán ngâm khúc (bình luận, hiệu đính, 1957)
Thơ văn Nguyễn Khuyến - hợp soạn, nghiên cứu (1957).
Chèo và tuồng (1958).
Văn thơ Trần Tế Xương (1958).
Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (biên soạn, tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959).
Nhị Độ Mai (1960)
Giai thoại văn học Việt Nam (1965)
Thơ văn Phan Châu Trinh (1983)
b. Tiểu thuyết Tố Tâm
+Hoàn cảnh sáng tác: Tố Tâm được viết xong năm 1922, in lần đấu năm 1925 tại nhà xuất bản Châu Phương, Hà Nội.
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm
+ Nghệ thuật
-Đề tài: tình yêu trai gái trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Chủ đề:
Khẳng định vị trí của cá nhân, quyền sống của con người, trước uy quyền còn khá kiên cố của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt.
- Kết cấu:
Kết cấu của Tố Tâm hình thành từ việc đan cài hai mảng hiện tại và quá khứ. Nó phá vỡ tính đơn tuyến quen thuộc. Chuyện chủ yếu thông qua không gian hồi tưởng và thời gian tâm lý. Những khi đôi bạn Đạm Thủy – Tố Tâm gặp nỗi buồn, hay có được niềm hạnh phúc ngây ngất, thời gian vật lý không còn, nhường chỗ cho thời gian tâm lý..
- Nghệ thuật miêu tả:
Đó là nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật
Tố Tâm là một tiểu thuyết tâm lí, ngay trong lời bạt nhà văn cũng đã thừa nhận điều này: ký giả xét là xét cái tình trạng của lòng người, chép là chép cái hành động của tâm lí. Như vậy trong cuốn tiểu thuyết này tác giả rất có ý thức trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Đây là một ái tình tiểu thuyết, nên muốn đặc tả tâm lí nhân vật đòi hỏi nhà văn phải có hiểu biết sâu sắc về tâm lí con người.
Ngôn ngữ:
Trong Tố Tâm, nhiều hình thức tổ chức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại giữa các nhân vật, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ người kể chuyện… Nhìn chung, ngôn ngữ trong Tố Tâm là một thứ ngôn ngữ chải chuốt, giàu cảm xúc, đầy chất trữ tình, chất thơ,... Nó mang đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn.
Cốt truyện
Tố Tâm xây dựng được cốt truyện khá mới mẻ, hiện đại. Trong tiểu thuyết hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách của nhân vật. Tính cách ấy càng nổi bật qua những biến cố chủ yếu trong cốt truyện. Ở Tố Tâm, các biến cố trong truyện đều nhằm khắc họa tính cách hai kiểu nhân vật: một thanh niên trí thức Tây học và một thiếu nữ, con nhà gia giáo, sống theo lối mới
II. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Phân biệt tự lực văn đoàn và xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
a. Tự lực văn đoàn
Tự Lực văn đoàn là một văn đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) khởi xướng và bắt đầu hình thành vào cuối năm 1932 chính thức tuyên bố thành lập 3 năm1934.Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, và là một tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn học của dân tộc Việt do tư nhân chủ xướng, không dính líu đến vua quan, thân hào như các thi xã kiểu cũ (như Tao đàn Nhị thập bát Tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Mặc Vân thi xã), và cũng không phát ngôn cho tiếng nói của quyền lực (như các nhóm Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí,...). Đứng về mặt xã hội, các thành viên trong văn đoàn ấy đều là dân thường, nhưng họ lại tập hợp nhau lại vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học.
b. Xu hướng của Tự lực văn đoàn
- Đấu tranh cho chủ nghĩa cá nhân, khẳng định và giương cao lá cờ của chủ nghĩa cá nhân tư sản.
2. Nội dung sáng tác
Đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng bản ngã
Trong xã hội phong kiến thì cá nhân không có quyến sống riêng tư từ trong gia đình đến xã hội, nó phải tuân theo những nguyên tắc, những quy phạm nghiệt ngã. Về kỉ cương xã hội thì quân, sư, phụ, về đạo lí làm người thì nhân nghĩa, lễ, trí, tín, về tiêu chuẩn mĩ học thì ‘’văn dĩ tải đạo’’, về ứng xử trong gia đình thì ‘’tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử’’.
Tư tưởng cải cách nông thôn:
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng:
Một trong những nội dung xã hội của tiểu thuyết tự lực văn đoàn đó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong các tác phẩm, dù rằng hình ảnh này chỉ thoáng qua, non nớt, yếu ớt, lắm lúc lại bi quan.
Hoàn cảnh ra đời của trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam
Do kết quả của cuộc khai thác thuộc địa đã xuất hiện giai cấp tư sản và tiểu tư sản và hình thành một lối sinh hoạt mới.
Những lối sinh hoạt mới cùng với sự giao lưu với văn hóa Pháp đã làm thay đổi về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ của thanh niên tiểu tư sản thành thị.
Những quá trình mới của cuộc sống, những vấn đề mới, những xung đột mới đòi hỏi cách thức phản ánh và lí giải nghệ thuật về chúng tất yếu dẫn tới “sự thay thế về những cái mốc” trong văn học.
Về tình hình xã hội, Pháp tiến hành hàng loạt các cuộc khủng bố, cùng với chính sách chèn ép và bóc lột tàn bạo, dời sống của nhân dân ta nói chung và của đời sống tầng lớ tiểu tư sản nói riêng lâm vào tình trạng ngột ngạt, bế tắc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho bầu không khí căng thẳng, u ám bao trùm toàn xã hội, tầng lớp thanh niên chán nản và không có lối thoát.
II. Giá trị và hạn chế
a. Nội dung
Giá trị: tập trung giãi bày những cảm xúc cá nhân cái đẹp,về thiên nhiên, về tình yêu, về tôn giáo. Hình thành quan niệm “ nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Hạn chế: với quan niệm ‘ nghệ thuật vị nghệ thuật”, với thái độ tách rời cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng, với triết lí sống của chủ nghĩa cá nhân, các nhà lãng mạn ngày càng đi vào con đường bế tắc, muốn thoát li khỏi thực tại, chìm vào mộng tưởng
b. Nghệ thuật
Giá trị: sự giải phóng bản ngã, giải phóng cái tôi cá nhân làm cho nghệ sĩ phát huy được khả năng sáng tạo, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân.
Hạn chế: giai đoạn cuối cái “ Tôi” rơi và bế tắc, cực đoan
III. Quá trình phát triển của văn học lãng mạn Việt Nam
-1930- 1935: sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
1936-1939: Phát triển rực rỡ
Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh
Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái Tôi vẫn được khai thác đến phút chót. Thời kì này, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái Tôi của các nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới yêu đương thì càng cô đơn lạc lõng và càng sợ sệt Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt Cầm-Xuân Diệu).
1939-1945: chặng đường cuối khi cái Tôi rơi vào bế tắc, cực đoan.
TỪ TỐ TÂM CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH ĐẾN TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Tác giả - Tác phẩm
Tác giả
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, và là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
Khiếu văn chương của ông được bộc lộ từ rất sớm. Năm 1916khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng 8 giải trong tổng số 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức.
1919, ông trúng kì thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, ông hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm –tác phẩm được nhiều ý kiến cho rằng là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Các sáng tác tiêu biểu:
Tố Tâm - tiểu thuyết (1925), tính đến năm 1990 tái bản 24 lần.
Thời thế với văn chương - tiểu luận, phê bình văn thơ (1941).
Đâu là chân lý (1941)
Bên bờ sông Lô (1966)
Chuyện trường Cao đẳng sư phạm (1968)
Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách (1989).
Cùng nhiều tác phẩm in chung:
Cung oán ngâm khúc (bình luận, hiệu đính, 1957)
Thơ văn Nguyễn Khuyến - hợp soạn, nghiên cứu (1957).
Chèo và tuồng (1958).
Văn thơ Trần Tế Xương (1958).
Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (biên soạn, tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959).
Nhị Độ Mai (1960)
Giai thoại văn học Việt Nam (1965)
Thơ văn Phan Châu Trinh (1983)
b. Tiểu thuyết Tố Tâm
+Hoàn cảnh sáng tác: Tố Tâm được viết xong năm 1922, in lần đấu năm 1925 tại nhà xuất bản Châu Phương, Hà Nội.
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm
+ Nghệ thuật
-Đề tài: tình yêu trai gái trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Chủ đề:
Khẳng định vị trí của cá nhân, quyền sống của con người, trước uy quyền còn khá kiên cố của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt.
- Kết cấu:
Kết cấu của Tố Tâm hình thành từ việc đan cài hai mảng hiện tại và quá khứ. Nó phá vỡ tính đơn tuyến quen thuộc. Chuyện chủ yếu thông qua không gian hồi tưởng và thời gian tâm lý. Những khi đôi bạn Đạm Thủy – Tố Tâm gặp nỗi buồn, hay có được niềm hạnh phúc ngây ngất, thời gian vật lý không còn, nhường chỗ cho thời gian tâm lý..
- Nghệ thuật miêu tả:
Đó là nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật
Tố Tâm là một tiểu thuyết tâm lí, ngay trong lời bạt nhà văn cũng đã thừa nhận điều này: ký giả xét là xét cái tình trạng của lòng người, chép là chép cái hành động của tâm lí. Như vậy trong cuốn tiểu thuyết này tác giả rất có ý thức trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Đây là một ái tình tiểu thuyết, nên muốn đặc tả tâm lí nhân vật đòi hỏi nhà văn phải có hiểu biết sâu sắc về tâm lí con người.
Ngôn ngữ:
Trong Tố Tâm, nhiều hình thức tổ chức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại giữa các nhân vật, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ người kể chuyện… Nhìn chung, ngôn ngữ trong Tố Tâm là một thứ ngôn ngữ chải chuốt, giàu cảm xúc, đầy chất trữ tình, chất thơ,... Nó mang đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn.
Cốt truyện
Tố Tâm xây dựng được cốt truyện khá mới mẻ, hiện đại. Trong tiểu thuyết hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách của nhân vật. Tính cách ấy càng nổi bật qua những biến cố chủ yếu trong cốt truyện. Ở Tố Tâm, các biến cố trong truyện đều nhằm khắc họa tính cách hai kiểu nhân vật: một thanh niên trí thức Tây học và một thiếu nữ, con nhà gia giáo, sống theo lối mới
II. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Phân biệt tự lực văn đoàn và xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
a. Tự lực văn đoàn
Tự Lực văn đoàn là một văn đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) khởi xướng và bắt đầu hình thành vào cuối năm 1932 chính thức tuyên bố thành lập 3 năm1934.Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, và là một tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn học của dân tộc Việt do tư nhân chủ xướng, không dính líu đến vua quan, thân hào như các thi xã kiểu cũ (như Tao đàn Nhị thập bát Tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Mặc Vân thi xã), và cũng không phát ngôn cho tiếng nói của quyền lực (như các nhóm Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí,...). Đứng về mặt xã hội, các thành viên trong văn đoàn ấy đều là dân thường, nhưng họ lại tập hợp nhau lại vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học.
b. Xu hướng của Tự lực văn đoàn
- Đấu tranh cho chủ nghĩa cá nhân, khẳng định và giương cao lá cờ của chủ nghĩa cá nhân tư sản.
2. Nội dung sáng tác
Đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng bản ngã
Trong xã hội phong kiến thì cá nhân không có quyến sống riêng tư từ trong gia đình đến xã hội, nó phải tuân theo những nguyên tắc, những quy phạm nghiệt ngã. Về kỉ cương xã hội thì quân, sư, phụ, về đạo lí làm người thì nhân nghĩa, lễ, trí, tín, về tiêu chuẩn mĩ học thì ‘’văn dĩ tải đạo’’, về ứng xử trong gia đình thì ‘’tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử’’.
Tư tưởng cải cách nông thôn:
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng:
Một trong những nội dung xã hội của tiểu thuyết tự lực văn đoàn đó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong các tác phẩm, dù rằng hình ảnh này chỉ thoáng qua, non nớt, yếu ớt, lắm lúc lại bi quan.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)