Tế bào thực vật và các quá trinh sinh lý liên quan đến chu trình Cacbon

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Liên | Ngày 23/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: tế bào thực vật và các quá trinh sinh lý liên quan đến chu trình Cacbon thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tế bào Thực Vật và các hoạt động sinh lý có liên quan đến chu trình Cacbon
Chuyên đề 2:
Lớp 1004 – Nhóm 5
Dương Bích Liên
Nguyễn Thị Sỹ
Phạm Minh nguyệt
Quách Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Hồng Liên
Một số khái niệm cơ bản
Tế bào thực vật là đơn vị chức năng nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể sinh vật
 Có những cơ thể thực vật chỉ có 1 tế bào, ví dụ như vi khuẩn, một số loài tảo (Chlamydomonas, Chlorella…). Ở những cơ thể này, mọi quá trình sống như sinh trưởng, phát triển, đồng hóa, phân giải…đều do tế bào đó đảm nhiệm, nó là một đơn vị sống độc lập
 Một vài trường hợp như tảo không đốt (Vancheria), nấm mốc (Mucor) có cấu tạo cộng bào, nghĩa là cơ thể gồm nhiều tế bào thông nhau, không phân biệt vách ngăn giữa chúng.
  Hầu hết các thực vật khác đều là những cơ thể đa bào, có cấu tạo từ nhiều tế bào

Một số khái niệm cơ bản
 Trong cơ thể, mỗi nhóm tế bào thực hiện một chức năng riêng, và chúng hợp thành một mô. Các mô tập hợp thành những cơ quan khác nhau của cơ thể.
Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau tùy thuộc vào từng loại mô và từng loài. Kích thước trung bình các tế bào ở các mô thực vật khoảng 10 - 1000 micromet. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, các tế bào tép bưởi, tép cam, tế bào sợi đay, sợi gai...có kích thước lớn có thể nhìn thấy được bằng mắt
a. Tảo tiểu cầu; b. Tảo Chlamydomonas;
c. Một vài dạng tế bào ở các mô thực vật bậc cao
Phần 1:Cấu tạo tế bào thực vật
I
II
IV
III
Cấu tạo
V
Màng tế bào
Vách tế bào


Chất tế bào
Nhân tế bào
Không bào chứa dịch tế bào
Quyết định hình dạng của tế bào thực vật và độ bền vững cơ học của chúng ở mức độ đáng kể
Có tác dụng bảo vệ các nội chất sống bên trong của cơ thể thực vật
Thành phần hóa học của vách tế bào
Bao gồm: cellulose, hemicellulose và pectin
Cellulose đóng vai trò chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào của thực vật, tạo nên bộ khung chính của vách
Hemicellulose, pectin và nước lấp đầy các khoảng trống giữa các phân tử cellulose
Cấu trúc vách tế bào
Gồm 3 lớp:
Lớp chung (lớp trung gian): là lớp ngoài cùng của lớp tế bào, bằng chất pectin
Lớp sơ cấp: dày hơn lớp chung, bằng chất hemicellulose và pectin, gặp ở những tế bào còn non hay tế bào ở mô phân sinh
Lớp thứ cấp: bằng chất cellulose nằm ở tế bào nhu mô, gặp ở các tế bào đã trưởng thành và phân hóa
Cấu trúc vách tế bào
Sự biến đổi hóa học của vách tế bào
Ngoài cellulose, vách tế bào có thế ngấm thêm các chất khác như:
Chất bần (suberin): đó là một chất không thấm khí, gặp ở các tế bào mô bì thứ cấp
Chất gỗ (lignin): ngấm vào vách tế bào làm cho vách tế bào trở nên kém đi, gặp ở tế bào cương mô hoặc mạch gỗ
Chất cutin: ngấm vào mặt ngoài của mô bì sơ cấp (tế bào biểu bì), là lớp không thấm nước và khí, có vai trò giữ nước cho cây
Chất nhầy: thường gặp ở một số hạt lúc nảy mầm, trên bề mặt của tế bào sẽ phủ một lớp chất nhầy, chất này sẽ phồng lên khi thấm nước và trở nên nhớt (Ví dụ: hạt é…)
Chất khoáng: là quá trình tích tụ lại trong vách tế bào các chất khoáng thường gặp như Si, CaCO3
Chất sáp: thường gặp ở các tế bào biểu bì
Màng tế bào hay màng sinh chất là một lớp màng rất mỏng, dày khoảng 5 - 9nm bao bọc bên ngoài khối chất tế bào
Cấu tạo màng sinh chất
 Tầng kép lipit với các phân tử photpholipit, các phân tử photpholipit có 1 đầu ưa nước hướng ra ngoài và 1 đầu kỵ nước hướng vào trong.
 
 Các phân tử protein định khu trên màng, đâm vào một phần hoặc đi xuyên qua lớp lipit kép, liên kết chặt chẽ với lớp lipit kép qua chuỗi axit béo.
  
Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, do đó có vai trò kiểm soát sự xâm nhập và vận chuyển các chất trong tế bào. Tính thấm này thay đổi trong các điều kiện môi trường khác nhau. Khi tế bào chết, màng sinh chất trở nên thấm tự do.        

Trên màng còn tập trung nhiều hệ enzim xúc tác các phản ứng.
Chức năng của màng sinh chất
Chức năng quan trọng nhất của màng sinh chất là đóng vai trò quyết định sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoại bào.
 Có 2 phương thức vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển thụ động và vận chuyển tích cực.
            + Vận chuyển thụ động phụ thuộc chủ yếu vào kích thước, bản chất của chất được vận chuyển cũng như phụ thuộc vào nồng độ chất ở trong và ngoài màng. Quá trình vận chuyển này có sự tham gia của các protein mang nằm tại màng. Vận chuyển thụ động không có sự tiêu phí năng lượng.
            + Vận chuyển tích cực là phương thức vận chuyển các chất qua màng không theo nguyên tắc gradien nồng độ, có tiêu hao năng lượng ATP do tế bào cung cấp. Trong sự vận chuyển này cũng có vai trò của các protein xuyên màng, hoặc do sự thay đổi hình dạng và tái tạo của màng để tạo nên các bóng hoặc túi nhỏ và được dùng như phương tiện vận chuyển chất qua màng (sự nhập bào, sự xuất bào).
Đó là chất sống cơ bản, là thành phần bắt buộc, tại đây xảy ra những quá trình tiêu biểu cho hoạt động sống của tế bào.       

Ở những tế bào còn non, chất tế bào chiếm 1 phần lớn hay hầu hết khoang tế bào. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, dần dần xuất hiện không bào có chứa dịch tế bào. tế bào càng già, không bào càng lớn, chất tế bào chỉ còn lại 1 lớp màng mỏng nằm sát màng sinh chất.
Tính chất vật lý của chất tế bào
 Chất tế bào là 1 chất lỏng không màu, trong suốt, có khả năng đàn hồi, không tan trong nước.
Trạng thái keo của chất tế bào được cấu tạo bởi những phân tử nhỏ gọi là mixen keo. Các mixen mang điện tích cùng dấu sẽ đẩy nhau và gây chuyển động hỗn loạn (chuyển động Brown). Các mixen này không tan trong nước thành dung dịch thật mà chúng phân tán tạo thành dung dịch giả.
Độ nhớt của chất tế bào có thể thay đổi từ trạng thái sol sang trạng thái gel. Trạng thái sol đặc trưng cho độ nhớt của chất tế bào, còn trạng thái gel đảm bảo cho sự ổn định của chất tế bào.
Trong chất tế bào sống thường xuyên có sự thay đổi trạng thái từ sol sang gel và ngược lại
Thành phần hóa học của chất tế bào
Protein: Chiếm 1 tỉ lệ không lớn nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Protein là chất cơ bản của quá trình sống. Có 2 loại protein: protein đơn giản va protein phức tạp.
-Protein đơn giản: Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, đôi khi có thêm cả S và P
- Protein phức tạp: gồm phần protein (axit amin) và phần không phải protein (lipit, gluxit…). Protein phức tạp đó là các lipoprotein, glucoprotein, nucleoprotein, photphoprotein. Trong đó nucleoprotein là quan trọng nhất đối vơi sự sống của tế bào và của cả cơ thể sinh vật 
 Lipit: Là những este của glyxerin, chiếm hơn 20% khối lượng khô của chất tế bào. Lipit không phải là chất sống mà là sản phẩm của sự trao đổi chất
Gluxit: Chiếm 4 – 6% khối lượng chất khô của tế bào, gồm những đường đơn giản như glucozơ, ribozơ…và những đường phức tạp như tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ…Các monosaccarit có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất của tế bào, đó là nhữngchất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong tế bào.
Các thành phần vô cơ:  Chiếm 2 – 6% khối lượng khô của chất tế bào, chúng ở dưới dạng các chất muối, hoặc có trong hợp chất của protein, gluxit, lipit.
Nước: Chiếm khoảng 80% khối lượng chất tế bào. Nước cần thiết cho 2 quá trình thủy phân và oxy hóa thường xuyên xảy ra trong tế bào
Cấu trúc tính chất tế bào
 Chất tế bào được giới hạn ở phía ngoài và phía trong bởi 2 lớp màng mỏng: màng sinh chất sát với vách tế bào và màng phái ngoài sát với không bào nên còn gọi là màng không bào (tonoplasm).
 Trong tế bào chất cũng có các màng mỏng tạo nên một hệ thống phức tạp các giọt hay túi nhỏ, các ống nhỏ và các khoang làm thành một mạng liên tục gọi là mạng lưới nội chất (endoplasmic reticulum). Các màng ở đây có thể là chỗ lõm vào của màng sinh chất hoặc đôi khi nối liền với màng nhân. Trên bề mặt một số màng của mạng lưới nội chất có những hạt riboxom (đường kính trung bình 10 – 15nm).
Tính chất sinh lý của chất tế bào
Tính thấm: là khả năng hút chất nào đó từ môi trường vào trong tế bào và ngược lại nhả ra một số chất vào môi trường khi nồng độ dung dịch trong tế bào và môi trường chênh lệch nhau.
Chất tế bào được xem như một màng bán thấm (có tính chọn lọc). Tính thấm của chất tế bào thể hiện rõ trong hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh.
Sự chuyển động của chất tế bào: Chuyển động của chất tế bào có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp. Chuyển động sơ cấp xảy ra trong điều kiện bình thường, tế bào không bị yếu tố bên ngoài tác động đến; chuyển động thứ cấp xảy ra khi tế bào chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, bị tổn thương…. Chất tế bào chuyển động kéo theo các bào quan cùng các vật thể khác.
Sự lưu thông giữa các tế bào – cầu liên kết
Tế bào chất của các tế bào cạnh nhau khó lưu thông với nhau nếu không có các lỗ trên vách
Cầu liên bào: Tế bào chất của các tế bào cạnh nhau sẽ lưu thông với nhau qua cầu liên bào
Các bào quan trong tế bào thực vật
Gồm:
-Vi quản(  Là thành phần thường thấy trong các tế bào có nhân)
-Lạp thể
- Ty thể
-Mạng lưới nội chất
-Bộ máy Golgi(Cấu tạo bộ máy Golgi gồm 2 phần là Bộ máy Golgi hay thể Golgi là một hệ thống màng kép và  các bọng nhỏ hay các không bào nhỏ nằm bên hông)
-Riboxom(  Là những thể hình cầu nhỏ, có thành phần là protein và ARN, có thể nằm tự do trong chất tế bào hoặc nằm trên mạng lưới nội chất)
-Lizoxom
-Spheroxom(  Là những thể hình cầu nhỏ, có thành phần là protein và ARN, có thể nằm tự do trong chất tế bào hoặc nằm trên mạng lưới nội chất)
-Peroxixom(Là các bóng được bao bọc bởi màng lipoprotein)
 Là bào quan đặc trưng cho tế bào thực vật.

Là một thẻ sống nằm trong tế bào chất luôn luôn chuyển động cùng với sự chuyển động của tế bào chất

Tùy theo hình dạng và vai trò mà lạp thể được chia thành 3 loại:



Lục lạp
Sắc lạp
Vô sắc lạp
Có màu xanh lục, chứa diệp lúc tố chlorophll, chỉ gặp ở tế bào của thực vật tự dưỡng
 Thành phần cấu tạo của lục lạp: protein chiếm 50% khối lượng khô, lipit chiếm 35% khối lượng khô, 5% chlorophil và phần còn lại bao gồm carotenoit, ARN và ADN.
Lục lạp
.
Sơ đồ cấu tạo lục lạp
Lục lạp có chức năng quang hợp, tích lỹ tinh bột cho cây.
Ngoài ra, lục lạp còn có chức năng tái sinh và tham gia thực hiện một số chức năng trao đổi chất khác
Lục lạp có khả năng tự thay đổi vị trí để thích hợp với sự quang hợp: ở những chỗ có ánh sáng trực tiếp, lục lạp xếp song song với hướng tia sáng để tránh sự phá hủy; ở những chỗ có ánh sáng phân tán, lục lạp xếp vuông góc với hướng tia sáng để tăng khả năng hấp thụ ánh sáng.
Lục Lạp
Ở thực vật bậc thấp: lục lạp lớn và có nhiều hình dạng khác nhau, các dạng lục lạp đó gọi là sắc thể
Ví dụ một số loại sắc thể:
Tảo Chlorella: sắc thể hình chén
Tảo hình liềm (Closterium): sắc thể hình phiến
Lục Lạp
Dưới kính hiển vi, lục lạp có cấu tạo gồm 2 lớp màng được gọi là màng kép:
Màng ngoài trơn nhẵn
Màng trong lõi, gồm những đĩa xếp chồng lên nhau tạo thành chồng đĩa gọi là hạt grana (chứa diệp lục tố)
Giữa các hạt grana là chất nền stroma không màu có chứa ADN và Ribôxôm.
Ở thực vật bậc cao: Lục lạp có cấu tạo hình bầu dục
Là là loại lạp thể có màu sắc như cam, đỏ, vàng,… do có chứa các sắc tố thuộc nhóm carotinoid như carotene (C40H56) có màu da cam, xanthophyl (C40H56O2) thường có màu vàng, lycopin (C40H56) thường có màu đỏ.
Là lạp không màu, có vai trò tích lũy các chất dự trữ của tế bào, gồm 3 loại:
1. Bột lạp (hạt tinh bột): có vai trò dự trữ tinh bột cho tế bào, thường gặp nhiều ở các cơ quan dự trữ như củ, quả, hạt…
Hạt tinh bột khoai tây
Hạt tinh bột đậu xanh
Vô sắc lạp
2. Đạm lạp (hạt Aleuron): dự trữ protid dưới dạng các hạt aleuron
3. Du hạt (hạt dầu): dự trữ lipid dưới dạng các hạt dầu. Có nhiều ở hạt mè, hạt đậu phụng, hạt thầu dầu
3 loại lạp thể trên (lục lạp, sắc lạp, vô sắc nạp) có thể chuyển hóa lẫn nhau
Ty thể
Ty thể là bào quan có chức năng chuyển hóa năng lượng tích trong chất dinh dưỡng thành năng lượng trong ATP. Ty thể có trong tất cả tế bào nhân chuẩn.
 Ty thể thường có hình que, hình sợi, hình cầu nhưng phổ biến nhất là hình bầu dục; chiều dài ty thể từ 2 - 7μm, đường kính 1 - 2μm
Ty thể là trung tâm trao đổi năng lượng của tế bào, tham gia vào quang hô hấp, tái sinh, các quá trình tổng hợp protein, axit nucleic ngoài nhân. Ngoài ra ty thể còn tham gia vào quá trình vận chuyển các chất qua màng bằng cơ chế chủ động, cơ chế này cần năng lượng do ty thể cung cấp.
 Cấu trúc siêu hiển vi:

- Ty thể được bao bọc bởi một lớp màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, ngăn cách ty thể với tế bào chất và có chứa các enzim như transferaza, kinaza, photphataza...
- Màng trong bao quanh xoang trống của ty thể và hình thành nên các tấm răng lược ( mào)
- Trên mào chứa enzim hô hấp.

- Chất nền có chứa ADN
và Ribôxôm.

- Ty thể chứa nhiều ADN vòng, ARN, Prôtêin và Lipit.
MT
M N
MÀO
CHẤT NỀN
Màng lưới nội chất
Có 2 dạng mạng lưới nội chất: mạng lưới nội chất hạt và mạng lưới nội chất trơn.
Mạng lưới nội chất phát triển mạnh ở các tế bào đang phân hóa, tế bào đang tích cực tổng hợp chất, có 2 chức năng chính:       
 - Chức năng giao thông nội bào: đảm bảo sự vận chuyển các chất từ môi trường vào chất tế bào và liên lạc giữa các cấu trúc nội bào.
        - Tổng hợp chất: tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các chất, đặc biệt là tổng hợp protein, liên hệ đến sự có mặt của các riboxom giàu ARN trên mạng lưới nội chất hạt.

Chức năng : Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương, kết hợp với không bào tiêu hoá để phân huỷ thức ăn.
Lưới nội chất trơn
Ti thể
Lizoxom
- Là bào quan dạng túi, có màng đơn.
- Chứa nhiều enzim thuỷ phân.
Không Bào
Là những túi lớn, nhỏ nằm trong tế bào chất, chứa đầy chất dịch (gồm nước và các chất hòa tan) gọi là dịch tế bào
Không Bào
Không bào được hình thành có thể là do:
       - Sự hấp thụ nước của một miền chất tế bào cơ sở và đẩy các phân tử kỵ nước sang một miền bên cạnh, tạo nên màng không bào.
       - Sự phình ra của các phần của mạng nội chất.
        - Các bọt của thể Golgi.
    Không bào tham gia vào sự sinh sản của thực vật có hoa do có chứa nhiều chất sắc tố hấp dẫn côn trùng thụ phấn; không bào có chứa độc tố giúp thực vật chống lại các động vật ăn cỏ.
Dịch tế bào
Không bào chứa dịch tế bào
Dịch tế bào bao gồm nước, muối, đường, axit hữu cơ, các hợp chất protein, tanin, alcaloit, anthoxianin, flavon, các ion khoáng và những chất khác ở trạng thái hòa tan
Vai trò của dịch tế bào:
Tạo ra hình dạng của tế bào
 Chứa các sản phẩm dư thừa, dự trữ và quy định áp suất thẩm thấu của tế bào
 Nhân (nuleus) được xem là thành phần bắt buộc
 Nhân thường có hình cầu hoặc hơi bầu dục, cũng có khi tế bào dài và hẹp, nhân kéo dài ra, hoặc ở các tế bào già thì nhân dẹt lại có hình đĩa.
 Trong tế bào non, nhân thường nằm ở giữa, còn trong tế bào già, nhân thường bị dồn ra sát vách tế bào. 
Nhân tế bào bao gồm: -Màng nhân
-Nhân con (hạch nhân)
-Chất nhiễm sắc
Màng nhân
Lỗ nhân
Màmg ngoài
Lưới nội chất
Là màng kép, gồm 2 lớp lipoprotein, dày khoảng 30 – 50nm, khoảng cách giữa 2 lớp màng khoảng 10 – 30nm.
Màng nhân thường thông với màng mạng lưới nội chất qua những lỗ nhỏ, do đó khoảng không gian giữa 2 lớp màng nhân thông với hệ thống ống dẫn của mạng lưới nội chất
Nhân con
 Hình thái nhân con: Nhân con được quan sát thấy ở thời kỳ tế bào không phân chia.

hình cầu có đường kính từ 1-2μm.

Nhân con có cấu trúc từ các sợi và hạt. Sợi có bản chất là ribonucleoprotein và các sợi deoxiribonucleoprotein. Ngoài ra, nhân con còn có sợi deoxiribonucleic chứa rADN có chức năng tổng hợp rARN.
Thành phần hóa sinh của nhân con
ADN nhân con chứa trong chất nhiễm sắc quanh nhân con, trong các sợi deoxiribonucleoprotein trong nhân con.
rARN có trong các sợi và hạt ribonucleoprotein, đây là các rARN đang trong quá trình chín để tạo thành rARN của riboxom.
Protein nhân con gồm có histon, protein riboxom.
Enzim nhân con gốm các enzim ARN polimeraza, các enzim xử lí quá trình chín của các rARN.
Có thể nói rằng: Nhân con chủ yếu là prôtêin (80 – 85%) và rARN.
Vai trò của nhân con là gì?
Tổng hợp rARN, tổng hợp riboxom.
Ngoài ra nhân con còn có vai trò điều chỉnh sự vận chuyển mARN từ nhân ra tế bào chất và điều chỉnh quá trình phân bào.
 * Vai trò của nhân trong đời sống tế bào
        - Duy trì và truyền các thông tin di truyền vì nó chứa loại ADN quy định tính đặc trưng của protein được tổng hợp nên.
        - Nhân cung cấp ARN để tổng hợp protein trong tế bào. Nếu tách bỏ nhân thì lượng ARN giảm, sự tổng hợp protein giảm dần rồi mất hẳn và tế bào sẽ chết.
        - Nhân có vai trò trong các hoạt động sống của cây
Kì trung gian chiếm phần lớn thời gian của chu kì tế bào.
Quá trình nguyên phân chiếm thời gian rất nhỏ.
Kì trung gian:
Gồm 3 pha : G1, S, G2
Sự phân chia tế bào
1. Chu kỳ tế bào
NST tự nhân đôi dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
- NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử (Cromatit).
* Pha S
ADN và nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
Tâm động
Cromatit
* Pha G1
Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- NST kép bắt đầu co xoắn.
- Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.
- Thoi phân bào hình thành.
- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
- NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- NST dãn xoắn dần.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện.
- Thoi phân bào biến mất.
2. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Phân chia tế bào chất:
Phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật.
- Ở thực vật: tạo vách ngăn tế bào (tha`nh xenlulo) ở mặt phẳng xích đạo.
Vách ngăn
Kết quả của nguyên phân:
- T? m?t t? b�o m? 2n Tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu.

- Giảm phân là hình thức phân bào của tế bào sinh dục vào giai đoạn chín. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
- Trước khi bước vào lần phân bào thứ nhất, tế bào cũng trải qua kì trung gian: Các NST nhân đôi và tạo thành các NST kép.
Giảm phân
Các NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi đoạn NST.
NST kép dần dần co xoắn.
Màng nhân và nhân con tiêu biến.
Thoi phân bào xuất hiện.
I. GIẢM PHÂN I
1.Kì đầu I
- Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
- Thoi phân bào đính vào một phía của mỗi NST kép.
I. GIẢM PHÂN I
2.Kì giữa I
Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào về một cực tế bào.
I. GIẢM PHÂN I
3.Kì sau I
- Các NST kép dần dần dãn xoắn.
Màng nhân và nhân con xuất hiện.
Thoi phân bào tiêu biến.
- Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số NST giảm đi một nửa.
I. GIẢM PHÂN I
4.Kì cuối I
Phân bào giảm phân II cơ bản giống như nguyên phân bao gồm các kì : kì đầu II , kì giữa II , kì sau II , kì cuối II .
II. Giảm phân II:

- Các NST đơn dãn xoắn dần.
Màng nhân và nhân con xuất
hiện, thoi phân bào tiêu biến.
Tế bào chất phân chia tạo
thành các tế bào con.
- Các NST kép co xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến,
thoi phân bào dần xuất hiện.

- Các NST kép co xoắn cực đại .
- Các NST kép tập trung thành 1 hàng
ở mặt phẳng xích đạo.
- Thoi phân bào được đính vào 2 phía
của NST tại tâm động.

- Các nhiễm sắc tử tách nhau ra thành
NST đơn và di chuyển trên thoi phân bào
về 2 cực của tế bào.
Quá
trình giảm phân II

II. Giảm phân II:
III. Kết quả của giảm phân:
- Từ một tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Tế bào mẹ 2n = 8
n = 4
n = 4
n = 4
n = 4
Chu trình Cacbon trong tự nhiên
Chu trình Carbon trong tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào hai quá trình sinh hoá: Quang hợp và Hô hấp.
 Quang hợp thu nhận năng lượng mặt trời để phân giải H2O và chuyển H2 từ nước qua CO2 tạo carbohydrate. Chúng nhờ cấu trúc đặc biệt chỉ biến quang năng thành hoá năng và tích trữ ở dạng các hợp chất hữu cơ, không tạo thêm cũng không huỷ hoại vật chất hay năng lượng.
 Hô hấp phân huỷ glucose và các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng hoàn trả Hydro cho Oxi khí quyển tái lập nước. Quá trình hô hấp sẽ oxi hoá C của glucose hoàn toàn đến CO2
 Quang hợp và hô hấp là hai quá trình diễn ra song song, đối lập, nhưng là hai nhân tố quan trọng để duy trì sự sống ổn định trên trái đất.
Phần 2: Các hoạt động sinh lý liên quan đến chu trình Cacbon
Chu trình Cacbon trong tự nhiên
18/02/2012
61
Quang Hợp
Thực vật xanh
Tảo đốm nâu
Tảo rong mơ
Rong biển
Tảo Lam
Tảo rong mơ
Tảo Lục
Sự hấp thu năng lượng ở lá cây
 Chlorophyll là chất hấp thụ ánh sáng, nếu ta nhìn thấy màu lục thì có thể rút ra một số điểm như sau:
Thứ nhất, chlorophyll không hấp thụ tất cả các bước sóng, trong đó có bước sóng xanh lục nên phản chiếu làm mắt nhìn thấy màu xanh lục.
Thứ hai,chrolophyll hấp thụ các bước sóng khác để thu năng lượng.
Lục lạp có nhiều thylakoid màu lục vì màng của nó chứa Chlorophyll là chất không hấp thu màu lục, phản chiếu lên mắt nên ta thấy lá cây có màu xanh.
Việc hấp thu năng lượng cho việc quang hợp được thực hiện nhờ vào cấu trúc phức tạp của màng thylakoid với chlorophyll-chất lõi trung tâm của quang hợp.
Phân tử chlorophyll có cấu trúc vòng, nơi photon ánh sáng kích thích điện tử lên mức năng lượng cao hơn và truyền đi.
Sơ đồ khái quát của quang hợp
Quang hợp được thực hiện chủ yếu ở bào quan lục lạp của tế bào, gồm hai pha:
- Pha sáng: thu nhận và tích trữ năng lượng ở dạng ATP và NADPH.
- Pha tối: sử dụng năng lượng để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Thí nghiệm:
Phát hiện sự thải khí CO2
Phát hiện sự hấp thụ O2
Phát hiện sự tăng nhiệt độ
Hô hấp ở thực vật
Khái niệm:
Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là Glucose) thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng một phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể được tích lũy trong ATP.
2. Phương trình hô hấp tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 →6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)
Hô Hấp ở thực vật

- Năng lượng giải phóng trong quá trình hô hấp:
+ Nhiệt năng: duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống.
+ Hóa năng (ATP): sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể như quá trình TĐC, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, sửa chữa những hư hại của tế bào...
Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho
các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
Vai trò của quang hợp đối với cơ thể thực vật
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
II – CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Quá trình hô hấp tế bào có những giai đoạn chính nào?
Chuỗi chuyền electron
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Tóm tắt quá trình hô hấp tế bào
2ATP
Đường phân
1Glucose → 2Piruvat
2 Axetyl
CoA
Chuỗi truyền
electron
Ti thể
2ATP
34ATP
Bào tương
6 NADH
2 FADH2
2NADH
2NADH
Glucôz
(C6H12O6)
Đường phân
2ATP
H2O
Ti thể
+O2
6H2O
6CO2
36ATP
Tế bào chất
2CO2
Rượu etilic(C2H5OH)
hoặc axit lactic(C3H6O)
A. Hô hấp kị khí (lên men)
B. Hô hấp hiếu khí
(trong ti thể)
Phân giải kị khí
Tế bào chất
Axit piruvic
2CH3COCOOH)
Phân giải hiếu khí
CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Con đường hô hấp ở thực vật
CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Tóm lại
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)