Tế bào thực vật

Chia sẻ bởi Đăng Ký Tài Khoản | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tế bào thực vật thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TẾ BÀO THỰC VẬT
ThS. Vũ Vân Anh
Mục tiêu
Trình bày được các phần của một tế bào, vẽ được sơ đồ cấu tạo của 1 tế bào thực vật
Trình bày được cấu tạo và sự biến đổi của vách tế bào
Phân tích các thành phần có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào TV.
Khái niệm
Là đơn vị cấu tạo sinh lý cơ bản của một cơ thể sống.

Gồm 2 loại:

TB của sinh vật tiền nhân (Vi khuẩn, Tảo lam)

TB của sinh vật nhân thật (Nấm, thực vật, động vật)
Khái niệm
Kích thước nhỏ (10-100 m) không nhìn thấy bằng mắt thường, Một số ít có kích thước lớn như tế bào sợi lanh, tép bưởi
Có thể sinh sản và chỉ xuất hiện nhờ quá trình phân chia của tế bào tồn tại trước
Số lượng từ 1 đến vài trăm ngàn tỉ trong một cơ thể sống
x 40
Chức năng của tế bào
Có màng chắn chọn lọc
- Thừa hưởng và truyền vật liệu di truyền chứa chương trình mã hóa di truyền
- Thực hiện chuyển hoá
- Vận động (di chuyển tế bào và các thành phần bên trong tế bào)
Cấu tạo của tế bào thực vật
Vách tế bào

- Chất nguyên sinh

- Nhân
Cấu tạo một tế bào thực vật
Cấu trúc một tế bào thực vật
Vách tế bào
Màng pecto-celluloza

Màng nguyên sinh chất
Vách tế bào
Vách tế bào
Màng pecto-cellulose

Lớp cellulose: Tạo thành 1 vỏ cứng xung quanh tế bào. Đó là một polysaccarid (C6H10O5)n, không tan trong nước và các dung môi khác, tan trong thuốc thử Schweitzer (sun phát đồng trong amonihydroxyt), bền vững với nhiệt độ cao (có thể đun tới 200oC), có tính mềm dẻo (có thể uốn cong được),
nhuộm màu hồng với đỏ son phèn.
Màng pecto-cellulose

Lớp pectin: Lớp gắn các lớp cellulose của các tế bào bên cạnh với nhau . Đó là 1 polysaccarid phức tạp, không tan trong nước cũng như các dung môi khác, tạo các khoảng gian bào trong tế bào mô mềm.
Sự biến đổi của vách tế bào
1. Sự hoá gỗ: nhuộm xanh với xanh methylen và lục iod.
2. Sự hoá khoáng: SiO2 ở họ Cói (Cyperaceae), họ lúa (Poaceae); CaCO3 gặp ở mặt lá và thân các cây họ Bí (Cucurbitaceae)…
3. Sự hoá bần : bản chất lipit được gọi là bần (suberin), không thấm nước và không khí.
Sự biến đổi của vách tế bào
4. Sự hoá cutin: màng ngoài của tế bào phủ thêm 1 chất có bản chất lipit gọi là cutin, tạo thành lớp bảo vệ, gọi là tần cutin.
5. Sự hoá sáp: mặt ngoài tế bào có phủ 1 lớp sáp mỏng thường gặp ở vỏ quả bí, thân cây mía…
6. Sự hoá nhầy


Sự hóa gỗ
Sự hóa bần
Sự hóa cutin
Sự hóa sáp
Sự hóa khoáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đăng Ký Tài Khoản
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)