Te bao nhan thuc nhan so

Chia sẻ bởi Lê Mạnh Hưng | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Te bao nhan thuc nhan so thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TẾ BÀO EUKARYOTE
(Tế bào nhân thực)
(Tế bào chân hạch)
2.2 Tế bào Eukaryote (nhân thực)

- Có cấu trúc phức tạp hơn tế bào nhân sơ và có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ gấp 10 lần
Hình ảnh tế bào nhân thực
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
2.2.1) Nguyên sinh chất (crytoplasm)
- Nguyên sinh chất gồm mọi thành phần ở phía trong màng nguyên sinh chất và màng ngoài của nhân.
Vai trò của nguyên sinh chất đối với tế bào :
Là nơi chứa đựng nhân, là các bào quan của tế bào.
Là nơi sảy ra những phản ứng thủy phân và tổng hợp của tế bào.
Tham gia quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài tế bào.
Tham gia quá trình phân chia tế bào.
2.2.2)Hệ thống màng bên trong tế bào
- Hệ thống màng bên trong tế bào chiếm phần lớn thể tích của tế bào. Hệ thống này gồm có hai thành phần : đó là mạng lưới nội chất và thể Golgi
1)Mạng lưới nội chất
(endoplasmic reticulums)
-Bên trong tế bào nhân thực có một hệ thống màng liên tục với nhau và phân nhánh trong toàn bộ khối nguyên sinh chất được gọi là mạng lưới nội chất.
a) Mạng lưới nội chất nhám
(Rough Enoplasmic Reticulum RER)
- Một phần mạng lưới nội chất có các ribosome bám vào nên được gọi là mạng lưới nội chất nhám.
- Mạng lưới nội chất nhám có hai nhiệm vụ :
- Kết hợp với các protein mới được tổng hợp trong nguyên sinh chất lại với nhau và chuyển chúng đến các vị trí khác trong tế bào.
- Khi còn ở trong lưới nội chất, các protein có thể được sửa chữa dẫn đến sự biến đổi chức năng và thay đổi vị trí tiếp nhận của chúng.
b) Màng lưới nội chất nhẵn
(Smooth Endoplasmic Reticulum SER)
- Mạng lưới nội chất nhẵn thẳng hơn, ít các túi dẹp hơn và có các ribosome bám vào.
- Mạng lưới nội chất có ba vai trò :
Chịu trách nhiệm trong việc biến đổi hóa học các từ nhỏ do tế bào thu nhận từ bên ngoài. Nhiệm vụ này đặc biệt quan trọng khi tế bào hấp thu thuốc và các loại thuốc trừ sâu.
Là nơi thủy giải glycogen trong tế bào động vật.
Là vị trí tổng hợp lipid và steroid.
2) Thể Goli (Goli apparatus)
- Thể goli có hình dạng khác nhau tùy theo loài, nhưng chúng luôn luôn gồm những túi màng phẳng gọi là cisternae và những nang nhỏ có màng bao bọc.
Thể Golgi có các vai trò như sau :
Tiếp nhận protein từ mạng lưới nội chất và đôi khi có thể biến đổi các protein này.
Cô đặc, đóng gói và phân loại protein trước khi đưa đến nơi cần thiết trong tế bào hoặc đưa ra ngoài tế bào.
Là nơi tổng hợp các polysaccharide cung cấp cho sự tổng hợp vách tế bào.
2.2.3) Ribosome
-Ribosome là những phân tử nhỏ gồm hai tiểu đơn vị lớn và nhỏ có hệ số cân bằng lần lượt là : 60S và 40S.
- Trong tế bào nhân thực ribosome có ở hai nơi :
-Trong nguyên sinh chất, ribosome ở dạng tự do hoặc đính trên mạng lưới nội chất
- Trong ti thể là lục hạp.
Ribosome thường kết lại thành cụm nên được gọi là polyribosome hay polysome có vai trò trong sự tổng hợp protein : đó là gắn các amino acid lại với nhau tạo thành chuỗi polypeptide.
2.2.4) Lysosome
 
- Sản phẫm của quá trình tiêu hóa đi ra khỏi màng của lysosome, cung cấp nguyên liệu cho các quá trình hoạt động của tế bào.
- Tế bào thực vật không có lysosome nhưng không bào trung tâm tế bào có chứa enzyme tiêu hóa nên nó cũng có chức năng tương tự như lysosome.
2.2.5) Các bào quan đảm nhận nhiệm vụ tạo ra năng lượng cho tế bào.
Ti thể là những bào quan có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học khi các tế bào sống được nhuộm màu với Janus Green B.
Ti thể có nhiều dạng : Dạng hình cầu, dạng kéo dài và đôi khi có dạng quả bóng. Đường kính của ti thể nhỏ hơn 1,5µm và dài khoảng 2 ÷8µm

Ti thể (mitochondria) là bào quan chuyển hóa năng lượng.
Ti thể là cơ quan dự trữ năng lượng và cung cấp năng lượng ở dạng hóa năng. Phản ứng tạo năng lượng và giải phóng năng lượng ở ti thể là phản ứng thuận nghịch:
ATP ↔ ADP ↔ AMP
2) Lạp thể (plastids)
- Lạp thể có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Trong tế bào thực vật, các dạng lạp thể chủ yếu là sắc lạp, lục lạp và vô sắc lạp.
a)Lục lạp :
Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp. Màng bao bọc bào quan này có hai nhiệm vụ chủ yếu:
Ngăn cách phân tử của bào quan với các phân tử khác của tế bào. Vì nếu gặp nhau có thể sảy ra những phản ứng không thích hợp.
Màng có vai trò kiểm soát các nguyên liệu thô đi vào trong bào quan và các sản phẩm của quá trình đồng hóa trong bào quan đi ra nguyên sinh chất.
b)Sắc lạp :
Sắc lạp chứa các sắc tố đỏ, cam, vàng để tạo màu sắc cho các cơ quan thực vật như hoa, trái chín.
Sắc lạp có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau thường được tạo ra từ diệp lạp nhưng nó cũng có thể phát triển trực tiếp từ các tiền lạp
Vai trò hiện nay của sắc lạp ở trong tế bào để tạo màu sắc cho hoa trái để hấp dẫn các loại động vậtđến thụ phấn cho hoa hoặc để ăn trái và phát tán hột.
3) Nguồn gốc của ti thể và lục lạp
(Thuyết nội cộng sinh)
Ti thể và lục lạp (có kích thước của tế bào Prokaryote) mặc dù có chứa vật liệu di truyền và các ribosome để tổng hợp protein nhưng chúng vẫn chịu điều khiển của nhân tế bào.
Người ta cho rằng, mối quan hệ giữa ti thể và lục lạp với tế bào chính là mối quan hệ cộng sinh bới vì chúng là những Prokaryote độc lập.
2.2.6) Nhân (nucleus)
- Nhân thường bào quan lớn nhất trong tế bào. Nhân của đa số tế bào động vật có đường kính xấp xỉ 5µm – lớn hơn đường kính tế bào Prokaryote
2.2.7) Không bào (vacuoles)
Nhiều tế bào Eukaryote, đặc biệt ở thực vật và các nguyên sinh động vật có các không bào được bao bọc bởi màng, bên trong chứa đầy chất lỏng và các cơ chất hòa tan.
Không bào có vai trò trong việc điều hòa nước và các chất lỏng trong tế bào và có nhiều vai trò khác. Không bào có các chức năng sau : dự trữ, cấu trúc, tái sinh, tiêu hóa, dinh dưỡng, không bào co rút.
2.2.8) Bộ xương tế bào (Cytoskeleton)
Trong nguyên sinh chất của tế bào nhân thực có chứa vô số những sợi dài, mảnh được gọi là bộ xương tế bào. Bộ xương tế bào gồm có vi sợi, vi ống và các sợi trung gian.
Bộ xương tế bào có ít nhất ba chức năng quan trọng:
Duy trì và giúp năng đỡ tế bào.
Giúp cho sự vận động tế bào.
Giúp cho sự di chuyển của vật chất bên trong tế bào.
1. Vi sợi (microfilaments)
Vi sợi co đường kính dài khoảng 7nm và chiều dài khoảng vài µm. Vi sợi có thể tồn tại dưới dạng từng sợi đơn hoặc tập hợp lại thành từng dạng bó hay tạo thành mạng lưới.
Vi sợi có hai vai trò chính :
Giúp cho sự chuyển động của một phần hay toàn bộ tế bào.
Giúp ổn định hình dạng tế bào.
2) Vi ống (microtubules)
Vi ống là những sợi dài, rỗng và không phân nhán, đường kính khoảng 25nm và có thể dài đến vài µm.
Vi ống có hai nhiệm vụ :
Tạo ra bộ xương cứng bên trong một số tế bào.
Giúp cho sự di chuyển của các cấu trúc và vật chất bên trong tế bào.
3 Các sợi trung gian
(intermediate filaments)
Các sợi trung gian được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể đa bào. Ngược lại với các thành phần khác của bộ xương tế bào, có ít nhất 50 loại sợi trung gian chuyên biệt đối với một số ít loại tế bào.
Sợi trung gian có hai chức năng chính :
Ổn định cấu trúc tế bào.
Chống lại sức căng của tế bào.
2.2.9) Trung tử (centrioles)
- Trung tử hiện diện hầu hết các tế bào nhân thực ngoại trừ thực vật có hoa, thực vật thuộc nhóm thông, tùng và ở vài loại nguyên sinh động vật.
2.2.10 Tiêm mao(flagella) và lông (cilla)
một số tế bào thực vật và động vật có những sợi bám trên bề mặt tế bào. Những sợi này hoạt động như những tay chèo giúp cho tế bào chuyển động trong môi trường sống, đó là lông hay tiêm mao.
Tiêm mao dài hơn lông và thường chỉ có một sợi hay một cặp. Lông nhiều và ngắn hơn tiêm mao.
2.2.11) Các cấu trúc ngoại bào
Ngoài các bào quan bên trong tế bào còn có những cấu trúc khác được tạo ra bên trong tế bào rồi được đưa ra ngoài màng sinh chất, những cấu trúc này có vai trò bảo vệ hay năng đỡ tế bào.
Các cấu trúc này ở bên ngoài màng nguyên sinh chất nên được gọi là cấu trúc ngoại bào.
1) Vách tế bào thực vật (cell walls)
Vcah1 tế bào thực vật là cấu trúc bán rắn ở bên ngoài màng sinh chất. Cấu trúc này gồm có các sợi cellulose gắn với phúc hợp polysaccharide và protein.
Vách tế bào thực vật có hai vai trò chủ yếu :
Bảo vệ tế bào
Tạo ra hình dáng tế bào có cấu trúc cứng.
2) Chất gian bào (extracelular matrix)
- Tế bào của các động vật đa bào không có vách như tế bào thực vật nhưng đa số tế bào động vật được bao bọc xung quanh bởi cơ chất gọi là chất gian bào.
2.3 Màng nguyên sinh chất
-Màng nguyên sinh chất là nguyên sinh chất được ngăn cách với vách tế bào bởi một đơn vị màng gọi là màng nguyên sinh chất.
2.3.1 Cấu tạo màng nguyên sinh chất.
Protein gắn vào lớp đôi phospholipid có nhiều chức năng khác nhau.
Trên màng nguyên sinh chất còn có carbonhydrate. Carbonhydrate gắn vào mặt ngoài của protein tạo thành glycoprotein, còn khi gắn vào lipid tạo thành glycolipid
Các phân tử cholesterol nằm rải rác giữa các đuôi phospholipid trong lớp đôi làm ảnh hưởng đến tính linh động của các acid béo trong màng.
1) Lipid
Màng nguyên sinh chất là màng kép được tạo thành bởi các phân tử phospholipid. Phân tử phospholipid gồm có hai phần : một là đầu hữu cực (ưa nước) và một đuôi kép vô cực (kỵ nước)
Trong nước các phân tử phospholipid tạo thành một lớp kép gọi là lớp đôi phospholipid
2. Các protein màng phân bố không cân xứng.
Protein phân bố không cân xứng ở mặt trong và mặt ngoài màng và được chia thành hai nhóm :
Protein xuyên màng.
Protein ngoại vi
Các protein gắn với màng nguyên sinh chất cũng có vùng thủy và vùng kỵ thủy.
3. Carbohydrate trên màng nguyên sinh chất là những thể nhận chuyên biệt.
Glycolipid : Các đơn vị tạo thành do carbonhydrate thường hướng ra bên ngoài màng có vai trò như dấu hiệu nhân biết để các tế bào có thể tương tác với nhau.
Glycoprotein :giúp cho tế bào nhận biết những tế bào khác và protein từ bên ngoài.
2.3.2 Vai trò của màng nguyên sinh chất.
Vai trò của protein màng.
Các protein màng có thể là : Enzyme, thể nhận, chỗ nối tế bào, protein vận chuyển
2. Vai trò của màng nguyên sinh chất.
Màng nguyên sinh chất có các chức năng quan trọng như sau:
Tham gia quá trình trao đổi chất với bên ngoài
Màng nguyên sinh chất chứa nhiều loại enzyme khác nhau
Sự nhận biết và sự liên kết tế bào
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀO HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mạnh Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)