Tế bào gốc phôi

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiểu Lam | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Tế bào gốc phôi thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Đề tài:
KHẢ NĂNG BIỆT HÓA CỦA TẾ BÀO TỪ TẾ BÀO CHƯA BIỆT HÓA: ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT
GIỚI THIỆU
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
PHẦN 2:
NỘI DUNG
PHẦN 3:
KẾT LUẬN
I. TẾ BÀO CHƯA BIỆT HÓA
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐỂ CÓ TẾ BÀO GỐC TỪ PHÔI
III. ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC PHÔI
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐỂ CÓ TẾ BÀO GỐC TỪ PHÔI
III. ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC PHÔI
Tế bào gốc hiện đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm vì khả năng đặc biệt và duy nhất của chúng. Đó là khả năng tự làm mới trong một thời gian dài và biệt hoá thành nhiều kiểu tế bào khác nhau trong cơ thể như xương, sụn, mỡ, tế bào thần kinh... Do đó, chúng có tiềm năng lớn trong việc cấy ghép để điều trị bệnh (đặc biệt là các bệnh do sự suy thoái tế bào) và trong công nghệ mô.
Các giá trị ứng dụng to lớn của tế bào gốc trong y học đã mở ra hướng trị liệu mới: Y học phục hồi (Regenerative medicine) thông qua Liệu pháp tế bào gốc (Stem cell therapy).
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Khái quát tế bào gốc
Tế bào gốc là tế bào nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể.
Tế bào gốc sản sinh ra một cặp tế bào con (daughter cells), trong đó một tế bào sẽ phát triển để biệt hóa, tế bào còn lại phát triển thành tế bào gốc mới thay thế tế bào gốc ban đầu.
Các loại tế bào gốc: gồm 3 loại
Tế bào gốc tổng năng: mỗi tế bào có thể phát triển thành cá thể mới
VD:Tế bào phôi ở giai đoạn mới phát triển (từ 1 đến 3 ngày)
Tế bào gốc toàn năng: Tế bào có thể hình thành nên bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể (trên 200 loại)
VD: Tế bào gốc phôi tìm thấy ở phôi bào (từ 5 đến 14 ngày)
Tế bào gốc đa năng: Tế bào đã được biệt hóa, nhưng vẫn có thể hình thành nên một số loại tế bào khác
VD:Mô bào thai, máu dây rốn và tế bào gốc trưởng thành
I. TẾ BÀO CHƯA BIỆT HÓA
Tế bào chưa biệt hóa là những tế bào không chuyên biệt nhưng có khả năng trở thành các tế bào chuyên biệt (tế bào cơ, tim, xương, thần kinh,…) và có đặc tính là có thể phát triển thành các dạng tế bào khác nhau trong cơ thể.
Tế bào chưa biệt hóa được lấy từ phôi nang 4-7 ngày tuổi
1. Định nghĩa:
I. TẾ BÀO CHƯA BIỆT HÓA
1. Định nghĩa:
Tế bào gốc phôi là những tế bào hình thành nên khối tế bào nội tại (inner cell mass) trong phôi bào, có khả năng phân chia không hạn định cho đến khi sinh trưởng và biệt hóa nên nó còn được coi là tế bào gốc toàn năng (pluripotent stem cell).
Tế bào gốc phôi người
II. Các bước tiến hành để có được tế bào gốc từ phôi
Bước 1. Các phôi cung cấp tế bào gốc thường được tạo bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (in-vitro fertilization). Sau khi tinh trùng được đưa vào tế bào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh, các trứng đã được thụ tinh (fertilized eggs) sẽ tiếp tục phân chia. Khoảng 24 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia thành phôi hai tế bào. Sau đó các tế bào tiếp tục nhân đôi tạo hợp tử có 4 tế bào rồi 8 tế bào (các morula).
Bước 2. Sau thụ tinh 4-5 ngày, các túi phôi (các blastocyst chứa khoảng 120 tế bào)có dạng hình cầu với các tế bào của lớp màng ngoài và khối tế bào bên trong (inner mass cells). Tại thời điểm này, phôi cũng chỉ có kích thước rất nhỏ (như dấu chấm trên đầu của chữ "i").
Bước 3. Nếu mục đích của thụ tinh trong ống nghiệm không phải để cho ra đời một em bé, các blastocyst được bảo quản lạnh cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bước 4. Các nhà nghiên cứu "lấy " các tế bào (các inner cells) từ các blastocyst và nuôi cấy. Các tế bào này sẽ nhân lên vô hạn định và có thể được "định hướng" để phát triển thành các tế bào cơ, tế bào thần kinh hay bất kỳ một loại tế bào nào khác theo mục đích của nhà nghiên cứu.
Sự biệt hóa của tế bào gốc phôi
III. ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC PHÔI
1. Tạo tinh trùng
Đầu tháng 7-2009, các nhà khoa học Anh đã công bố lần đầu tiên thành công trong việc biệt hóa tế bào gốc thành tinh trùng người (tinh trùng nhân tạo) trên tạp chí Stem Cells and Development.
Giáo sư người Anh Karim Nayernia là người đầu tiên trên thế giới tuyên bố làm ra tinh trùng nhân tạo.
Nayernia đã sử dụng tế bào gốc từ phôi người (human embryonic stem cell) để nuôi cấy và biệt hóa thành tinh trùng người. Họ đã sử dụng các tế bào gốc từ phôi người có bộ nhiễm sắc thể nam (XY), cho nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt để tạo thành các tế bào gốc tạo tinh trùng. Sau đó với kích thích đặc biệt, các tế bào này bắt đầu tự khởi phát quá trình giảm phân để tạo tinh trùng.
Tinh trùng nhân tạo
Đây là lần đầu tiên quy trình biệt hóa tinh trùng người từ tế bào gốc phôi được công bố trên thế giới. Thành tựu này đánh dấu một bước tiến của khoa học trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để phục vụ sức khỏe con người.
2. Tạo tế bào tim
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia mới đây đã thành công trong việc biến đổi tế bào gốc phôi người thành ba dạng tế bào cơ tim.
Tác giả chính của bài báo được đăng trên Tạp chí Nature, phát hành vào tháng 4 (2008), Gordon Keller, ông cho biết có thể sử dụng tế bào tim được biệt hóa từ tế bào gốc phôi để tạo mô tim nhân tạo có khả năng cấy ghép vào tim thật của người.
3. Tạo tế bào hồng cầu
Ngày 19/8, các nhà nghiên cứu thuộc công ty Công nghệ tế bào tiên tiến của Mỹ vừa công bố có thể tạo tế bào hồng cầu từ các tế bào gốc phôi thai, nhờ đó trong tương lai sẽ tạo ra nguồn cung cấp máu vô tận.



Các nhà nghiên cứu kích thích các tế bào gốc phôi thai để chúng phân tách thành các tế bào tiền thân của tế bào máu, sau đó tìm cách biến chúng thành tế bào hồng cầu mang theo oxy đi khắp cơ thể.
Đó được coi là một bước đột phá đối với phương pháp cấy ghép cho bệnh nhân.
4. Tạo mô não
Các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Viện nghiên cứu Riken vừa cho biết họ đã thành công trong việc tạo những mô vỏ não từ tế bào gốc phôi.
Các mô được tái tạo sẽ giúp tìm hiểu trong phòng thí nghiệm nguyên nhân gây bệnh Alzheimer và phát triển vắc-xin phòng bệnh.



Ưu điểm của tế bào gốc phôi
Ưu điểm của TBG chiết từ phôi là có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào chuyên biệt (TBCB).
Ứng dụng nhiều trong y, sinh học: dùng để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, và ít lão hóa so với phương pháp tế bào gốc từ tế bào đã biệt hóa ở cơ, não, xương…
Lấy tế bào gốc mà không cần phá huỷ phôi
Người ta không cần phải phá huỷ phôi nữa khi muốn lấy ra tế bào gốc phục vụ y học. Một công ty sinh học Mỹ đã thành công trong việc tách các tế bào từ phôi mà không giết chết chúng, loại bỏ được trở ngại về vấn đề đạo đức lâu nay .
Một phôi người gồm 8 tế bào sau khi thụ tinh được ba ngày
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng một kỹ thuật- ở đó một tế bào đơn hay "blastomere" được lấy ra từ khối gồm 8-10 tế bào hình thành trong giai đoạn sớm của phôi. Từ tế bào đơn này, họ có thể nuôi cấy ra một dòng tế bào gốc, mà vẫn để phôi sống sót.
Lấy một tế bào đơn từ phôi
Bà Alison Murdoch từ Trung tâm Quốc tế về sự sống ở Newcastle, Anh, cho biết. "Tuy nhiên, sẽ không đúng nếu nói rằng sinh thiết không gây ảnh hưởng đến phôi", bà nói. "Một số phôi vẫn không sống sót được". Vì thế, nếu kĩ thuật này được hoàn thiện sẽ mở ra hy vọng mới cho công nghệ lấy tế bào gốc phôi mà không giết chết phôi.
Khuyết điểm của việc chiết tách tế bào gốc từ phôi
Gặp sự phản đối của nhiều quốc gia vì nó liên quan đến vấn đề nhân đạo.(chiết tế bào gốc từ phôi đồng nghĩa với việc giết chết phôi có thể tạo ra một cá thể sống).
Sử dụng TB gốc từ TB gốc phôi dễ gặp rắc rối với hệ thống miễn nhiễm và dễ phát sinh tế bào ung thư hơn so với TB gốc từ TB đã biệt hóa.
Mặc dù có những khuyết điểm trước mắt, ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của công nghệ sản xuất tế bào gốc phôi (loại TB chưa biệt hóa) đối với y học hiện nay. Mong rằng công nghệ tế bào gốc trong tương lai sẽ phát triển hoàn thiện, phục vụ cho nhu cầu của con người mà không vấp phải một rào cản đạo đức nào.
Tài liệu tham khảo
http://www.sciencedirect.com/science?
www.giaoducsuckhoe.net/Suc-khoe-nam-gioi.asp
www.toodoc.com

Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiểu Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)