TC CT HC 133
Chia sẻ bởi Dương Bích Hường |
Ngày 18/03/2024 |
14
Chia sẻ tài liệu: TC CT HC 133 thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
TÀI LIỆU
TỈNH
QUẢNG NINH
Dương Bích Hường
Bài 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) tại kỳ họp thứ 7 khoá II, ngày 30-10-1963 đã phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh nằm ở Đông Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý khoảng 106o26’ đến 108031’3’’ kinh độ Đông và từ 20o40` đến 21o40` vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng (Vân Đồn). Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ (Đông Triều). Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc Trà Cổ (Móng Cái).
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh 6.110,813 km² đất liền, 6.000 km² biển.
2. Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía Bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, Bắc Yên Hưng, Nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng Nam Uông Bí, Nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), Đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), Nam Đầm Hà, Đông Nam Hải Hà, Nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), trải dài theo đường ven biển hơn 250 km và chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo ở Quảng Ninh, ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải huyện Vân Đồn), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
Địa hình đáy biển ở Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là
TỈNH
QUẢNG NINH
Dương Bích Hường
Bài 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) tại kỳ họp thứ 7 khoá II, ngày 30-10-1963 đã phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh nằm ở Đông Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý khoảng 106o26’ đến 108031’3’’ kinh độ Đông và từ 20o40` đến 21o40` vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng (Vân Đồn). Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ (Đông Triều). Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc Trà Cổ (Móng Cái).
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh 6.110,813 km² đất liền, 6.000 km² biển.
2. Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía Bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, Bắc Yên Hưng, Nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng Nam Uông Bí, Nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), Đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), Nam Đầm Hà, Đông Nam Hải Hà, Nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), trải dài theo đường ven biển hơn 250 km và chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo ở Quảng Ninh, ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải huyện Vân Đồn), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
Địa hình đáy biển ở Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Bích Hường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)