Tây son va cong cuoc thong nhat dat nuoc

Chia sẻ bởi Hoàng Xuân Trường | Ngày 27/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: tây son va cong cuoc thong nhat dat nuoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đại học Thái nguyên
Trường Đại học Sư phạm
Khoa lịch sử
---------------------------








Nhóm thực hiện: Hoàng Văn Đanh
Phàn Thị Hoa
Đinh Thị Huế
Hoàng Thị Lê
Hoàng Thị Tiến Chi
Trần Thị Thu Hương
Phạm Thị Thêu
Lớp: Sử B - K41

Thái Nguyên - 2009
Tây Sơn tam kiệt
MỤC LỤC
I. Bối cảnh
1. Đàng trong
2. Đàng ngoài
II. Phát tích
III. Diễn biến
1. Đánh quân Nguyễn giải phóng Đàng Trong
2. Nguyễn Huệ đánh Nguyễn ở Phú Yên (1775)
3. Đánh quân Nguyễn ở Gia Định lần 1 (1776)
4. Đánh quân Nguyễn ở Gia Định lần 2 (1777)
5. Nguyễn Ánh củng cố thế lực ở Gia Định (1778 - 1781)
6. Nguyễn Huệ đánh Nguyễn Ánh lần 1 (1782)
7. Nguyễn Huệ đánh Nguyễn Ánh lần 2 (1783)
8. Đánh Trịnh giải phóng Phú Xuân - Thuận Hóa (1786)
IV. Kết luận
“Phong trào nông dân Tây Sơn “cái tên đã đi vào lịch sử như một bản hùng ca hoành tráng tượng trưng cho khí phách hào hùng của dân tộc, của địa linh Bình Định. Đó là phong trào nông dân tiêu biểu, có một không hai trong lịch sử mà tên tuổi của nó gắn liền với vai trò to lớn của ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
I. BỐI CÁNH LỊCH SỨ
Đầu thế kỷ XVI ,nhà Lê suy yếu .Lợi dụng sự suy yếu của nhà Lê,năm 1527,Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê , lập ra nhà Mạc . Nhà Mạc ra sức củng cố chính quyền , nhưng vấp phải sự chống đối quyết liệt của các phe phái phong kiến trung thành với nhà Lê , dẫn đến cuộc nội chiến Nam – Bắc triều .
Tiếp đó nội bộ Nam triều lại nảy sinh mâu thuẫn gay gắt , dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt đất nước thành hai vùng Đàng Trong ,Đàng Ngoài , lấy Sông Gianh , Lũy Thầy làm ranh giới .
Từ nửa cuối thế kỷ XVIII , chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng , giai cấp thống trị từ vua, chúa, quý tộc đên quan lại đua nhau ăn chơi sa xỉ.
1. ĐÀNG TRONG
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765), sau khi xưng vương, dụng triều đình riêng đã cho xây dựng cung điện theo qui mô đế đô “cao nguy nga, rực rỡ, chạm khắc rất khéo, tường và nền đều lát đá, cột nhà đều làm bằng gỗ kiền kiền, ống máng đều tráng thiếc”. Nhiều dinh thự của quan lại cao cấp, quí tộc nằm “la liệt ở hai bên bờ thượng lưu sông Phú Xuân va Phú Cam đều có hàng nghìn, hàng vạn nhà cửa”.
Nhân dân Đàng Trong bấy giờ rất oán hận cuộc sống hưởng lạc quá độ của bọn vua quan họ Nguyễn trên mồ hôi , nước mắt của quần chúng lao động thông qua những câu ca dao :
“Ai ơi ngẫm lại mà coi
Ngọc vàng con hát tôi đòi thằng dân”
Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1767 – 1777) nổi tiếng dân ô trụy lạc “tính tình đùa bỡn, hát múa”, bỏ hết công việc triều đình, tất cả quyền hành rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan (Quốc Phó), Trương Phúc Loan thì “tham tàn, bạo ngược, bán quan, tước, hình phạt nặng nề”.
Tất cả bọn quan lại, quí tộc Đàng Trong đều đua nhau ăn chơi, hưởng lạc đến cực độ. “Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, yên ngựa, dây cương đều nạm vàng bạc, áo quần là lượt, bát đĩa ăn uống đều là đồ sứ Trung Quốc” (Lê Qúy Đôn)
Cùng với sự sa đọa của giai cấp thống trị,bộ máy quan lại Đàng Trong ngày càng thối nát,trở thành bộ máy ăn bám,đục khoét nhân dân. lột nặng nề hơn. Đến cuối thế kỉ XVIII mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong đã hết sức gay gắt, chế độ phong kiến đã suy vong trầm trọng.
2. ĐÀNG NGOÀI
Trong tình hình đó, bọn quan lại, địa chủ, cường hào ở các địa phương ra sức đục khoét nhân dân. Nhiều nơi nhân dân “phải ăn rau cỏ để sống, nấu củ nâu lên ăn cũng không thể sống nổi,dắt díu nhau đi đầy đường, thây chết đói chồng chất”.
Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là Trịnh Sâm lên nối ngôi. Sâm là người hoang dâm, tàn bạo, vì say mê Đặng Thị Huệ đã bỏ con trưởng lập con thứ mới hai tuổi làm thế tử, gây nên sự mâu thuẫn giữa các phe cánh trong phủ chúa. Quận công Hoàng Đình Bảo thông gian với Đặng Thị Huệ gây bất bình trong vương phủ. Em trai Thị Huệ là Đặng Mậu Lân hống hách, lộng quyền lại háo sắc và tàn bạo đến Trịnh Sâm cũng phải làm ngơ.
Năm 1782, Trịnh Sâm chết, Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán lên làm chúa, Trịnh Khải là con trưởng Trịnh Sâm dựa vào quân tam phủ ra sức lộng hành làm náo động cả kinh thành, nhân dân đương thời gọi là kiêu binh nổi loạn.
Sự suy yếu củ chính quyền phong kiến TW , sự sa đọa của quan lại , quí tộc cùng với nạn chấp chiếm ruộng đất của quan lại địa chủ , tô thuế nặng nề , mất mùa đói kém , toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp bị đình đốn và bị phá hoại nghiêm trọng , không còn con đường nào khác người nông dân đã nổi dậy chống lại giai cấp thống trị để duy trì cuộc sống của mình .
Đến cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỉ XVIII, ở Đàng Ngoài đã bùng nổ hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia như : Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751), Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 – 1769) , Khởi nghĩa Lê Duy Mật ( 1738 -1770).......
Mặc dù cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, nhưng nó đã làm nghiêng ngả toàn bộ nên thống trị của chính quyền họ Trịnh, chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
II. PHÁT TÍCH
Ba anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là “Tây Sơn tam kiệt ”. Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.
Các sách “Đại Việt sử ký tục biên” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí), “Đại Nam thực lục tiền biên”, “Đại Nam chính biên liệt truyện” (Khâm Định Việt Sử Thông giám cương mục) đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên của họ.
Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp Miền Nam khi chúa Nguyễn vượt lũy thầy đánh ra đất Lê – Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một con trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo viêc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn ,cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng,con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc,do đó họ đổi họ của con cái mình tư họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên buôn trầu và làm ăn phát đạt.
Nguyễn Phi Phúc có tám người con,trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ va Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ va Nguyễn Lữ trong các anh em các nguồn tài liệu ghi không thống nhất .
Các sách “Đại Nam thục lục chính biên”, “Đại Nam chính biên liệt truyện”, “Tây Sơn thủy mạt khảo” đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: “con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ”
Dân phủ Quy Nhơn truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thủơ đi buôn trầu nên gọi là anh Hai Trầu, Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi la chú Ba Thơm. Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thưở Nguyễn Lữ đi tu theo đạo hồi Bani – một hệ tôn giáo của người Chăm cổ .
Theo thứ tự của các giáo sĩ Phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như: Labartette, Eyet và Varen-thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám
Lê Trọng Hàm trong sách “Minh Đô sử” lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh “Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ”
Theo một tài liệu mới công bố tại hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất bốn anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa co thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không đươc sử sách ghi lại.
Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sẩm: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” là của ông.
Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Về sau, gắn liền với vai trò của Nguyễn Huệ.
III. DIỄN BIẾN
1. ĐÁNH QUÂN NGUYỄN, GIẢI PHÓNG ĐÀNG TRONG
Mùa thu năm 1773,nghĩa quân Tây Sơn mở rộng căn cứ xuống vùng Tây Sơn hạ đao , lấp ấp Kiên Thành , sinh quán các thủ lĩnh Tây Sơn làm đại bản doanh.Năm đó,Nguyễn Nhạc quyết định cho nghĩa quân đánh chiến phủ thành Quy Nhơn.Nhờ mưu lược của giáo Hiến ,mạo hiểm của Nguyễn Nhạc,sự đồng lòng của các tướng lĩnh và nghĩa quân,Nguyễn Nhạc đã cho nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn. Tuần phủ Nguyễn khắc Tuyên bỏ thành trốn .Nguyễn Nhạc cho nghĩa quân đánh chiếm kho Càn Dương và Đạm Thủy .Phủ Quy Nhơn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn.
Quân Tây Sơn chọn màu đỏ làm cờ nghĩa,lấy dân nghèo làm lực lượng đấu tranh và mục tiêu phục vụ , lấy công bằng xã hội làm phương châm. Đối tượng cuộc đấu tranh là bọn địa chủ ,quan lại bóc lọt hà hiếp nhân dân.quân Tây Sơn đến đâu các hào kiệt đều theo về ,dân chúng nô nức hưởng ứng ,uy thế ngày mỗi tăng .Tập Đình và Lý Tài là hai thương gia người Hoa lập binh lực để đánh cướp cũng xin tham gia dưới trướng Tây Sơn . Nguyễn Nhạc cho đặt 2 đội quân này là Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân. Một đạo quân dân tộc Bana cũng tham gia chiến đấu . Nữ chúa Thị Hỏa cũng về theo,thanh thế Tây Sơn thật lừng lẫy .
Nhằm phân hóa nội tình chúa Nguyễn ,quân Tây Sơn tôn phò Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương để công kích Quốc Phó Trương Phúc Loan – tên gian thần mọi người đều căm ghét. Trong dân gian lan truyền câu :
“Binh triều,binh Quốc Phó
Binh ó,binh Hoàng Tôn ”
Đầu tháng 11 năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn ra đánh chiếm phủ Quảng Ngãi , quân Triều bị bại, rút ra Quảng Nam, về cố thủ ở thủ Hội An để liệu đường rút ra cửa biển. Quân Tây Sơn tiến ra Hội An, rồi Đà Nẵng. Binh Triều và quân khởi nghĩa đánh nhau nhiều trận vào cuối tháng 12, sau đó quân Tây Sơn phải rút lui khỏi mặt trận Quảng Nam.
Năm 1774, Chúa Nguyễn cử đạo binh vào đánh Tây Sơn,quân Triều tiến thẳng đến phủ Quy Nhơn,nhưng gặp sự phản công quyết liệt của Tây Sơn nên đã bại trận phải rút lui.Quân Tây Sơn thừa thắng tiến ra đánh chiếm lại Quảng Nam với một lực lượng đông đảo 26.000 nghĩa quân.Quân Triều bị chết rất nhiều 82 đại bác mua của Hà Lan và người Anh bị quân Tây Sơn chiếm đoạt,cùng 45 voi,nhiều khí giới,trống cờ...là chiến lợi phẩm có ý nghĩa trong mặt trận Quảng Nam.Năm 1774 quân Triều trốn thoát về giữ đô thành Phú Xuân.
Trong lúc Quảng Nam lâm trận,Phú Xuân lâm nguy thì chúa Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc cầm đầu 30.000 quân vào đánh chúa Nguyễn. Đêm 29 Tết năm giáp ngọ (30-1-1775), chúa Nguyễn Phúc Thuần, Tôn thất và triều thần lặng lẽ xuống thuyền ra cửa Tư Hiền xuôi vào Gia Định để ẩn tránh. Chiếm xong Phú Xuân, Hoàng Ngũ Phúc cho quân đánh chiếm Quảng Nam, quân Tây Sơn thua bỏ Điện Bàn,bỏ Hội An... rút về Quảng Ngãi. Quân Trịnh tiến đuổi theo,đến địa giới Quảng Ngãi do không quen thủy thổ,binh sĩ bị dịch tả chết rất nhiều.Mùa hè 1775, Hoàng Ngũ Phúc và Nguyễn Nhạc giảng hòa.Nguyễn Nhạc được nhận chức,phong tước hiệu như một triều thần của Lê-Trịnh trấn nhậm sứ Quảng Nam.
Từ một thế tấn công,đắc thắng đến đầu năm 1775 bị quân Trịnh và quân Nguyễn vây từ 2 phía bắc-nam có nguy cơ bị tiêu diệt, nay đã ổn định với quân Trịnh ở phía bắc nên Tây Sơn đã rảnh tay đối phó và tấn công quân Nguyễn ở phía nam.
Vấn đề chính trị mới nảy sinh làm khó cho Nguyễn Nhạc là lúc khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc giương ngon cờ Hoàng Tôn Dương (Nguyễn Phúc Dương-được triều chúa lập Đông cung Thế Tử) để phân hóa nội bộ phủ chúa. Nay chúa Duệ Nguyễn Phúc Thuần vào Gia Định giao Nguyễn Phúc Dương ở lại giữ đất Quảng Nam.Vào đến Quảng Nam, Phúc Dương bị Tây Sơn bắt, Tập Đình định giết Phúc Dương, được Lý Tài can ngăn nên mới khỏi bị bỏ mạng. Nguyễn Nhạc đưa Phúc Dương về Quy Nhơn, ngọn cờ Hoàng Tôn Dương lúc này lại trở nên ngay cấn.
Khi quân Trịnh tấn công phía bắc, quân Nguyễn hùng cứ phía nam đều sẵn sàng đánh Quy Nhơn. Châu Văn Tiếp cùng một số tướng lĩnh Tây Sơn đã bỏ theo Nguyễn ánh vì thấy Nguyễn Nhạc không thật lòng. Nay tiếp tục tôn phò thì không còn ý nghĩa mà phế bỏ thì thất sách. Trong khi đó, quân Nguyễn từ phía nam do Tống Phước Hiệp chỉ huy đã chiếm lại đất Phú Yên,đưa người ra Quy Nhơn đòi trả Phúc Dương lại cho quân chúa Nguyễn. Để phân hóa quân Nguyễn, Nguyễn Nhạc gả con gái là Thọ Hương cho Phúc Dương.
2. NGUYỄN HUỆ ĐÁNH QUÂN NGUYỄN Ở PHÚ YÊN (1775)
Tháng 8 năm Ất Mùi (1775), Tống Phước Hiệp chỉ huy quân chúa Nguyễn chiếm lại Phú Yên, đòi lại Hoàng Tôn Dương nhưng do sơ hở, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ vào đánh úp.Cai đội Nguyễn Văn Hiền bị giết, cai cơ Nguyễn Khoa Kiến bị bắt. Nguyễn Huệ cho lưu Lý Tài đóng giữ đất Phú Yên. Lý Tài về sau làm phản, vào Nam ủng hộ Nguyễn Phúc Dương.
3. ĐÁNH QUÂN NGUYỄN Ở GIA ĐỊNH LẦN THỨ NHẤT (1776)
Sau khi hòa giải với quân Trịnh, Trịnh về bên kia đèo Hải Vân. Năm 1776, Tây Sơn đánh bại quân Nguyễn, quân Nguyễn lùi về sau núi Thạch Bi rồi cầm giữ Nguyễn Phúc Dương ở chùa Thập Tháp, Nguyễn Nhạc xưng vương, đúc ấn, đóng đô ở thành Đồ Bàn.Sau đó cử Nguyễn Lữ đưa quân vào đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Ở Gia Định, chúa Nguyễn Phúc Thuần dựa vào đạo quân Ngũ dinh của Tống Phước Hiệp nhưng Hiệp đóng quân ở Bình Thuận, Phú Yên nên Chúa đành dựa vào đội quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân từ Thuận Hóa vào với Chúa. Lực lượng Mạc Thiên Tứ ra sức ủng hộ, được chúa Nguyễn đặt làm Đốc trấn Hà Tiên.
Năm 1776, thủy quân Tây Sơn vào đánh chiếm Sài Côn (Sài Gòn). Các lực lượng của chúa Nguyễn đều ở xa, chúa Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn truy đuổi ráo riết, suýt bị bắt. May cùng lúc Đỗ Thanh Nhân, Tống Phước Hiệp và Mạc Thiên Tứ ra sức ủng hộ đem quân ứng cứu, quân chúa lấy lại được Sài Côn.
Trước sức mạnh của quân Nguyễn được hợp lực tăng cường, Nguyễn Lữ đành phải triệt phá Sài Côn, rồi chở hơn 200 thuyền đầy thóc ra Quy Nhơn.
4.ĐÁNH QUÂN NGUYỄN Ở GIA ĐỊNH LẦN THỨ 2 (1777)
Cuối năm 1776, khi Nguyên Lữ đã rút quân về Quy Nhơn, Nguyễn Phúc Dương cùng chúa Nguyễn Phúc Thuần có mặt ở Sài Côn. Một cuộc nhân nhượng trong nội bộ đã làm đẹp lòng những người theo chúa Nguyễn. Chúa Duệ Tôn Nguyên Phúc Thuần nhường ngôi cho
Nguyễn Phúc Dương xưng là Tân Chính Vương, còn mình tôn lên làm Thái Thượng Vương.
Tháng 4 năm Đinh Dậu (1777), Nguyễn Huệ chỉ huy 2 đội quân thủy bộ vào đánh quân Nguyễn ở Gia Định. Nguyễn Phúc Dương đưa quân lên trấn Trấn Biên nghênh chiến . Dương không gặp Tây Sơn, nhưng quân thủy Tây Sơn đã vào Sài Côn, Lý Tài hội binh với Phúc Dương giữ Sài Côn, nhưng sau đó thua chạy về Tam Phụ. Lý Tài bị quân Đông Sơn giết chết. Quân Tây Sơn truy đuổi Duệ Tôn Nguyễn Phúc Thuần , Phúc Thuần thoát chết ở mạn Định T ường, rồi qua Cần Thơ chúa Nguyễn Phúc Dương cũng bị truy kích ráo riết chạy về Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Các tướng sĩ của Nguyễn Phúc Dương bị tiêu hao dần. Tuyệt vọng, Nguyễn Phúc Dương đầu hàng rồi tự sát vào tháng 8 năm Đinh Dậu (1777).
Năm 1777, về cơ bản,nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Nguyễn, kết thúc đời chúa cuối cùng ở Đàng Trong.
5. NGUYỄN ẢNH CỦNG CỐ THẾ LỰC Ở GIA ĐỊNH (1778-1781)
Tháng 9 năm Đinh Dậu (1777), chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt rồi bị giết. Nguyễn Ánh mới 15 tuổi trốn thoát được nhờ giám mục Bá Đa Lộc cưu mang. Dựa vào quân Đông Sơn, NGUYỄN ÁNH bắt đầu củng cố thế lực. Năm 1778, NGUYỄN ÁNH xưng chúa. Quân Tây Sơn do Tổng đốc Châu chỉ huy vào đánh, bị quân Nguyễn đánh bại phải rút lui về Quy Nhơn.
Trong những năm 1779, 1780, 1781, Tây Sơn không đem quân vào đánh ở Gia Định nên thế của NGUYỄN ÁNH ở Gia Định ngày càng tăng nhờ tướng Đông Sơn Đỗ Thanh Nhân và viên huấn luyện thủy quân người pháp MANUEL (sử Việt Nam gọi là Mãn Noài) do Bá Đa Lộc giới thiệu.
6. NGUYỄN HUỆ ĐÁNH NGUYỄN ÁNH (1782)
Đầu năm Nhâm Dần (1782), thủy binh Tây Sơn tiến vào cửa Cần giờ. Nguyễn Ánh đưa 47 thuyền chiến và 1 chiếc tàu Bồ Đào Nha do Manuel ra nghênh chiến. Hai bên chiến đấu rất hăng hái thì một thuộc tướng của Đông Sơn là Nhàn Trập ra hàng Tây Sơn.
Quân Nguyễn Ánh bị rối loạn. Nguyễn Ánh cho rút quân về ngã Bảy. Tây Sơn tiếp tục truy kích giết được Manuel, thiêu hủy tàu chiến của Bồ. Tây Sơn tiếp tuc truy kích Nguyễn Ánh. Thất vọng, Nguyễn Ánh vượt biển trốn ra đảo Phú Quốc.
7. NGUYỄN ÁNH BỊ ĐÁNH BẠI LẦN THỨ HAI (1783)
Tháng 9 năm Qúy Mão (1783), Châu Văn Tiếp ở man Bình Khang đem quân vào cứu Nguyễn Ánh. Quân của Tiếp đánh bại quân Tây Sơn do Nhàn Trập chỉ huy, ròi tự thân ra Phú Quốc rước Nguyễn Ánh về Sài Côn, Nguyễn Ánh lam chủ Gia Định được mấy tháng.
Tháng 2 năm Qúy Mão (1783), quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy keo vào cửa Cần giờ. Nguyễn ánh dồn mọi sức lưc ra nghênh chiến. Vừa giáp trận, quân Nguyễn Ánh bị đánh tan tành. Kế hỏa công do Nguyễn ánh bày ra đã không gặp thời khi gió bất ngờ đổi chiều lại đốt chìm các thuyền chiến của mình thuyền của mình làm cho đội hình tan vỡ, quân sĩ tan loạn. Các tướng sĩ phần lớn bị chết. Châu Văn Tiếp trốn thẳng qua Xiêm cầu viện. Số lính còn lại của Nguyễn ánh chưa đến một trăm người cùng Nguyễn ánh vội vàng băng qua Mỹ Tho rồi kiếm thuyền trốn ra đảo Phú Quốc. Nơi đây có Giám mục Bá Đa Lộc và nhiều nho sĩ khác đang trú ẩn.
Tháng 7 năm Quý Mão (1783), quân Tây Sơn tấn công Phú Quốc, Nguyễn Ánh bị vây. Trong thế tuyệt vọng, viên cai cơ Lê Phúc Điển lấy áo Nguyễn Ánh mặc vào đóng vai “Lê Lai cứu chúa”. Tướng Tây Sơn là Phan Tiến Thuận hô hào tướng sĩ xông lên thuyền bắt sống Nguyễn ánh. Khi quân Tây Sơn nhận ra đó là Lê Phúc Điển thì Nguyễn Ánh đã trốn ra đảo Cổ Long. Quân Nguyễn một lần nữa tan tác. Tìm được nơi ẩn náu của Nguyễn Ánh,tháng 8, tướng Tây Sơn là Trương Văn Đa mang binh thuyền vây đảo Cổ Long. Đảo bị vây ba vòng thuyền, Nguyễn Ánh bị triệt đường tẩu thoát. Không ngờ một trận mưa bão nổi lên, thuyền bè và binh sĩ Tây Sơn bị nhấm chìm. Nguyễn Ánh trốn sang đảo Cổ Cốt, sau đó trở lại Phú Quốc. Nguyễn Huệ cho quân rút về Quy Nhơn, để Trương Văn Đa ở lại đất Gia Định. Nguyễn Ánh trốn sang đảo Thổ Châu. Toàn bộ quân Nguyễn bị đánh ra khỏi đất liền. Đầu năm 1784, Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm xin cầu viện.
8. ĐÁNH TRỊNH GIẢI PHÓNG PHÚ XUÂN – THUẬN HÓA (1786)
Tháng 5 năm 1786,3 vạn quân Tây Sơn xuất phát từ Quy Nhơn theo hai đường thủy bộ ra đánh Phú Xuân –Thuân Hóa. Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy dẫn quân theo đường Thiên Lý ra đánh Hải Vân, đồn An Nông, rồi phối hợp với quân thủy đánh thành Phú Xuân.
Nguyễn Hữu Chỉnh được đặt làm Hữu quân Đô đốc dẫn quân tiên phong mở đường. Ở Thượng đạo tượng binh, kỵ binh, bộ binh cùng tiến ra mở mũi đánh cạnh sườn các đồn An Nông, Phú Xuân. Nguyễn Lữ làm phó tướng chỉ huy quân thủy tiến vào cửa Tư Hiền, cửa Eo hợp lực với quân bộ của Nguyễn Huệ đánh vào đồn An Nông, Phú Xuân.... có Võ Văn Dũng và Nguyễn Văn Lộc cùng giúp.
Vũ Văn Nhậm được đặt Tả quân Đô Đốc chỉ huy quân thủy, tiến thẳng ra cửa Gianh chặn viện và truy quét các đồn lũy quân Trịnh trên đất Quảng Bình. Trần Quang Diệu được cử mở đường núi và chỉ huy quân Thương Đạo tiến ra.
Nguyễn Huệ cho đại binh đánh phá đồn Hải Vân rồi tiến ra vây đồn An Nông. Tướng giữ đồn là Hoàng Nghĩa Quyền kháng cự quyết liệt giữ đồn. Nguyễn Huệ để một bộ phận vây hãm đồn An Nông và tự mình dẫn quân ra phối hợp với quân thủy vây đánh thành Phú Xuân.
Ngày hôm sau, đại bác Tây Sơn công phá thành Phú Xuân. Nhân dân Thuận Hóa nôi dậy hưởng ứng truy quét quân Trịnh. Gần toàn bộ quân Trịnh đóng ở Phú Xuân bị tiêu diệt. Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng ra hàng bị Tây Sơn đưa vê Quy Nhơn rồi giết.
Ở phía bắc, cánh quân Vũ Văn Nhậm sau khi tiêu diệt các đồn lũy quân Trịnh ở trên đât Quảng Bình có nhân dân nô’i dậy hương ứng đã kéo vào đánh đồn Dinh Cát (Quảng Trị ) - đồn lũy cuối cùng của quân Trịnh ở Thuận Hóa bị tiêu diệt vào ngày 21.6.1786. Chế độ thống trị của chúa Nguyễn ,chúa Trịnh ở Thuận Hóa sau hơn 200 năm (1558-1786) chỉ một tuần tấn công của quân đội Tây Sơn, đã bị xáo bỏ, Trần Văn Kỷ, Ngô Thế Lân... cùng nhiều tri thức, thanh niên ở Thuận Hóa ra tham gia lãnh đạo phong trao Tây Sơn và bổ sung lực lượng nghĩa quân làm cho thế lực Tây Sơn lơn mạnh hẳn về mọi phương diện.
Chủ trương “phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ quyết định trao trả quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê Hiển Tông. Vua phong cho Huệ làm tước Uy Quốc Công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ,cắt đất Nghệ An nhường cho Tây Sơn.
Đươc tin thắng trận đầu tháng 9/1786 Nguyễn Nhạc vội ra Thăng Long, anh em Tây Sơn rút về Nam để lại Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Huệ sai Nguyễn Văn Duệ làm trấn thủ Nghệ An, Vũ Văn Dũng đóng ở Hà Tĩnh, Vũ Văn Nhậm đóng ở Đồng Hải, Nguyễn Hữu Chỉnh chạy theo về đên Nghệ An ở lại giúp Nguyễn Văn Duệ.
Sau khi quân Tây Sơn rút Bắc Hà rối loạn , nạn đói hoành hành , nhân dân cực khổ, vua Lê Chiêu Thống bất lực trong việc chống chọi với thế lực họ Trịnh do Trịnh Bồng đứng đầu, đang cố sức phục dựng cơ đồ cũ. Lợi dụng Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản dựa vào sự giúp đỡ của hắn, Chiêu Thống đánh bại quân Trịnh, đốt phá phủ chúa.
Tháng 12/1787 Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân ra hợp quân với Vũ Văn Nhậm tiến ra Băc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh.Trước sự tấn công của quân Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh và Lê Chiêu Thống chạy lên phía Bắc. Quân của Chỉnh bị đánh tan, quân sĩ còn lại bỏ trốn hết.
Nguyễn Hữu Chỉnh chạy đến Yên Thế (Bắc Giang) thì lại bị bắt và giết. Lê Chiêu Thống vượt biên giới chạy sang đất Quảng Tây cầu cứu nhà Thanh. Bấy giờ là đầu năm 1788.
Vũ Văn Nhậm cậy có công sinh lòng kiêu ngạo và có ý đồ chống lại Tây Sơn. Trước tình hình đó tháng 5/1788 Nguyễn Huệ ra Thăng Long giết Vũ Văn Nhậm. Sau đó Nguyễn Huệ trở lại Phú Xuân, giao lại Thăng Long cho Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Phan Văn Lân cai quản.
Sau 17 năm hoạt động liên tục không mệt mỏi, đầy hi sinh gian khổ, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã lần lượt lật đổ tất cả các chính quyền phong kiến thoái hóa từ chúa Nguyễn ở Đàng Trong đến chúa Trịnh, vua Lê ở Đàng Ngoài.
IV. KẾT LUẬN
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong phong trào nông dân ở Việt Nam thời phong kiến đã giành được thắng lợi,đánh bại hoàn toàn các tập đoàn phong kiến thối nát,phản động,đối lập hoàn toàn với nhân dân (vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn) chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước sau này.
Năm 1777 về cơ bản anh em Nguyễn Nhạc đã cai quản miền Trung và Miền Nam (trừ Thuân Hóa) vẫn là vùng đất của chúa Nguyễn. Năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng Đế, sửa chữa thành Đồ Bàn làm Kinh Đô đặt niên hiệu Thái Đức, phong cho Nguyễn Huệ làm Long Nhượng tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết Chế. Sự kiện này như một sự khẳng định chắc chắn về quyền cai trị của anh em Tây Sơn, phủ nhận hoàn toàn sự thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Năm 1786 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất đã lật đổ tập đoàn thống trị của chúa Trịnh.
- Năm 1788 lật đổ chính quyền vua Lê.
- Đầu năm 1789 Tây Sơn đã kiê’m soát đựơc một vùng rộng lớn trên phạm vi cả nước trừ một số địa phương ở Nam Bộ của Nguyễn Ánh .
Năm 1775 khi quân Tây Sơn đánh thắng quân Trịnh ở Phú Yên là dấu hiệu đàu tiên báo hiệu sự chấm dứt ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. Năm 1786 khi kéo quân ra Bắc lần đầu tiên, lật đổ phong kiến Trịnh vào năm 1788 lật đô’ vua Lê, Tây Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dân tộc đầu tiên đặt ra là chấm dứt tình trạng đất nước chia cắt, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước.
* Nguyên nhân thắng lợi
- Tổ chức được một lực lượng đông đảo người tham gia,được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng bào dân tộc ít người tại vùng đất Tây Sơn: đồng bào người Banna, đồng bào người Xêđăng, người Hoa.
- Chuẩn bị tốt về khâ’u hiệu:
+ Ủng họ Hoàng Tôn Dương, đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan. Đây là khẩu hiệu có ý nghĩa phân hóa kẻ thù.
+ Lấy của cải của bọn quan lại và nhà giàu phân phát cho người nghèo.
Nghệ thuật lãnh đạo tài tình, mưu trí của ba anh em Tây Sơn, đặc biệt là Quang Trung - Nguyễn Huệ, một vị Hoàng Đế của những cuộc cải cách tích cực và táo bạo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Xuân Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)